bồi dưỡng và quản lý đội ngũ giảng viên giảng dạy thực hành.
1.4.1. Vaỉ trò của lãnh đạo nhà trường:
Lãnh đạo nhà trường có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ GV, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chỉ thị 40-CT/TW của ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đổi mới công tác đào tạo giáo viên và cán bộ giáo dục ở các trường sư phạm. Mở rộng phương thức đào tạo GV bằng cách tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho các SV tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành khác có nguyện vọng làm công tác giảng dạy. Tập trung bồi dưỡng phương pháp dạy học và đo lường đánh giá trong giáo dục, làm cho mọi giảng viên đều quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, coi trọng vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo, phát triển năng lực tụ học, tự nghiên cứu, tự đánh giá và khả năng lập nghiệpcủa người học.
1.4.2. Nhiệm cụ của các cấp lãnh đạo trường
- Xây dựng trương Đại học SPKT Vinh thành trường trọng điểm, đào tạo đội ngũ GV dạy nghề cho khu vực Bắc miền trung và cả nước.
Mô hình QL và phát triển nguồn nhân lực nhân lực:Sơ đồ 1 - 4
QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN PHÁT TRIỄN NHÂN LỰC - Tuyển dụng - Giáo dục - Đào tạo - Bồi dưỡng - Nghiên cứu - phục vụ - Kế hoạch hoá - Bố trí - Đánh giá - Sàng lọc - Đãi ngộ - Thay đổi - Mở rộng việc làm - Mở rộng quy mô việc làm - Phát triển tổ chức
- Đổi mới công tác quản lý giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng nâng cấp chất lượng, hiệu quả; quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành có liên quan. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt thanh tra chuyên môn. Hiện đại hoá và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý giáo dục. Quản lý đội ngũ giảng viên phải nhằm hướng giảng viên vào phục vụ những lợi ích của nhà trường, cộng đồng và của xã hội. Đồng thời phải đảm bảo được các lợi ích về tinh thần vật chất với mức độ thoả đáng cho mỗi cá nhân giảng viên.
Đặc điểm trong quá trình quản lý đội ngũ giảng viên là quản lý một tập thể những cán bộ trí thức, có trình độ học vấn và nhân cách phát triển ở mức độ cao, khả năng nhận thức vấn đề nhanh, có đủ khả năng phân tích tổng hợp. Chính từ đặc điểm này mà việc quản lý đội ngũ giảng viên của người quản lý cần phải chú ý một số yêu cầu chính nh sau:
Quản lý đội ngũ giảng viên trước hết phải giúp cho đội ngũ giáo viên phát huy tính chủ động sáng tạo một cách tốt nhất. Khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ để họ có thể đóng góp, cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Quản lý đội ngũ giảng viên phải nhằm hướng GV vào phục vụ những lợi ích của tổ chức nhà trường, của cộng đồng và của xã hội. Đồng thời phải đảm bảo được các lợi ích về tinh thần vật chất với mức độ thoả đáng cho mỗi cá nhân GV.
Quản lý đội ngũ giáo viên trong mọi thời điểm phải đảm bảo cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu phát triển trong tương lai của nhà trường.
Quản lý đội ngũ giảng viên phải được thực hiện theo quy chế, quy định thống nhẩt trên cơ sở luật pháp Nhà nước, theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, ngành chủ quản thì sẽ đưa lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động của nhà trường.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là đội ngũ GV giảng dạy thực hành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ GV trong toàn trường về vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong việc xây dựng đội ngũ GV, cán bộ quản lý có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, lối sống, tận tuỵ với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Về cơ cấu tổ chức Phòng, Khoa được kiện toàn bổ sung tương đối đồng bộ nên thuận lợi trong công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đặc biệt trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy thực hành. Song song với việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, gửi đi đào tạo tại các cở sản xuất, các nhà máy có thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến, Nhà trường tạo mọi điều kiện cho GV tự học với nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ kinh phí, giảm giờ giảng, mua tài liệu để GV tự học tập nghiên cứu.
Phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Xây dựng chương trình đào tạo theo Môdun, các học phần liên thông giữa các trình độ SPKT, trung cấp, Cao đẳng và đại học.
Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của đội ngũ giảng viên cũng đựơc nhà trường quan tâm đúng mức. Thông qua kiểm tra đánh giá phân loại được giảng viên để động viên khuyến kích, khen thưởng bằng vật chất kịp thời, đồng thời kiên quyết sửa chữa những khuyết điểm sai sót trong quản lý điều
hành, tạo nên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong tập thể phòng, khoa và đội ngũ GV trong toàn trường.
Quản lý đội ngũ giảng viên trước hết phải giúp cho đội ngũ giảng viên phát huy tính chủ động sáng tạo một cách tốt nhất. Khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ để họ có thể đóng góp, cống hiến được nhiều nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Kết luận chương I:
Trên sơ sở phân tích lý luận khoa học và thực tiễn, muốn nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đôi ngũ giảng viên cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:
- Trang bị kiến thức.
- Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
- Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho GV. - Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho GV.
Giảng viên giảng dạy đại học phải cần có bốn nhóm kiến thức- kỹ năng sau đây:
- Kiến thức chuyên ngành sâu, rộng của các môn mình dạy.
- Kiến thức về chương trình để đảm bảo tính liên thông, gắn kết giữa các môn học đa ngành, đa lĩnh vực và phong phú về văn hoá để giúp cho người học thích nghi và hợp tác trong các điều kiện khác nhau.
- Kiến thức và kỹ năng dạy học: bao gồm các kiến thức về phương pháp luận kỹ thuật dạy và học chuyên ngành.
- Kiến thức về môi trường giáo dục: hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, sứ mệnh, giá trị của nền GD nước nhà, và bao gồm cả
những hiểu biết về khoa học tự nhiên, KH xã hội, KH nhân văn, và liên kết tri thức.
Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải có đội ngũ những người thầy giỏi.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY THỰC HÀNH CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH 2.1. Tổng quan về trường ĐHSPKT Vinh
2.1.1. Trường ĐHSPKT Vinh, qúa trình hình thành và phát triển
Trường ĐHSPKT Vinh được thành lập theo quyết định số 78/2006/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ ng ày 14/04/2006. Trường được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật. Trường thực hiện cơ cấu đào tạo đa cấp trình độ: Đai học, Cao đẳng kỹ thuật, Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và công nhân kỹ thuật. Với các hình thức đào tạo chính quy, liên thông, liên kết, vừa học vừa làm, Phạm vi tuyển sinh và đào tạo của trường bao gồm khu vực Bắc miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài ra trường còn liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước, đào tạo nhiều ngành nghề, bậc học khác nhau. Đội ngũ cán bộ của trường hiện nay có 265 người(trong đó có 72 GV hợp đồng dài hạn, tạo nguồn), 226 người có trình độ đại học trở lên, còn lại 39 người có trình độ cao đẳng. Số có chức danh giảng viên là 193 người. Trong 193 giảng viên có 04 Tiến sĩ, 104 Thạc sĩ, 18 giảng viên chính và 9 nghiên cứu sinh). Nhiều giảng viên thực hành có trình độ tay nghề từ bậc 5/7 đến 7/7(theo bậc nghề của Bộ lao động cũ). Hầu hết các giảng viên đã
được học qua các khóa bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy đại học, nhiều giảng viên đã được đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở các nước: Cộng hòa liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khắc trước đây, Ba Lan, Bun Ga Ri, Hung Ga Ri...Tuổi bình quân của đội ngũ giảng viên là 37 tuổi.
- Đội ngũ giảng viên của trường còn thiếu về số lượng, nhất là số lượng giảng viên có học vị cao hiện còn thiếu rất nhiều, những giảng viên và cán bộ đầu ngành đặc biệt là đội ngũ giảng viên giảng dạy thực hành. Về chất lượng còn rất thấp, vì hầu hết giảng viên của trường là những sinh viên mới tốt nghiệp ở các trường Đại học Bách khoa, đại học Sư phạm kỹ thuật, đại học Sư phạm Hà nội và một số sinh viên của nhà trường tốt nghiệp loại suất sắc được giữ lại bồi dưỡng thêm làm giảng viên của nhà trường, do đó các giảng viên này còn gặp nhiều khó khăn trong công việc giảng dạy, đặc biệt là kinh nghiệm, thâm niên nghề nghiệp và năng lực sư phạm. song vấn đề là đội ngũ cán bộ giảng dạy thực hành hiện nay đang rất thiếu và yếu, đặc biệt là các cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm và giảng viên đầu ngành. điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo các nghề kỹ thuật của nhà trường.
Đặc thù của trường sư phạm kỹ thuật là cần một đội ngũ cán bộ giảng dạy phải có cả trình độ lý thuyết và kỹ năng nghề. Nhìn chung số lượng giảng viên chuyên môn ở các khoa chưa đồng đều về trình độ lý thuyết và kỹ năng nghề, phần lớn là giảng viên phải vừa đảm nhận dạy được cả lý thuyết và thực hành, thì mới thực hiện được phương pháp dạy học theo Môdun (theo năng lực thực hiện) và dễ dàng khi bố trí giảng dạy các môn học. Nhưng hiện nay nhà trương còn thiếu rất nhiều giảng viên có trình độ đa năng (dạy được cả lý thuyết và thực hành). Đây là vấn đề khó khăn nhất của các trường đại học kỹ thuật, dạy nghề hiện nay nói chung và cũng là khó khăn của trường ĐHSPKT Vinh nói riêng khi tuyển dụng giảng viên.
Bảng 2 - 1 Trình độ Học vị Năm học 2004-2005 Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009 Tiến sỹ 1 2 3 4 4 Thạc sỹ 65 76 84 97 103 Đại học 84 98 98 109 113 Khác 35 12 12 2 2 Cộng 184 187 196 212 222
Nguồn: Phòng Tổ chức Trường ĐHSPKT Vinh.
Quy mô tuyển sinh đào tạo qua các năm: Bảng 2 - 2 Loại hình đào tạo Năm
2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đại học 339 554 800 Cao đẳng 942 1109 1200 765 1000 Trung cấp KT 212 266 266 350 300 Công nhân KT 530 680 678 0 0 Cao đẳng nghề 0 0 0 400 920 Trung cấp nghề 0 0 0 1300 1200 Cộng 1684 1684 2482 3369 4220
Nguồn: Phòng đào tạo Trường ĐHSPKT Vinh.
b./ Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường
- Ban giám hiệu, gồm: Hiệu trưởng và 2 Phó hiệu trưởng. - Hội đồng sư phạm nhà trường
- Các phòng chức năng, nghiệp vụ.
1- Phòng tổ chức - cán bộ 2- Phòng đào tạo.
3- Phòng công tác Học sinh - sinh viên. 4- Phòng Kế toán – Tài vụ.
5- Phòng Vật tư - Thiết bị.
7- Phòng Nghiên cứu khoa học và Quan hệ Quốc tế.
- Các khoa đào tạo.
1- Khoa Cơ khí chế tạo 2- Khoa Cơ khí Động lực 3- Khoa Công nghệ thông tin 4- Khoa Điện
5- Khoa Điện tử
6- Khoa Sư phạm kỹ thuật công nghiệp 7- Khoa Giáo dục đại cương
8- Khoa tại chức.
- Bộ môn trực thuộc trường
1- Bộ môn Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
2- Các tổ chức khoa học công nghệ và cơ sở phục vụ đào tạo bao gồm:
1- Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng 2- Trung tâm Khảo thí
3- Trung tâm thông tin – thư viện 4- Trung tâm thực nghiệm sản xuất 5- Ban quản lý dự án và xây dựng cơ bản 6- Ban quản lý ký túc xá
7- Trạm y tế 8- Ban bảo vệ
- Các Tổ chức, đoàn thể:
1- Đảng bộ trường ĐHSPKT Vinh
3- Công đoàn trường 4- Hội phụ nữ
5- Hội Học sinh – Sinh viên.
c./ Các hạng mục công trình kiến trúc chính của nhà trường
[Xem phụ lục 2-1]
- Trang thiết bị dạy nghề
Số máy móc thiết bị liên xô (cũ) viện trợ từ những năm 70 của thế kỷ trước vẫn còn nhiều chưa thay thế được, loại này chủ yếu là thiết bị sản xuất, lạc hậu, tính công nghệ thấp. Hàng năm nhà trường đã đầu tư bổ sung các thiết bị vạn năng, chuyên dùng, số thiết bị này đều phát huy tốt đảm bảo cho đào tạo nghề.
Trường ĐHSPKT Vinh là một trong 15 trường được hưởng dự án”Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” Tại quyết định số 1026/QĐ-LĐTBXH, trường được đầu tư 73,126 tỷ đồng trong đó có 2,4 triệu USD (hơn 36 tỷ đồng) cho việc mua sắm các thiết bị tiên tiến, hiện đại phù hợp với nội dung chương trình đào tạo.
d./ Hoạt động đào tạo
- Ngành nghề đào tạo
+ Đào tạo đại học với 05 chuyên ngành:
- Ngành cơ khí chế tạo máy. - Ngành cơ khí động lực. - Ngành công nghệ thông tin. - Ngành kỹ thuật điện.
+ Đào tạo cao đẳng sư phạm và cao đẳng kỹ thuật với 06 ngành:
- Ngành cơ khí chế tạo máy, với các chuyên ngành(Cắt gọt kim loại, Cơ khí hàn, Sữa chữa Cơ khí)
- Ngành cơ khí động lực. - Ngành kỹ thuật điện. - Ngành điện tử.
- Ngành kỹ thuật công nghiệp (chỉ đào tạo CĐSPKT) - Ngành công nghệ thông tin.
+ Đào tạo Trung học chuyên nghiệp với 04 ngành nghề
- Ngành sữa chữa và khai thác thiết bị cơ khí. - Ngành điện công nghiệp và dân dụng. - Ngành động lực
- Ngành tin học
+ Đào tạo Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề với 09 nghề: - Nghề cắt gọt kim loại (Tiện, phay, bào)
- Nghề hàn.
- Nghề nguội sữa chữa thiết bị cơ khí. - Nghề điện tử dân dụng.
- Nghề điện tử công nghiệp. - Nghề sữa chữa động lực. - Nghề sửa chữa điện xí nghiệp. - Nghề sửa chữa điện dân dụng.
- Nghề lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện lạnh.
2.1.2. Qui mô đội ngũ giảng viên Trường ĐHSPKT Vinh.
Đội ngũ giảng viên là lực lượng trực tiếp tham gia giảng dạy tại các khoa, đây là lực lượng trụ cột của nhà trường. Tổng số giảng viên hiện nay là 222 người.
Số lượng GV các Khoa, Trung tâm, bộ môn qua các năm học: Bảng 2 - 3 TT KHOA, BỘ MÔN,
TRUNG TÂM ĐT-BD
NĂM HỌC
2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009