Năng lực sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học tiên tiến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 52)

Sự phát triển của nền văn minh công nghiệp đã tạo các tập đoàn công nghiệp khổng lồ của các nước phát triển, sản xuất ra nhiều thiết bị công nghiệp, đồ dùng dân dụng thông minh, hiện đại. Với Việt Nam các khu công nghiệp cũng đã và đang hình thành và phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đang đòi hỏi một lực lượng lao động có kỹ thuật với số lượng và chất lượng ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu trên thì đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề ở các trường Đại học SPKT, Đại học KT, các trường dạy nghề phải vào cuộc cần đổi mới chương trinh, phương pháp đào tạo, phát triển phương pháp dạy học tích cực thông qua các thiết bị, công nghệ dạy học tiên

tiến, hiện đại. Năng lực sử dụng thiết bị dạy học của đội ngũ giảng viên dạy thực hành có hai vấn đề đặt ra:

- Thiết bị dạy học được cung cấp cho giảng viên.

- Kiến thức và kỹ năng khai thác sử dụng thiết bị của giảng viên.

Về trang, thiết bị dạy học: Trang thiết bị dạy nghề Số máy móc thiết bị liên xô (cũ) viện trợ từ những năm 70 của thế kỷ trước vẫn còn nhiều chưa thay thế được, loại này chủ yếu là thiết bị sản xuất, lạc hậu, tính công nghệ thấp. Hàng năm nhà trường đã đầu tư bổ sung các thiết bị vạn năng, chuyên dùng, số thiết bị này đều phát huy tốt đảm bảo cho đào tạo nghề.

Trường CĐSPKT Vinh là một trong 15 trường được hưởng dự án. Tại quyết định số 1026/QĐ-LĐTBXH, trường được đầu tư 73,126 tỷ đồng trong đó có 2,4 triệu USD (hơn 36 tỷ đồng) cho việc mua sắm các thiết bị tiên tiến, hiện đại phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, nhưng hiện nay thiết bị dạy học vẫn còn thiếu.

Nhà trường cũng đã cố gắng cung cấp cho các khoa những trang thiết bị cần thiết, cùng với một số trang thiết bị tương đối hiện đại được cung cấp từ Dự án (Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề) để phục vụ cho công tác giảng dạy hiện nay, nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân của xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và su thế hội nhập kinh tế Quốc tế. Tuy nhiên để khai thác được hết số thiết bị hiện đại đã có đang cần ở đội ngũ GV thực hành những kiến thức và kỹ năng về công nghệ cao.

Về kiến thức, kỹ năng và hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học của đội ngũ giảng viên: Như đã nêu ở trên (năng lực chuyên môn), số giảng viên toàn năng chỉ có 38,46% trong tổng số giảng viên tham gia giảng dạy thực hành. Qua đây ta thấy hiệu quả khai thác, sử dụng thiết bị dạy học của đội ngũ giảng viên thực hành là rất thấp vì số lượng giảng viên có năng lực toàn năng

là rất ít, số đông giảng viên dạy thực hành lại mới tham gia giảng dạy chưa có kinh nghiệm, chỉ quen với phương pháp dạy học truyền thống, hoặc là kiến thức, kỹ năng về thiết bị công nghệ cao còn thiếu, kiến thức về tin học, ngoại ngữ còn thấp, một số giảng viên thiếu kỹ năng thực hành, ngược lại là thiêú kiến thức, do đó hạn chế về khả năng khai thác và sử dụng thiết các bị dạy học hiện đại, thiếu kiến thức về tin học, ngoại ngữ. Như vậy lực lượng giảng viên cần được đào tạo, bồi dưỡng để có năng lực đủ chuẩn là 72 người. Nâng cao việc sử dụng các phương tiện dạy học và chế tạo học liệu, như tài liệu phát tay cho HS, SV , mô hình, bản vẽ, giấy trong và các loại học liệu khác, nhất là các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại. Đa số GV không nhận thức rõ về “Công nghệ dạy học” và quy trình vận dụng công nghệ dạy học nên lúng túng vận dụng hoặc làm phản tác dụng khi vận dụng công nghệ này trong dạy học thực hành.

2.2.5. Năng lực tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên: Gồm các năng lực giao tiếp,cảm hoá, thuyết phục, tổ chức hoạt động giáo dục HS, SV, năng lực khai thác tiềm năng giáo dục trong bài giảng lý thuyết cũng như bài dạy thực hành. Thực tế cho thấy GV thường gặp khó khăn khi đối mặt với HS, SV, thiếu phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trong đào tạo nghề. Thực tế cho thấy những GV đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm có bài bản điều có năng lực về sư phạm giáo dục học sinh, sinh viên tốt hơn nhiều so với GV ít được đào tạo sư phạm và không qua đào tạo sư phạm.

Kết quả khảo sát và đánh giá năng lực giáo dục HS, SV của đội ngũ GV tại trường cho thâý ở bảng 2.-7

Năng lực giáo dục HS, VS của GVDN: Bảng 2 - 7

TT Cấp độ ĐT & BD

Số lượng

Năng lực giáo dục của GVDN(%)

Yếu T.bình Khá Giỏi 1 Đào tạo sư phạm 47 2,12 31,91 44,68 22,29 2 Bồi dưỡng SP bậc I 32 11,76 42,64 27,94 17,64

3 Bồi dưỡng SP bậc II 126 10,13 38,51 27,70 23,66 4 Chưa qua ĐT & BD 17 43,47 54,17 19,56 4,34 Nguồn: Điều tra ở các khoa trường ĐHSPKT Vinh.

Giảng viên ở trường đại học SPKT Vinh cũng nằm trong tình trạng chung về năng lực giáo dục học sinh, sinh viên của các GV dạy thực hành hiện nay, phần lớn GV chỉ lo truyền thụ kiến thức và kỹ năng chứ không thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS, SV do đó dẫn đến ý thức HS, SV hiện nay rất yếu cả về giao tiếp và ý thức cộng đồng, nếp sống văn hoá. Vì vậy cần phải bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trong đào tạo nghề cho đội ngũ GV dạy thực hành của trường hiện nay và nâng cao tinh thần trách nhiệm “tất cả vì học sinh thân yêu” vì “Kỹ cương, tình thương, trách nhiệm” trong giáo dục HS, SV trước khi đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho họ. Giảng viên dạy TH trường ĐHSPKT Vinh cũng nằm trong tình trạng chung là thiếu quan tâm đến việc giáo dục HS, SV mà chỉ quan tâm đến truyền thụ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Đa số GV yếu về phương pháp giao tiếp, cảm hóa HS, SV, thiếu tế nhị trong việc xử lý các tình huống về hành vi đạo đức hoặc xử lý cứng nhắc, máy móc, thiếu linh hoạt, điều này làm ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho HS, SV, có khi làm tổn thương đến tình cảm của các em. Qua các vấn đề nêu trên chúng ta thấy việc bồi dưỡng năng lực về sư phạm giáo dục học sinh, sinh viên cho đội ngũ GV là một việc làm cần thiết.

2.3. Phẩm chất đạo đức của đội ngũ giảng viên dạy thực hành:

Đội ngũ giảng viên giảng dạy thực hành hầu hết là những người có tâm huyết với nghề nghiệp, được gắn bó với nghề dạy học, có trách nhiệm với công việc, luôn vì học sinh thân yêu, quan tâm và có trách nhiệm với các tổ chức, đảng, chính quyền, đoàn thể tới các lớp, chi đoàn học sinh, sinh viên và đồng nghiệp. Không có biểu hiện thương mại hoá trong giáo dục đào tạo. Song cũng còn không ít những giảng viên chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm của người giảng viên đối với đào tạo nguồn nhân lực cho sự

nghiệp phát triển của đất nước, chưa chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chưa tâm huyết với nghề dạy học, chưa tận tình giáo dục, giúp đỡ học sinh, sinh viên nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Số giảng viên này tuy không nhiều nhung cần phải đào tạo, bồi dưỡng bằng mọi hình thức để có đủ chuẩn là những giảng viên trong các trường Đại học kỹ thuật, dạy nghề nói chung và các trường Đại học sư phạm kỹ thuật nói riêng.

2.4. Các năng lực bổ trợ của đội ngũ giảng viên dạy thực hành:

Ngoài những nội dung bồi dưỡng về năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn nghề nghiệp, hiểu biết về kinh tế - xã hội, phẩm chất nghề nghiệp. giảng viên dạy nghề cần phải được bồi dưỡng những kiến thức, năng lực bổ trợ. Nội dung bồi dưỡng, kiến thức, năng lực bổ trợ nhà trường quy định bắt buộc đối với giáo viên dưới 45 tuổi, nếu trên 45 tuổi vẫn tham gia thì sẽ có chế độ khen thưởng động viên khuyến khích thêm. Những năng lực bổ trợ của đội ngũ GV được thể hiện như sau:

2.4.1. Năng lực ngoại ngữ - tin học.

- Về ngoại ngữ: Nội dung bồi dưỡng gồm có 2 phần: Ngoại ngữ cơ bản và ngoại ngữ chuyên ngành.

+ Ngoại ngữ cơ bản: Nước ta đang ở trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, hợp tác với nhiều nước. Nhìn chung các nhà đầu tư đều quan tâm đến lĩnh vực dạy nghề, nhằm sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Nhiều dự án dạy nghề đã chính thức đi vào hoạt động như: Dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”. Hiện nay đa số GV nhất là GV dạy thực hành ngại học ngoại ngữ do đó vốn kiến thức ngoại ngữ rất kém nên ảnh hưởng rất lớn trong việc giao tiếp với chuyên gia, nhiều GV còn không giám tiép xúc với chuyên gia vì tự ty với vốn kiến thức ngoại ngữ của mình, không có khả năng giao tiếp. Đây là vấn

đề trở ngại nhất trong việc khai thác các thiết bị công nghệ mới, hiện đại, các tài liệu tiếng nước ngoài để năng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp.

+ Ngoại ngữ chuyên ngành: Với xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu giao lưu trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn với các nước là rất cần thiết. Những năm 1980, Số lượng giáo viên, giảng viên của trường được đi tu nghiệp và học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài khá đông. Số giảng viên này có khả năng khai thác sử dụng ít nhiều tài liệu kỹ thuật của nước ngoài, trực tiếp trao đổi với chuyên gia về các vấn đề kỹ thuật và đã đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực đào tạo của nhà trường. Qua đó ta thấy GV cần phải có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp và làm việc, hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu chuyên ngành kỹ thuật công nghệ cao giúp cho việc học tập và nghiên cứu.

Vì vậy giảng viên phải có năng lực sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành, mới có khả năng trao đổi về chuyên môn với chuyên gia nước ngoài, sử dụng tài liệu nước ngoài vào dạy nghề. So với yêu cầu thực tế thì vốn kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành của đọi ngũ GV giảng dạy thực hành còn rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy trong thời kỳ hội nhập. Hầu hết các GV chưa đủ kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành để tra cứu các tài liệu kỹ thuất phục vụ giảng dạy và giao tiếp. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng thực hành của nhà trường.

- Về công nghệ thông tin: Bồi dưỡng công nghệ thông tin gồm 2 phần: Tin học cơ sở và ứng dụng tin học vào dạy học.

Cũng như ngoại ngữ, đã đến lúc đội ngũ GV phải đưa tin học vào ứng dụng rộng rãi trong dạy học, trong tương lai có thể sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ tin học như là một phương tiện sản xuất. Hiện nay các công ty nước ngoài hợp tác với Việt Nam đều đòi hỏi người lao động phải có trình độ tin học nhất định. Nhà trường cũng đã mở lớp đào tạo tin học cho các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảng viên, nhiều giảng viên đã tích cực tham gia học tập. Nhưng hiện nay kiến thức tin học của đội ngũ GV vẫn còn yếu, nhiều GV vẫn chưc khai thác hết các yếu tố thuận lợi của công nghệ tin học vào phục vụ công việc giảng dạy của mình, chưa cập nhật được các thông tin bổ ích trên mạng để bổ sung vào vốn kiến thức của mình.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Phát động phong trào tiến tới bổ sung vào quy chế, phấn đấu đến năm học 2015 ít nhất 90% số giảng viên lý thuyết phải ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và trở thành phương tiện dạy học chủ yếu. Trong đó có 2/3 số giảng viên này sử dụng công nghệ thông tin có khả năng mô phỏng, biểu diễn sự vật theo không gian ba chiều, tạo ra mô hình động giúp cho học sinh dễ hình dung, tiếp thu kiến thức mới sẽ mang lại hiệu quả đào tạo cao. Hiện nay việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin vào biên soạn giáo án điện tử, sử dụng Projecter trong giảng dạy lý thuyết và thực hành nâng cao chất lượng giảng dạy chưa được phổ biến một số giảng viên ở khoa Động lực, Điện, Cơ khí đã ứng dụng tin học vào giảng dạy. Tuy nhiên so với yêu cầu thì năng lực sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn quá hạn chế, nguyên nhân là do trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ GV còn quá yếu nhất là đội ngũ GV dạy thực hành. Do vậy cần phải có chính sách và chiến lược đào tạo, bồi dưỡng trình độ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV dạy thực hành nói riêng. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng thương hiệu của nhà trường.

2.4.2. Năng lực nghiên cứu khoa học.

Khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực thúc đẩy nhanh, mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ vai trò then chốt của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sự

nghiệp xây dựng và phát triển đất, đồng thời cũng khẳng định vai trò của các trường đại học trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ. Nghị quyết Trung ưng 2 (khoá III) về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ đã ghi rõ: “Các trường đại học phải là trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống” và “đảm bảo kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, ngắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất, kinh doanh”.

Trường đại học SPKTV là một cơ sở đào tạo trọng điểm của hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, thành viên của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, vì vậy nhà trường đã xác định trách nhiệm của trường trong việc nghiên cứu khoa học nhằm thúc đẩy sự phát triển nhà trường và đóng góp những thành tựu về nghiên cứu khoa học của trường cho sự phát triển hệ thống đào tạo nghề, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Trong những năm qua nhà trường đã có những khởi sắc về các đề tài NCKH. Tuy nhiên so với một trường đại học thì Việc NCKH ở trường đại học SPKT Vinh còn rất hạn chế hàng năm số lượng đề tài NCKH của các GV đăng ký chỉ mới dừng lại ở các đề tài cấp khoa và cấp trường, Đề tài cấp bộ chỉ mới một, vài đề tài. Việc đăng ký đề tài còn rất khiêm tốn song việc triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài lại càng có nhiều hạn chế hơn. Có rất nhiều lý do dẫn đến không thực hiện được, lý do chính đó là: 1. trình độ và năng lực của đội ngũ GV; 2. Chưa đầu tư thời gian hợp lý cho việc nghiên cứu; 3. Đội ngũ GV chưa tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng thứ hai của GV trong trường đại học; 4. kinh phí cho vấn đề nghiên cứư khoa học đây cũng là khâu quan trọng cần được giải quyết kịp thời và đầy đủ. Nếu giải

quyết được 04 vấn đề nêu trên thì vấn đề NCKH trong tương lai của trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực giảng dạy thực hành cho đội ngũ giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 52)