1.3.1. Năng sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học:
Sự phát triển của nền văn minh công nghiệp đã tạo các tập đoàn công nghiệp khổng lồ ở các nước phát triển, sản xuất ra nhiều thiết bị công nghiệp, đồ dùng dân dụng thông minh, hiện đại.Với Việt Nam các khu công nghiệp cũng đã và đang hình thành và phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang đòi hỏi một lực lượng lao động có kỹ thuật với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Năng lực sử dụng thiết bị dạy học của đội ngũ giảng viên dạy thực hành có hai vấn đề đặt ra:
- Thiết bị, phương tiện dạy học được cung cấp cho giảng viên.
Nhà trường cần phải trang bị đầy đủ chủng loại, và đảm bảo chất lượng các trang thiết bị, đồ dùng phương tiện dạy học tiên tiến theo chương trình đài tạo nghề cho GV.
- Kiến thức và kỹ năng khai thác, sử dụng thiết bị của giảng viên.
Để đáp ứng nhu cầu trên thì đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề ở các trường Đại học SPKT, Đại học KT, các trường dạy nghề cần đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, công nghệ dạy, thông qua phương pháp dạy học tích cực với các thiết bị, công nghệ dạy học tiên tiến, hiện đại để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho GV.
1.3.2. Năng lực ngoại ngữ - tin học.
Chúng ta đã bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ được mệnh danh là thế kỷ của công nghệ thông tin, với sự tiếp cận nhanh chóng các phương tiện công nghệ tin học, thông tin viễn thông, Internet, thư viện điện tử
và các phương tiện, thiết bị công nghệ điện tử…Công nghệ thông tin sẽ đưa lại những biến đổi to lớn trong nền kinh tế - xã hội và trong Giáo dục - đào tạo, đây cũng là thách thức lớn đối với đội ngũ giảng viên dạy thực hành hiện nay. Cách mạng CNH, HĐH đất nước sẽ làm thay đổi về cơ cấu ngành nghề và thị trường lao động trong nước và khu vực dẫn đến những sự thay đổi lớn trong giáo dục và đào tạo. Khoa học kỹ thuật – công nghệ phát triển mạnh mẽ đã ra đời hàng loạt các thiết bị công nghệ cao, thiết bị tự động hoá, thiết bị linh hoạt và thông minh…Những thiết bị, công nghệ này đã làm thay đổi cơ bản về tính chất công việc của người lao động và đương nhiên chúng ta phải thay đổi các phương thức đào tạo theo truyền thống để phù hợp với khoa học kỹ thuật – công nghệ hiện đại, bằng đổi mới nội dung chương trình Giáo dục – đào tạo nghề. Muốn thực hiện tốt việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp dạy học mới thì đội ngũ giảng viên phải có trình độ Ngoại ngữ tin học nhất định và cần luôn luôn học tập, cập nhật kiến thức, công nghệ, có như vậy độ ngũ GV DTH mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong giai đoạn mới và xu thế hội nhập Quốc tế.
1.3.3. Năng lực nghiên cứu khoa học.
Khoa học kỹ thuật - công nghệ là nền tảng và là động lực thúc đẩy sự phát triẻn CNH,HĐH đất nước. Đảng và nhà nước đã xác định vai trò then chốt của cách mạng khoa học kỹ thuật – công nghệ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời cũng khẳng định vai trò quan trọng của các trường đại học trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ. Nghị quyết Trung ưng 2 (khoá III) về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ đã ghi rõ: “Các trường đại học phải là trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống” và “đảm bảo kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, ngắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất, kinh doanh”.
Trường đại học SPKT Vinh là một cơ sở đào tạo trọng điểm của hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, thành viên của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, vì vậy nhà trường đã xác định trách nhiệm của trường trong việc nghiên cứu khoa học nhằm thúc đẩy sự phát triển nhà trường và đóng góp những thành tựu về nghiên cứu khoa học của trường cho sự phát triển hệ thông đào tạo nghề, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
Năng lực nghiên cứu khoa học được cụ thể hoá như sau:
Năng lực NCKH là một tiêu chí quan trọng đối với trường đại học, đây cũng chính là sự khác biệt cơ bản giữa cấp bậc đại học với các cấp bậc khác trong đào tạo nhân lực. Khả năng NCKH không chỉ thể hiện trình độ của đội ngũ GV mà còn thể hiện phương pháp dạy học và chất lượng đào tạo của một trường đại học. Nghị quyết 14 cũng đã nêu rõ chỉ tiêu nguồn thu từ NCKH của các trường đại học phải đạt tối thiểu 15% vào năm 2010 và 25% vào năm 2020. Trong khi đó vấn đề NCKH đối với trường đại học SPKT Vinh đang còn là mới mẻ, do đó đội ngữ GV và CBQL của trường cần phải nỗ lực vượt bậc thì mới có khả năng hoàn thành được nhiệm vụ NCKH cấp trên và nhà trường đề ra.
“ Nhà nước đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số cơ sở nghiên cứu khoa học lớn trong các các cơ sở giáo dục đại học, trước mắt tập trung cho các trường trọng điểm. Khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đại học.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục. Thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Quy định cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, gắn việc đào tạo, nghiên cứu sinh với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ
- Trich tối thiểu 1% ngân sách nhà nước hang năm để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ, [13, tr, 193].
1.3.4. Năng lực tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ mới.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật – công nghệ mới đã và đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão. Nhà nước đã đổi mới công tác triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ, Đây là một năng lực cần thiết đối với giảng viên các học viện, trường đại học nói chung, giảng viên ở các trường đại học SPKT nói riêng và đặc biệt là đội ngũ giảng viên dạy thực hành. Nếu không thường xuyên cập nhật, tiếp thu, học hỏi các kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ thì người giảng viên dạy thực hành trong thời đại ngày nay không thể hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy của mình và cũng sẽ không tồn tại, bị tụt hậu nếu không có kiến thức khoa học kỹ thuật, thiết bị và công nghệ mới. Năng lực tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới được thể hiện bới các yếu tố:
- Làm chủ khoa học kỹ thuật – công nghệ mới. - Sử dụng thành thạo các thiết bị, máy móc hiện đại.
- Tổ chức, quản lý, thực hiện giảng dạy, thực tập sản xuất cho SV theo theo quy trình công nghệ mới có hiệu quả.
- Nắm bắt thông tin khoa học kỹ thuật – công ngệ mới kịp thời.
1.3.5. Năng lực quan hệ - ngoại giao trong nước và quốc tế.
Hợp tác Quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế và đổi mới giáo dục học đại học hiện nay là nhiệm vụ quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học của trường đại học SPKT Vinh.
“Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động mở rộng và thiết lập quan hệ hợp tác về giáo dục – đào tạo với gần 60 nước trên thế giới và 36 tổ chức Quốc tế, liên chính phủ hoặc phi chính phủ, ký kết được 14 văn bản chính thức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ với 12 nước. Nhiều dự án viện trợ chính thức đã được ký kết dành cho giáo dục – đào tạo ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến đại học và sau đại học. Trong những năm gần đây, hợp tác quốc tế về dạy nghề ngày càng được tăng cường và mở rộng. Nhiều dự án đã và đang được triển khai như: dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”, (Vốn vay ODA của ngân hàng phát triển Châu Á), dự án “Tăng cường năng lực các trung tâm dạy nghề”(Vốn vay Thuỵ Sỹ), dự án “Xây dựng 05 trường nghề chất lượng cao” (Vốn vay ODA của Hàn Quốc), “Chương trình đào tạo nghề Việt Nam” (Vốn vay của ngân hàng tái thiết Đức”…Tổng số vốn thu được từ các dự án hợp tác Quốc tế khoảng 150 triệu USD, trong đó khoảng 50% là vpốn viện trợ không hoàn lại. Các dự án quốc tế đã và đang tác động có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực của hệ thống dạy nghề” [13, tr 45-47]
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và cho phép nhiều công ty, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập các cơ sở giáo dục với 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Băng hình thức liên kết đào tạo, trong thời gian qua vừa huy động được nguồn lực của nhân dân đóng góp cho sự nghiệp đào tạo, vừa tiết kiệm được kinh phí đào tạo cho các gia đình có con em theo học. Loại hình đào tạo này đang phát huy hiệu quả tại một số trường đại học như: Đại học Quốc gia Hà nội, Đại học Quốc ga TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân…
Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, những thành tích và kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo đã được giới thiệu với bạn bè
quốc tế, góp phần làm tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế. Nhờ đó, số lượng học sinh nước ngoài đến Việt Nam học tập, nghiên cứu, đã tăng nhanh, kể cả số lưu học sinh đến Việt Nam theo diện tự túc kinh phí. Trường Đại học SPKT Vinh trong những đã có hợp tác Quốc tế về dự án: “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”, (Vốn vay ODA của ngân hàng phát triển Châu Á), (Dự án của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) nhằm phát triển chương trình, học liệu và tăng cường cơ sở vật chất đào tạo nghề, nâng cao năng lực dạy nghề cho đội ngũ giáo viên, giảng viên của các trường dạy nghề trọng điểm trong cả nước. Tuy đã chủ động đón nhận những hợp tác quốc tế về giáo dụ và dạy nghề, nhưng Trường Đại học SPKT Vinh trong lĩnh vực hợp tác quốc tế còn rất khiêm tốn. Mục tiêu định hướng xây dựng, phát triển hợp tác quốc tế của trương đến 2015 là: “Mở rộng quan hệ hợp tác để trường Đại học SPKT Vinh tiếp cận trình độ tiên tiến trong nước, khu vực và quốc tế; tích cực chủ động và tiến tới hội nhập với giáo dục đại học quốc tế; tăng cường vị thế và uy tín về đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường trong nước và khu vực”, [23, tr49].
Đội ngũ GV của nhà trường cần phải được giao lưu học hỏi đội ngũ GV ở các trường trong nước có bề dày về kinh nghiệm giảng dạy lý thuyết và thực hành, các trường có danh tiếng trong vùng và khu vực để có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong giảng dạy đại học nói chung và trong dạy nghề nói riêng. Ngoài ra người giảng viên cũng cần có kiến thức hiểu biết về hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới của đất nước để có thêm năng lực giao lưu và quan hệ quốc tế.
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chủ trương: “…Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững…”, [3, tr 24].
Để thực hiện chủ trương đó, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 07-NQ/TW (ngày 27-11-2001) về hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là nghị quyết rất quan trọng định hướng mở cửa hội nhập cho nền kinh tế nước ta trong thời kỳ mới.