Nhóm các giải pháp ĐT-BD nâng cao năng lực cho đội ngũ GV

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 69)

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn như đã được trình ở (chương I). Tác giả đưa ra một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng Đào tạo – Bồi dưỡng năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ GV trường ĐHSPKTVinh như sau:

3.2.1. Nâng cao nhận thức tư tưởng cho mọi GV trong nhà trường 3.2.1.1.Vai trò của công tác giáo dục tư tưởng cho đội ngũ GV.

-Tác động vào nhận thức của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhà trường về giáo dục- đào tạo, coi xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường là cấp thiết phải được tiến hành thường xuyên liên tục.

- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ giảng viên

Nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của đội giảng viên cũng như tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường trong tình hình hiện nay. Làm cho mọi thành viên trong Trường nhận thấy rằng việc quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ GV không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo, của các phòng, ban chức năng mà là của tất cả cán bộ công chức trong Trường.

- Phải xác định đây là biện pháp cần thiết nhằm góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên về mọi mặt, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động.Vận dụng hệ thống lý luận và thực tiễn về vai trò to lớn của nhân lực có chất lượng cao trong nền sản xuất hiện đại, đặc biệt là yêu cầu cấp bách của những thay đổi trong giáo dục nghề nghiệp nhằm phục vụ CNH, HĐH đất nước để thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và giảng viên về vấn đề giảng dạy thực hành trong trường dạy nghề và từ đó nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên đại học nói chung và GV dạy thực hành nói riêng.

- Có thể nói, nhận thức về vai trò của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, về sự phát triển của hệ thống nghành nghề trong xã hội, về tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm kỹ thuật trong bối cảnh hiện nay của cả nước để cung cấp đội ngũ GV dạy thực hành có chất lượng cao cho các trường dạy nghề trong cả nước. Thấy được tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường thì sẽ thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của trường. Thực tế cho thấy ở đâu cán bộ lãnh đạo hiểu rõ và nhận thức đúng đắn tầm quan trọng cuả việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên thì ở đó công tác giảng viên được thực hiện rất tốt. Các bài toán về kinh phí, nhân lực sẽ được tháo gỡ dễ dàng tường bước phát triển đồng bộ.

- Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ GV:

+ Với đội ngũ giảng viên dạy thực hành của nhà trường hiện nay:

Trong đội ngũ giảng viên dạy thực hành hiện nay của trường có những người được đào tạo chính quy về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm là số giảng viên được định biên; có những người giảng dạy theo hợp đồng với nhà trường. Đối với các giảng viên trong biên chế của nhà trường: Đây là đội ngũ có tâm huyết đối với nghề sư phạm dạy nghề, nhiều người đã gắn bó nhiều

năm với nghề nghiệp, thêm vào đó số giảng viên trẻ, niềm say mê tìm hiểu cái mới còn mạnh mẽ. Mục đích của việc tác động tới nhận thức của đội ngũ này là khơi dậy tiềm năng khám phá những điều mới mẻ trong mỗi con người, làm cho họ hiểu vai trò và vị trí của người giảng viên trong nhà trường, khơi dậy niềm say mê tìm hiểu chuyên môn, kỹ thuật, thấy sự cần thiết phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho bản thân. Để thực hiện điều đó cần thiết phải làm cho các giảng viên thấy rõ xu hướng phát triển giáo dục của toàn cầu, thấy sự phát triển của nền giáo dục luôn song hành với sự phát triển của nền khoa học, công nghệ và sự phát triển của đội ngũ giảng viên của các nước trong khu vực và thế giới. Để đạt được các điều trên cần phải thường xuyên cung cấp tài liệu sách báo, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề và đặc biệt là việc sử dụng Internet như một công cụ học tập, giao lưu mở mang kiến thức cho giảng viên.

Trong một thế giới phát triển và năng động như hiện nay việc xuất hiện một ngành khoa học mới, một công nghệ mới và kéo theo nó là việc xuất hiện một nghề mới là điều hết sức bình thường. Việc chuyển đổi cơ cấu nghành nghề trong xã hội, việc thay đổi nghề nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp trong một xã hội phát triển năng động và bùng nổ thông tin là việc diễn ra thường xuyên và liên tục. Việc chuyển từ dạy bộ môn này sang dạy bộ môn khác cũng nằm trong trào lưu chung của xã hội hiện đại và là điều hết sức bình thường của ngành sư phạm. Xu thế trong tương lai với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, ngành nghề cũng sẽ thay đổi theo thì con người ta không thể chỉ có học nghề một lần mà phải học nghề hai, ba lần thậm chí phải học tập suốt đời.

+ Với tập thể giảng viên trong hội đồng đào tạo nhà trường:

Mỗi giảng viên đều sinh hoạt trong một tổ chuyên môn, nằm trong một tiểu hội đồng đào tạo. Do vậy suy nghĩ và quan điểm của người này cũng ảnh

hưởng tới người khác rất nhiều. Mục đích của biện pháp này là cho tập thể giảng viên trong nhà trường coi việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, là điều cần thiết đồng thời đem lại nhiều hiệu quả cho hoạt động chung của nhà trường.

Chính trong quá trình cùng nhau công tác làm việc và hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc tốt hơn mà cách nhìn và sự đánh giá về giảng viên sẽ có thêm một chất lượng mới. Chính sự hình thành khối gắn kết này sẽ là cách thức tác động rất tốt tới nhận thức chung của toàn bộ đội ngũ giảng viên.

3.2.1.2. Vai trò quản lý, điều hành của các cấp lãnh đaọ.

- Đối với trường ĐHSPKT Vinh, các nhà quản lý thường không có đủ thời gian để theo dõi và nắm bắt kịp sự tiến bộ của công nghệ nói chung và đặc biệt là công nghệ đào tạo trong lĩnh vực đào tạo nghề. Nếu không có những người, hoặc các cơ quan chức năng làm tham mưu cố vấn thì dễ dẫn đến tình trạng các nhà quản lý không nhận thức đầy đủ những yêu cầu mới được đặt ra cho đội ngũ giảng viên. Việc không nắm bắt kịp thời thể hiện ở hai phương diện: đó là tư duy quản lý trong quản lý giảng viên và sự thiếu kiên quyết trong việc lập và triển khai các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhất là đội ngũ giảng viên dạy thực hành hiện nay.

Việc tổ chức các hội nghị, hôị thảo ở cấp trường về việc nâng cao chất lượng dạy nghề và kéo theo nó là sự phát triển của đội ngũ giảng viên với sự tham gia của lãnh đạo các Sở, Phòng Ban có liên quan cùng các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, các đơn vị sản xuất có nhiều kinh nghiệm là việc cần thiết và nên làm. Chính qua những dịp như vậy mà các nhà quản lý sẽ thấy rõ hơn vai trò và tính tất yếu của việc mở rộng quy mô và đảm bảo chất lượng dạy nghề cho học sinh, sinh viên của nhà trường và cùng việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, những người giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên của nhà trường.

- Việc tổ chức tham quan, tìm hiểu, giao lưu giữa lãnh đạo với các trường đã thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ giảng viên, có nhiều thành tích trong đào tạo học sinh, sinh viên học giỏi và giảng viên dạy giỏi là việc làm rất cần thiết. Chính qua các lần tham quan, Hội giảng giáo viên các cấp từ trường đến quốc gia và sự kiểm tra của các cấp với tầm nhìn bao quát của mình sẽ có những điều chỉnh thay đổi cho các cơ sở được tham quan và qua đó nhận thức của các nhà quản lý ở các cấp sẽ được chính bản thân các nhà quản lý tự điều chỉnh.

- Đối với lãnh đạo nhà trường, Phòng đào tạo, Phòng tổ chức và các phòng, khoa cần tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm sau mỗi năm học trong việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giảng viên của đơn vị mình và của toàn trường, kinh nghiệm xây dựng và phát triển cơ sở thực hành nghề và việc xây dựng đội ngũ giảng viên, nêu rõ những thành công và những bài học kinh nghiệm được rút ra. Chính các đồng chí lãnh đạo ở các phòng khoa là người tiếp nhận các báo cáo tổng kết và sáng kiến kinh nghiệm này. Việc nghiên cứu các báo cáo, các bài tổng kết kinh nghiệm, các sáng kiến kinh nghiệm của các đồng chí lãnh đạo sẽ là dịp tốt để các đồng chí lãnh đạo nhận thức các vấn đề sâu sắc hơn.

- Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền, trước hết phải được thể hiện bằng chủ trương, Nghị quyết của Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường cũng như hội nghị cán bộ công chức và được cụ thể hoá cho từng học kỳ, năm học, đổi mới cơ chế quản lý, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, khoa, các tổ, bộ môn, ban giám hiệu và hội đồng khoa học nhà trường.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về công tác xây dựng đội ngũ giảng viên của trường để mọi người được tham gia bàn bạc, thể hiện ý kiến

của mình, góp phần tìm ra giải pháp tốt nhất, đồng thời qua đó nâng cao nhận thức cho từng thành viên.

- Nhân những ngày lễ lớn, đặc biệt là ngày truyền thống nhà giáo 20/11, tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp, nhằm tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh nhà giáo có công lớn. Qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhà trường.

3.2.2. Nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ GV: 3.2.2.1. Các khoá ĐT - BD nâng cao trình độ chuyên môn cho GV.

Đây là các loại hình đào tạo được áp dụng cho chiến lược phát triển lâu dài, bền vững của nhà trường, đảm bảo cho đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đặc biệt là nâng cao năng lực nghề nghiệp, vấn đề năng lực của nhà giáo là then chốt đặc biệt là GV dạy thực hành, phải có chiến lược lâu dài và kế hoạch hoá từ khâu đào tạo, tyuển dụng, dử dụng, đánh giá, bồi dưỡng và đào tạo lại.

- Các hình thức đào tạo bồi dưỡng: + Đào tạo - bồi dưỡng tập trung dài hạn

+ Bồi dưỡng ngắn hạn.

+ Tham gia SX thực tế, nghiên cứu khoa học, tham quan học tập trong nước, ngoài.

+ Hội thảo, hội giảng, thảo luận chuyên đề, Cinêma. + Tự học,tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung đào tạo - bồi dưỡng nâng cao trình độ GVTH: Sơ đồ 3 - 1.

NỘI DUNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN

MÔN VÀ KN NGHỀ

ĐÀO TẠO -BỒI DƯỠNG NĂNG

LỰC SPKT

ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG CÁC KIẾN THỨC BỔ TRỢ QUẢN LÝ CHÁT LƯỢNG ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG

`

a/. Đào tạo - bồi dưỡng dài hạn:

Bồi dưỡng dài hạn là hình thức bồi dưỡng áp dụng để nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm kỹ thuật cho giảng viên. Trong thời gian bồi dưỡng Nhà trường phải bố trí GV khác dạy thay. Cho nên bồi dưỡng dài hạn được lập kế hoạch trước có như vậy mới đảm bảo được tiến độ giảng dạy chung trong toàn Trường và phù hợp với từng đối tượng GV. Những GV trẻ Trường định hướng theo học dài hạn tập trung, những người có điều kiện khó khăn thì theo hình thức tại chức. Những nội dung có nhiều GV tham gia bồi dưỡng có thể mở lớp tại trường. Làm theo phương thức này nhà trường vừa ổn định được công tác giảng dạy vừa nhanh chóng nâng cao được trình độ chuyên môn, sư phạm cho giảng viên.

Loại hình đào tạo dài hạn dùng đạo tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng nghiên cứu sinh nước ngoài, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TS ở các lĩnh vực khoa học – công nghệ cao.

- Đào tạo trình độ tiến sĩ:

Tháng 04 năm 2006 Trường đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng cấp thành trường ĐHSPKT Vinh thì nhà trường thiếu rất nhiều GV có trình độ tiến sĩ và GV đầu ngành có trình độ và tay nghề cao để đảm nhận những công việc quan trọng cả nhà trường. Hiện nay hầu hết các trưởng khoa, trưởng bộ môn đang là trình đọ thác sĩ. Do vậy việc cần đạo tạo đội ngũ GV có trình độ tiến sĩ là một vấn đề cấp bách đối với nhà trường, theo yêu cầu đến năm 2010 nhà trường cần có 93 tiến sĩ năm 2015 là 175 tiến sĩ

(Căn cứ nghị quyết số 14/2005/NQ-CP: Tính trung bình 20 sinh viên chính quy/01 giảng viên. Đến năm 2010: 40% giảng viên có trình độ thạc sỹ, 25%

có trình độ tiến sỹ. Đến năm 2015: 60% giảng viên có trình độ thạc sỹ, 35% có trình độ tiến sỹ)

Như vậy để đảm bảo đội ngũ giảng viên đạt chuẩn theo quy mô phát triển của Trường thi từ nay đến hết năm 2010 phải bổ sung thêm 153 giảng viên, trong đó có 93 tiến sỹ và 46 thạc sỹ, Đại học tăng 28 GV. Bình quân hàng năm phải bổ sung thêm 76 giảng viên. Giai đoạn từ 2010 đến 2015 yêu cầu phải bổ sung thêm 125 giảng viên, trong đó gần 100% có trình độ sau đại học (số tiến sỹ khoảng trên 30%), bình quân hàng năm tăng 25 giảng viên, đồng thời phải tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên hiện có (bình quân hàng năm phải cử đi đào tạo sau đại học 20 giảng viên. Đây là một nhiệm vụ hết sức cấp bách, nặng nề, là vấn đề sống còn của trường để đáp ứng điều kiện chuẩn của một trường đại học theo yêu cầu phát triển về quy mô và chất lượng đào tạo.

Theo quy mô phát triển nhà trường đến năm 2015 cần có là 175 tiến sĩ (trong đó có 59 TS thuộc đọi ngũ GV dạy thực hành. Hiện nay nhà trường mới có 04 tiến sĩ và 13 nghiên cứu sinh, đội ngũ GV dạy thực hành mới có 01TS và 06 nghiên cứu sinh trong đó có 01 nghiên cứu sinh ở nuớc ngoaì. Theo nhu cầu của đội ngũ GV dạy TH thì đến năm 2010 cần có 34 tiến sĩ, đến năm 2015 cần có 59 tiến sĩ. Như vậy số lượng trình độ tiến sĩ cần đào tạo là rất lớn, đặc biệt là TS khoa học chuyên ngành, do đó cần phải kết hợp đào tạo và tuyển dụng thì mới đáp ứng được nhu cầu về số lượng và đẩm chất lượng.

- Giải pháp đào tạo bắt buộc đối với đội ngũ GV dưới 45 tuổi: tất cả các GV nằm trong kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ phải tự giác đăng ký và nhà trường có kế hoạch chặt chẽ để giúp đỡ GV đi thi tuyển hàng năm.

- Tuyển dụng tiến sĩ: Đối với nhũng người có học vị TS khoa học và có kinh nghiệm trong giảng dạy cần phải ưu tiên, và có chế độ thích đáng để thu hút được lực lượng có tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 69)