Năng lực sư phạm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 49 - 52)

Năng lực sư phạm của người giảng viên dạy thực hành được thể hiện thông qua những năng lực cụ thể và đây là năng lực chủ yếu mà người GV cần được trang bị đầy đủ để dạy học và giáo dục học sinh, sinh viên. Như phần trên đã nêu, số giảng viên dạy thực hành hiện nay chiếm (trên 50%) được trưởng thành từ các trường đại học kỹ thuật vì thế nên họ chưa được đào tạo kiến thức và các kỹ năng sư phạm để làm nghề dạy học, đây là điểm yếu và hạn chế về năng lực phạm kỹ thuật của đội ngũ giảng viên trường ĐHSPKT Vinh. Trong thực tế GV có 3 loại: Giảng viên dạy lý thuyết, có 85 người số GV này chỉ tham gia giảng dạy các môn lý thuyết cơ bản không tham gia giảng dạy thực hành. Giảng viên dạy thực hành, có 82 người chỉ tham gia dạy thực hành, Giảng viên vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành (giảng viên toàn năng), trong đó, giảng viên toàn năng chỉ chiếm tỷ lệ 47,4% trên tổng số giảng viên tham gia giảng dạy thực hành trong toàn trường là 137 người, Số giảng viên này được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật để làm giáo viên dạy nghề hoặc học các trường khác, sau đó trải qua thực tế sản xuất và tiếp tục bồi dưỡng tập trung ngắn hạn, dài hạn về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giáo dục học đại học để hoàn thiện giảng viên dạy nghề. Họ vừa có kiến thức chuyên môn vừa có trình độ sư phạm đủ chuẩn để dạy được cả lý thuyết và thực hành. Đây là lực lượng dạy thực hành phù hợp nhất. Trong thực tế số lượng giảng viên loại này chiếm tỷ lệ rất ít chỉ mới 47,4%. Qua đây ta thấy

năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên dạy thực hành trường đại học SPKT Vinh còn thiếu về số lượng và yêú về chất lượng.

2.2.3. Năng lực dạy học:

Năng lực dạy học của đội ngũ giảng viên được thể hiện qua viện vận dụng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm và các kỹ năng khác để truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho HS, SV và giáo dục họ trở thành những người có ích trong xã hội. Hiện nay năng lực dạy học của đội ngũ GV dạy thực hành còn rất nhiều hạn chế và không đồng đều và năng lực dạy học phụ thuộc và trình độ đào tạo của đội ngũ GV, nhất là năng lực sư phạm. Qua kết quả khảo sát và đánh giá đội ngũ GV tại bảng 2 - 6

Năng lực dạy học của GV. Bảng 2 - 6

TT Cấp độ ĐT & BD

Số lượng

Năng lực dạy lý thuyết - thực hành (%)

Yếu T.bình Khá Giỏi 1 Đào tạo sư phạm CQ 47 6,38 21,3 42,6 29,72 2 Bồi dưỡng SP bậc I 32 16,17 41,11 27,94 14,78 3 Bồi dưỡng SP bậc II 126 14,19 35,81 34,45 15,55 4 Chưa qua ĐT & BD 17 47,85 36,87 15,28 0 Từ kết quả khảo sát trên ta thấy rằng, những GV được đào tạo từ các trường SPKT chính quy có chất lượng hơn hẳn các GV đào tạo từ các trương đại học KT sau đó tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng sư phạm bậc I, bậc II và đặc biệt là các GV chưc tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng sư phạm thì chất lượng dạy học chiếm tỷ lệ yếu rất lớn (gần 50%).

Như vậy đội ngũ giảng viên giảng viên dạy thực hành của nhà trường cần được bồi dưỡng để nâng cao năng lực giảng dạy thực hành là (gần 50%).

Năng lực dạy học của đội ngũ GV được cụ thể qua các kỹ năng sau:

- Năng lực phân tích chương trình môn học: Đây là kỹ năng xác định các yếu tố của chương trình từ mục tiêu, nội dung, để lựa chọn phương pháp dạy học môn học và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh,

sinh viên, nhiều giảng viên xem nhẹ hoặc thiếu kỹ năng này nên trong dạy học đặt ra yêu cầu quá cao, hay quá thấp đối với hoặc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học không phù hợp, đã làm hạn chế chất lượng đào tạo.

- Năng lực tổ chức, thiết kế, thực hiện bài dạy: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của người GV đây là năng lực cần thiết để hoàn thành bài dạy của mình tốt nhất, đúng tiến độ, đảm bảo nội dung và thời lượng vủa bài dạy. Giảng viên phải thiết kế giáo án, xác định từng hoạt động của giảng viên (hoạt động dạy của thầy) và những hoạt động cần thiết của SV (hoạt động học của trò). Giáo án chứa đựng những nội dung khoa học về chuyên môn đã xử lý về mặt sư phạm để theo đó GV tổ chức quả tình dạy học kỹ thuật - nghề nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Thực trạng hiện nay, nhiều GV có thói quen soạn giáo án theo kiểu sao chép, tóm tắt theo sách, theo giáo trình, theo kinh nghiệm cá nhân, chưa phân biệt được các chủ đề trọng tâm của bài dạy, chư chuyển tiếp được các đề mục, phần trong bài dạy một cách logic, hợp lý. Hầu hết các GV hiện nay thường dạy học theo kiểu tiếp cận nội dung mà chưa thực sự dạy theo cách dạy học tiếp cận mục tiêu. Hoạt động của SV ít được GV chú ý, GV chỉ nặng về truyền thụ kiến thức mà quên mất “hoạt độngcủa trò) trong bài giảng là phát huy tính tích cực, độc lập, tư duy, sáng tạo, thích ứng…Trong bài giảng GV chủ yếu quan tâm đến việc truyền đạt hết nội dung bài học cho SV mà ít quan tâm đến quá trình hạot động lĩnh hội kiến thúc của SV cũng như việc thực hiện mục tiêu bài dạy của mình như thế nào.

Những nguyên nhân trên là do thiếu năng lực nghiệp vụ chuyên môn và quá trình giảng dạy, bồi dưỡng năng lực sư phạm hiện nay thường nặng về lý luận mà không quan tâm đến năng lực cơ bản, kỹ năng, kỷ xảo thực tế của nghề dạy học.

Kiểm tra đanh giá là một khâu của quá trình đào tạo nhằm phản ánh những thông tin phản hồi để GV có kế hoạch cải tiến phương pháp dạy học, mặt khác để bồi dưỡng, uốn nắn học sinh, sinh viên. Với chức năng trên thì đây là những hoạt động thưòng xuyên của giảng viên được thực hiện trong suất quá trình dạy học và phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau đẻ đạt hiệu quả cao trong kiểm tra đánh giá. Hầu hết các GV dạy học hiện nay chưa đánh giá đúng kết quả thực tế của HS, SV vì các giảng viên chưa chịu khó khai thác các phương pháp đánh giá trong giáo dục, lúng túng trong việc xây dựng các bài kiểm tra trắc nghiệm hay các bài kiểm tra kỹ năng thực hành. đặc biệt là đội ngũ GV dạy thực hành thiếu sự giám sát, theo dõi HS, SV trong suất quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng, dẫn đến kết quả đánh giá thường mang tính chủ quan, bị động, không công bằng, sai lệch về kết quả học tập của HS, SV, làm phản tác dụng trong hoạt động giáo dục. Do vậy năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên cần được bồi dưỡng cho đội ngũ GV để họ có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên đảm bảo tính giáo dục, công bằng và đứng quy chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 49 - 52)