Khái quát tình hình KT-XH và GD cấp THPT huyện Quế Võ,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trường THPT công lập huyện quế võ tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.Khái quát tình hình KT-XH và GD cấp THPT huyện Quế Võ,

2.1. Khái quát tình hình KT-XH và GD cấp THPT huyện Quế Võ, Bắc Ninh Ninh

2.1.1. Tình hình KT-XH huyện Quế Võ.

Huyện Quế Võ là một trong 8 Huyện, Thị thành phố của tỉnh Bắc Ninh, đồng thời cũng là một trong năm cửa ô của Thăng Long - Hà Nội, là địa bàn trọng điểm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội. Phía Tây giáp thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh, phía Đông giáp huyện Chí Linh TP Hải Dương, phía Nam giáp Huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Quế võ được bao bọc bởi 2 con sông: Sông Đuống và Sông Cầu. Quế Võ cớ 23 xã và 1 thị trấn.

Huyện Quế Võ nằm trên trục đường quốc lộ số 18 có thể xuôi xuống Quảng Ninh và ngược lên Lạng Sơn, Hà Nội, vừa là giao điểm của quốc lộ số 18 và Quốc Lộ 1, trục giao thông mới rất quan trọng của Bắc Ninh.

Đến năm 2010, Quế Võ có diện tích tự nhiên là 15.448,82 ha, dân số gồm 135.611 người và mật độ dân số là 1139,205 người /1km2

. Quế Võ là huyện lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh về cả diện tích và nhân khẩu. Huyện có 23 xã và 1 thị trấn.

Cơ cấu KT chủ yếu của Quế Võ là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, Nông - Lâm - Ngư nghiệp, dịch vụ, thương mại. Những năm gần đây, mức tăng trưởng KT hàng năm là 23% trở lên, song điểm xuất phát còn thấp và nhiều hạn chế và sự chuyển dịch cơ cấu KT, sản xuất còn chậm, chưa đồng

đều giữa các vùng, khối lượng hàng hoá còn thấp, nhỏ lẻ chưa tập trung, chất lượng sản xuất, kinh doanh hiệu quả còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế cho nên nền KT vẫn còn yếu kém mang tính tự cấp, tự túc thu nhập bình quân đầu người mới đạt ở mức 1500 USD/năm. Hệ thống giao thông, điện, đường, trường, trạm được nâng cấp để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT của địa phương như đường liên thôn, liên xã đã được bê tông hoá: 100% các thôn xóm đã có điện phục vụ tốt cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế của địa phương; 100% các trường từ tiểu học đến trung học đều được kiên cố hóa, các xã đều có các phòng khám chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng .

Cũng như các địa phương khác của Bắc Ninh đất Quế Võ có truyền thống cần cù lao động và hiếu học, có lòng yêu nước nồng nàn cùng nhau đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống quê hương đất nước Quế Võ luôn luôn quan tâm tới lĩnh vực văn hoá - xã hội.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được củng cố và có những bước tiến bộ rõ rệt. Chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn, công tác cải cách hành chính đạt được kết quả rất phấn khởi, quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường, an ninh chính trị và an toàn xã hội được giữ vững.

Phát triển quy mô các lớp học, ngành học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đến năm 2008 hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi, đến năm 2010 hoàn thành phổ cập giáo dục bậc THPT, đổi mới nội dung, phương pháp và cơ chế quản lí giáo dục, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy

mạnh công tác xã hội hoá giáo dục & đào tạo, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học trong nhà trường.

Xây dựng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội: Quản lí chặt chẽ hoạt động dịch vụ văn hoá chống văn hoá phẩm đồi trụy, bảo vệ và phát huy tốt di sản văn hoá dân tộc và của địa phương; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Phát triển và nâng cấp chất lượng làng, khu phố, cơ quan doanh nghiệp, gia đình văn hoá; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; chú trọng đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, nhà văn hoá thôn, phát huy giá trị văn học, sáng tác biểu diễn, khuyến khích phát triển tài năng văn học nghệ thuật. Đặc biệt năm 2010 Bắc Ninh được Unetsco công nhận “Quan họ” là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tích cực giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách xã hội. Quan tâm tạo việc làm cho người lao động, nhất là ở nông thôn- nơi bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị, khuyến khích xuất khẩu lao động; xây dựng và từng bước hiện đại hoá các cơ sở đào tạo nghề ở trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp và dạy nghề của huyện cùng UBND Tỉnh Bắc Ninh, thực hiện hiệu quả chính sách xã hội phấn đấu toàn huyện không còn hộ đói giảm hộ nghèo, tăng nhanh hộ giàu, đảm bảo các chế độ xã hội, y tế cho các đối tượng trên địa bàn huyện, kiềm chế đẩy lùi tệ nạn xã hội nhất là ma tuý và mại dâm.

Chăm lo công tác y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; kế hoạch hoá gia đình; tăng cường hoạt động thể dục thể thao, thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc và năng cao sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm , kiềm chế tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên, duy trì và phát triển các môn thể thao truyền thống, thể thao quần chúng.

2.1.2. Khái quát về giáo dục cấp THPT huyện Quế Võ.

2.1.2.1. Tình hình phát triển hệ thống trường lớp, giáo viên, học sinh

Giáo dục THPT huyện Quế Võ đã có bề dày truyền thống 55 năm, đến nay trong huyện có 5 trường THPT (3 trường THPT công lập và 2 trường THPT dân lập) và 1 trung tâm GDTX. Trong những năm gần đây GD huyện Quế Võ nói chung và GD cấp THPT trong huyện nói riêng có những bước chuyển mình đáng kể. Trường THPT Quế Võ số 1 là trường trong 3 năm gần đây luôn nằm trong tốp 200 trường THPT có điểm thi đại học cao trong toàn quốc cụ thể về tình hình các trường THPT công lập được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: Số trường THPT công lập, cán bộ GV nhân viên, học sinh các trường THPT công lập huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 – 2011

Cán bộ GV, nhân viên Tổng số Đạt chuẩn trở lên Tỷ lệ THPT Quế Võ số 1 45 2023 117 117 100% THPT Quế Võ số 2 32 1583 87 87 100% THPT Quế Võ số 3 29 1204 71 71 100%

(Nguồn: Sở GD&ĐT Bắc Ninh)

Nhận xét: Số lượng học sinh thuộc các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Quế võ tương đối đông dẫn tới việc số lượng học sinh trên một lớp còn khá cao ảnh hưởng lớp đến công tác giảng dạy gây lên sự quá tải về cơ sở vật chất, lớp học và trang thiết bị, các trường vẫn phải học hai ca. Đội ngũ GV trong các trường chưa thực sự đồng đều, vẫn đang còn tình trạng thiếu GV ở một số

môn trong trường THPT Quế Võ số 3. Một bộ phận GV còn chậm đổi mới phương pháp dạy học chưa đáp ứng được tình hình thực tế của sự phát triển xã hội.

Việc sắp xếp vị trí của 3 trường THPT công lập về vị trí địa lí cơ bản phù hợp cho HS trong toàn huyện đi đến trường.

2.1.2.2. Chất lượng đào tạo.

Bảng 2: Chất lượng ĐT và các mặt GD các trường THPT công lập trong toàn huyện Quế Võ

Năm học 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp (%) 80,23 87,14 97,24 99,72 99,93 Tỷ lệ đỗ ĐH, CĐ (%) 25,6 35,2 40,4 52,1 60,4 Số giải HS giỏi cấp tỉnh 64 62 66 64 68 Xếp loại học lực Giỏi 2,5 2,1 2,8 3,1 3,5 Khá 47,4 46,4 50,4 50,3 53 TB 48 49,1 44,9 45 41,7 Yếu, kém 2,1 2,4 1,9 1,6 1,8 Xếp loại hạnh Tốt 75,3 76,9 79,1 80,6 81,5 Khá 17 15,35 14,1 13,04 12,79 TB 5,4 5,6 4,9 4,76 4,31 Yếu 2,3 2,15 1,9 1,6 1,4

(Nguồn cung cấp từ văn phòng sở GD&ĐT Bắc Ninh)

Nhìn một cách tổng thể thì chất lượng GD – ĐT của các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Quế Võ ngày càng được nâng cao, công tác bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu kém được các nhà trường ngày càng chú trọng. Số HS vi phạm đạo đức ngày càng giảm, các tiêu cực, tệ nạn xã hội được ngăn chặn kịp thời.

Đời sống kinh tế của huyện ngày càng nâng cao. Các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học của con em mình, tỷ lệ HS thi đỗ đại học ngày càng

cao. Một số HS sau khi tốt nghiệp THPT không đi học cao đẳng và đại học thì đi học nghề và làm công nhân phổ thông ở khu công nghiệp Quế Võ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng dạy học mũi nhọn cũng như đại trà ngày càng được nâng lên, tuy nhiên tỷ lệ HS xếp loại học lực yếu vẫn cao.

Tuy nhiên, chất lượng GD ở các trường THPT không đồng đều, chất lượng GD ở trường THPT Quế Võ số 1 cao hơn các trường khác, vì nhiều nguyên nhân, trong đó cơ bản là chất lượng đội ngũ GV và HS, kinh nghiệm GD và QL...

2.2. Thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trường THPT huyện Quế Võ

2.2.1. Về số lượng, cơ cấu đội ngũ: a) Về số lượng:

Bảng 03. Số lượng TTCM các trường THPT Công lập huyện Quế Võ.

Trường Tổng số CBCNV Số TTCM TTCM là Nữ Trung bình số GV trên tổ (người) THPT Quế Võ số 1 117 7 5 16,7 THPT Quế Võ số 2 87 7 4 12,4 THPT Quế Võ số 3 71 7 5 10,1

Số lượng TTCM trong các trường THPT Công lập huyện Quế võ là 21 người chia đều cho các trường mỗi trường có 7 TTCM. Do cơ cấu số lượng giáo viên không đều ở các trường nên dẫn tới số lượng giáo viên trong các TCM ở các trường có sự khác nhau ở trường THPT Quế võ số 1 có những tổ số lượng tổ viên lên tới 20 người nhưng ngược lại ở trường THPT Quế võ số 3 có tổ chỉ có 5 người .

Nhìn chung với số lượng tổ trưởng như trên đã đáp ứng được yêu cầu trong công tác QL ở các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Quế võ

b) Về cơ cấu:

- Về cơ cấu giới tính: Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường THPT huyện Quế Võ có 21 người, trong đó nữ 14 người, chiếm tỷ lệ 66,66%.

- Về độ tuổi, thâm niên công tác của đội ngũ TTCM được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 04. Tuổi đời, thâm liên công tác của đội ngũ TTCM các trường THPT Công lập huyện Quế Võ.

STT Chỉ tiêu Số lượng %

1 Tuổi đời Dưới 30 6 28,57

Trên 30 12 57,15

Trên 40 2 9,52

Trên 50 1 4,76

2 Thâm niên công tác

Dưới 10 năm 7 33,34 Từ 10-20 năm 11 52,38 Trên 20 năm 3 14,28 3 Số năm làm TTCM Dưới 5 năm 5 23,81 Từ 5-10 năm 12 57,15 Trên 10 năm 4 19,04

4 Trình độ QLGD Chưa qua bồi dưỡng 21 100

Bồi dưỡng ngắn hạn 0 0

( Nguồn: Khảo sát thực tế ở các trường THPT huyện Quế Võ)

Như vậy, đa số đội ngũ TTCM các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Quế Võ có tuổi đời còn trẻ, nhất là ở các truờng mới thành lập (tuổi từ 25 đến 35 có tỷ lệ 71,42% ), số TTCM có thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm tỷ lệ khá lớn (57,15%), giáo viên làm TTCM dưới 5 năm (tỷ lệ 23,81 %) và 100% TTCM đều chưa được tham dự các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý trường học. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng quản lý tổ chuyên môn và quản lý trường học.

2.2.2. Chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

2.2.2.1. Trình độ đào tạo của đội ngũ TTCM:

Bảng 05. Trình độ của đội ngũ TTCM trường THPT công lập huyện Quế Võ.

STT Tiêu chí Số lượng % 1 Trình độ chuyên môn Đại học 21 100 Trên đại học 1 4,76 2 Trình độ ngoại ngữ Chứng chỉ A 18 80,96 Chứng chỉ B 3 14,28 Chứng chỉ C 0 0 3 Trình độ tin học Chứng chỉ A 16 76,19 Chứng chỉ B 5 23,81 Chứng chỉ C 0 0 Đảng viên 18 85,72 Chưa là đảng viên 3 14,28 5 Trình độ lý luận chính trị Sơ cấp 21 100 Trung cấp 0 0 Cao cấp 0 0

(Nguồn: Khảo sát thực tế ở các đơn vị trường THPT huyện Quế Võ)

Về trình độ chuyên môn: 100% TTCM đều đạt trình độ chuẩn, nhưng chỉ có 01 TTCM đạt trình độ trên chuẩn (thạc sĩ). Số TTCM có trình độ tin học (A) chiếm 76,19% trình độ tin học (B) chiếm 23,81%, nhiều TTCM chưa biết sử dụng máy vi tính vì vậy khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế. Số tổ trưởng chuyên môn có trình độ ngoại thấp. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, công tác phát triển đang viên ở các trường học, đặc biệt là đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường học thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng phẩm chất tốt. Đa số các tổ trưởng chuyên môn đều là đảng viên, với 18 người, chiếm tỷ lệ 85,72%.

Như vậy, đội ngũ TTCM đang trong độ tuổi trẻ, năng động, nhiệt tình trong quản lý TCM. Tuy nhiên, đa số TTCM có thâm niên QL chưa nhiều, còn thiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh nghiệm trong công tác QL. Mặt khác, tất cả các TTCM đều chưa được qua trường lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Vì thế, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển cho đội ngũ TTCM, giúp họ phát huy tốt khả năng của mình để hoạt động quản lý có hiệu quả cao hơn.

2.2.2.2. Năng lực quản lý của đội ngũ TTCM

Năng lực quản lý của đội ngũ TTCM là một mặt của chất lượng đội ngũ này. Nó được biểu hiện thông qua hiệu quả quản lý tổ chuyên môn trong nhà trường THPT.

- Quản lý thực hiện chương trình dạy học.

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường

Khảo sát được thực hiện chủ yếu qua phỏng vấn, trao đổi, phiếu điều tra với ba nhóm đối tượng chính là:

- Hiệu trưởng (HT), phó hiệu trưởng (PHT): 12 người - Tổ trưởng chuyên môn: 21 người

- Giáo viên cốt cán và giáo viên có nhiều năm công tác: 50 người

Bảng 06. Bảng tổng hợp đánh giá hiệu quả trong quản lý của TTCM các trường THPT huyện Quế Võ

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA TTCM TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ (%)

TỐT KHÁ ĐẠT CHƯA ĐẠT

Việc quản lý thực hiện chương trình dạy học 8,5 37,1 46,2 8,2 Việc quản lý họat động bồi dưỡng chuyên

môn cho giáo viên 5,2 31,8 48,0 15,0

Việc xây dựng các mối quan hệ 8,5 37,5 42,4 11,6

Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy:

Trong các hoạt động QL thực hiện chương trình dạy học của TTCM.Các TTCM đã quan tâm và thực hiện việc lập kế hoạch công tác của tổ, hướng dẫn tổ

viên lập kế hoạch dạy học và ỌL kế hoạch dạy học cửa tổ viên. Tuy nhiên, một số TTM còn gặp khó khăn ở không ít các hoạt động quản lý TCM. Trước hết là việc nắm vững chương trình và hướng dẫn các tổ viên thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng ở những tổ chỉ có một bộ môn thì TTCM quản lý việc này khá tốt còn với những tổ ghép nhiều môn - nhất là những tổ ghép các môn có đặc thù chuyên môn khác nhau (tổ Tự nhiên, Tổ Xã hội hoặc tổ Toán - Lý - KTCN, tổ Sử - Địa - GDCD. . .) thì TTCM gặp nhiều khó khăn có 8,2% số người được hỏi đánh giá ở mức chưa đạt.

Trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV Nhìn chung, các TTCM đã khá chủ động trong việc duy trì nề nếp sinh hoạt chuyên môn theo quy định 2 lần/ tháng. Tuy nhiên hoạt động sinh hoạt TCM còn mang tính hình thức,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trường THPT công lập huyện quế võ tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 46)