8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM trong các trường THPT
Các biện pháp phải được kiểm chứng một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện.
3.1.4. Nguyên tắc khả thi
Nguyên tắc này đỏi hỏi các biện pháp đưa ra đảm bảo thực hiện được và đem lại những thay đổi nhất định về chất lượng công tác phát triển đội ngũ TTCM trong các trường THPT công lập huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM trong các trường THPT huyện Quế Võ, Bắc Ninh. huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
Vì hạn chế lớn nhất của đội ngũ TTCM là hiểu biết và năng lực quản lý TCM, quản lý hoạt động chuyên môn.. còn chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM thông qua hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ này như sau:
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về công tác phát triển đội ngũ TTCM
Nhận thức là cơ sở của hành động. Nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng.
Mục đích của biện pháp này là nâng cao nhận thức của lực lượng quản lý nhà trường, tức là giúp cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các TTCM nhận thức đầy đủ và đúng đắn về:
- Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ TTCM
- Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức công tác phát triển đội ngũ TTCM
- Vai trò quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác này - Vai trò của từng TTCM đối với công tác này.
b) Nội dung và cách thức thực hiện. b1) Nội dung:
* Đối với Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng:
Nâng cao nhận thức cho Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng về vị trí và vai trò của TTCM , những CBQL ở cấp cơ sở cuối cùng trong hệ thống giáo dục THPT; TTCM là cán bộ quản lý trong trường THPT làm việc trực tiếp dưới quyền của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng quản lý các hoạt động giáo dục, dạy học trong nhà trường. Nếu các hoạt động quản lý của TTCM có hiệu quả thì chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường được nâng cao do đó cần bồi dưỡng và phát triển.
Hiệu trưởng nhận thức được mình là người trực tiếp thực hiện các biện pháp lựa chọn, sàng lọc và đề bạt đội ngũ do đó hiệu trưởng cần làm tốt công tác tư tưởng tới toàn thể CBCNV để họ có cái nhìn đúng về TTCM.
Hiểu được vị trí vai trò và trách nhiệm của mình trong hệ thống QLGD nhà trường từ đó cố gắng học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b2) Cách thức thực hiện. * Hiệu trưởng :
Nghiên cứu và nắm rõ nững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vai trò, vị trí Quốc sách hàng đầu của giáo dục, về phát triển GD trong công cuộc đổi mới đất nước. Đó là các văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị 40- CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD nói chung và đội ngũ TTCM nói riêng.
Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ TTCM.
Ủy quyền và giao việc cho TTCM hợp lý có chính sách và chế độ đãi ngộ cao từ đó nâng cao vai trò và vị trí của TTCM trong đơn vị.
Tăng cường công tác tuyên truyền có thể kết hợp nhiều hình thức như mời các chuyên gia đến nói truyện. Tổ chức các cuộc hội thảo theo đơn vị hoặc phối kết hợp với các đơn vị khác tổ chức riêng chuyên đề về TTCM.
Xây dựng Xây dựng tủ sách quản lý đặt mua các loại sách báo, tạp chí giáo dục, quản lý giáo dục; xây dựng nền nếp đọc sách báo, yêu cầu viết thu hoạch sau mỗi đợt nghiên cứu.
Tạo điều kiện để các TTCM khẳng định nhận thức của mình thông qua việc trình bày, trao đổi những thu hoạch, những chuyên đề, những sáng kiến kinh nghiệm trước tập thể giáo viên, xây dựng được những cá nhân điển hình và biện pháp nâng cao nhận thức thực sự có giá trị thực tiễn.Các biện pháp tuyên truyền giáo dục cần phải tiến hành thường xuyên, liên tục
Chủ động trong nghiên cứu các văn bản, tài liệu, sách báo liên quan đến giáo dục và TTCM để từ đó có nhận thức đúng về vai trò và vị trí của mình.
Tích cực học tập, trao đổi với lãnh đạo nhà trường và với giáo viên trong tổ cũng như trong toàn trường.
Tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các TTCM khác cùng trường hoặc khác trường
Viết các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm về chuyên môn theo đơn vị tổ.
c) Điều kiện thực hiện
- Sưu tầm đầy đủ các loại văn bản, tài liệu có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với chúng
- Bố trí đủ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, trao đổi cho các đối tượng - Có sự ủng hộ của cán bộ, GV, CNV trong toàn trường.
3.2.2. Đánh giá, phân loại đội ngũ TTCM để tiến hành bồi dưỡng phù hợp.
a) Mục đích, ý nghĩa
Hiệu trưởng đánh giá, phân loại TTCM theo thời gian năm học hoặc học kỳ. Cũng có thể đánh giá phân loại TTCM theo năng lực công tác, theo thâm niên công tác từ đó mới xác định cần phải bồi dưỡng những nội dung gì, bồi dưỡng bằng hình thức nào, thời gian nào là phù hợp.
TTCM tự phân tích các hoạt động quản lý của bản thân, đánh giá đúng năng lực quản lý của mình, từ đó đề đạt nguyện vọng bồi dưỡng đúng với thực tế quản lý TCM.
b) Nội dung và cách thức thực hiện
Để đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng có chất lượng và hiệu quả, những nhu cầu của TTCM phải được phát hiện và đáp ứng phù hợp, kịp thời. Hiệu trưởng cần xác định rõ những nhu cầu sau đây và đánh giá mức độ cần thiết của chúng:
- Về các nội dung bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý. - Về thời gian bồi dưỡng trong năm học, trong hè.
- Về các hình thức bồi dưỡng.
Để thực hiện nội dung trên cần tiến hành lần lượt theo các bước sau:
b.1) Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của TTCM ngay từ đầu năm học
Trước khi bắt đầu năm học, hiệu trưởng cần triển khai hướng dẫn cụ thể các chủ trương nhiệm vụ năm học của ngành. Các TTCM cần xác định mục tiêu phấn đấu của TCM phù hợp với mục tiêu chung của nhà trường và chủ trương của ngành, từ đó, người TTCM phải xác định được những yêu cầu có, những phẩm chất, năng lực mà bản thân còn thiếu hụt cần được bồi dưỡng. Một khi hiểu rõ vấn đê trên, TTCM sẽ phản ánh đúng những nhu cầu mà mình cần bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý.
b2) Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của TTCM khi kết thúc học kỳ và khi kết thúc năm học
Các TTCM sau một học kỳ, một năm học đã nắm bắt được thực trạng của tổ, thực trạng năng lực quản lý của bản thân mình. Vì vậy, ngay từ cuối học kỳ cuối năm học hiệu trưởng cần quan tâm hướng dẫn TTCM cách thức phân tích thực trạng của tổ mình (phương pháp SWOT), những mặt mạnh và mặt hạn chế của TTCM trong quản lý các hoạt động của tổ. Có như vậy TTCM mới ý thức hết được những vấn đề cần điều chỉnh cho thời gian tới của tổ mình cũng như những nội dung cần bồi dưỡng cho bản thân trong thời gian tiếp theo. Hiệu trưởng cần hướng TTCM chú ý tới những nội dung, hình thức bồi dưỡng trong học kỳ và trong năm học tiếp theo đồng thời chú ý đến tình trạng một số TTCM khi lập kế hoạch chưa thực sự coi trọng việc nắm bắt và phân tích thực trạng, dẫn đến tình trạng đề ra những mục tiêu quá thấp hoặc so với khả năng của tổ.
b.3) Tổ chức tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của TTCM về năng lực xây dựng các mối quan hệ.
Hiệu trưởng cần làm cho TTCM nhận thức được rằng việc xây dựng các mối quan hệ của TCM với các tổ chức đoàn thể trong trường THPT là việc làm quan trọng. Hình thành các mối quan hệ của TTCM với các tổ chức đoàn thể nhà trường tốt đẹp thì hoạt động của TCM số trơn tru và hiệu quả
Đây là công việc của cả TCM nhưng trước hết là của TTCM. Bằng tinh thần trách nhiệm, những phẩm chất và bản lĩnh cá nhân, từng bước một TTCM lãnh đạo cả tổ xây dựng các mối quan hệ. Hình thành các mối quan hệ là trách nhiệm của TCM, nhưng cũng là điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch của TCM, ngoài ra đây cũng là uy tín, chất lượng của TCM. Chính vì vậy, tổ chức tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của các TTCM về năng lực xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể trong trường là việc làm rất cần thiết của hiệu trưởng.
b.4) Phân loại TTCM theo nhu cầu bồi dưỡng
Cần có sự phân loại TTCM để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng loại. Qua khảo sát đánh giá thực trạng đội ngũ TTCM và công tác quản lý của họ có thể chia ra các nhóm:
Nhóm 1: Những TTCM còn rất thiếu kiến thức, kỹ năng quản lý, chưa làm được gì nhiều, chỉ thực hiện được nhiệm vụ và quyền hạn khi được hướng dẫn cụ thể và kèm cặp thường xuyên của cấp trên. Nhóm này phải có sự hướng dẫn toàn bộ quá trình và kỹ năng thực hiện công việc. Nội dung kiến thức, kỹ năng cần bồi dưỡng cho nhóm này cũng phải toàn diện hơn, thời lượng dài hơn.
Nhóm 2: Các TTCM thực hiện được nhiệm vụ tổ trưởng, nhưng vẫn cần có sự hướng dẫn cụ thể và thường xuyên. Với nhóm này kiến thức kỹ năng có sự lựa chọn, bồi dưỡng lấp đầy những chỗ họ thiếu, củng cố cái đã có.
Nhóm 3. Các TTCM thực hiện được nhiệm vụ một cách thành thạo, độc lập, không cần có sự hướng dẫn, nhưng thiếu sáng tạo. Thích hợp với họ là những chuyên đề nâng cao, cập nhật những thông tin mới liên quan đến công việc của họ và bồi dưỡng kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề theo tình huống.
Nhóm 4: Các TTCM thực hiện nhiệm vụ thành thạo và có khả năng hướng dẫn cho người khác. Có thể bồi dưỡng nhóm này thành những cốt cán để họ có thể tham gia huấn luyện cho các TTCM khác theo cụm trường, theo khu vực mà các TTCM chưa cỏ điều kiện tới dự các lớp tập trung dài ngày tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL Đồng thời phân công họ kèm cặp cho những TTCM khác cùng trường mà cần có sự hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ.
c) Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý nhà trường, luôn chú trọng tới công tác bồi dưỡng nâng cao hiệu quả quản lý cho TTCM. Tạo điều kiện để các TTCM tự đánh giá, phân tích và đề đạt những nhu cầu bồi dưỡng của chính họ.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng linh hoạt
a) Mục đích, ý nghĩa
Căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng, vào chiến lược phát triển nhà trường, hiệu trưởng cân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho TTCM Lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM nhằm xác định mục tiêu phù hợp trong điều kiện thực tế cụ thể và có một cách tiếp cận, chương trình hành động hợp lý để đạt mục tiêu.
b) Nội dung vàcách thức thực hiện
Hiệu trưởng có thể xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho TTCM với hai loại kế hoạch chính như sau:
- Kế hoạch ngắn hạn (hàng năm)
Việc xây dựng kế hoạch cần đảm bảo các nội dung sau:
- Phân tích tình hình (xác định các mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý TCM).
- Xác định mục tiêu mà TCM cần đạt: cả về định tính lẫn định lượng. - Xác định các hoạt động
- Xác định các nguồn lực
Kế hoạch bồi dưỡng phải đảm bảo mọi hoạt động của nhà trường diễn ra bình thường và phải dựa trên các yếu tố sau: Yêu cầu phát triển giáo dục; Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay; Yêu cầu về thực hiện chương trình dạy học THPT; Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ TTCM và thực trạng đội ngũ TTCM của nhà trường
Kế hoạch bồi dưỡng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
b1)Đối với kế hoạch dài hạn (5 năm)
Công tác bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở nhu cầu (số lượng, đối tượng, nội dung bồi dưỡng) của người sử dụng và đội ngũ TTCM. Một kế hoạch bồi dưỡng toàn diện phải được xây dựng trong nhiều năm. Chẳng hạn, để nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ TTCM, hiệu trưởng cân xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong nhiều năm, sắp xếp thời gian, bố trí phân công công việc hợp lý, chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho kế hoạch bồi dưỡng.
b2)Đối với kế hoạch ngăn hạn (hàng năm)
Hàng năm các trường dựa trên nhu cầu thực tế về đội ngũ, tập trung khắc phục những điểm yếu, điểm nóng về đội ngũ TTCM có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển, đào tạo của nhà trường trong từng năm học, trên cơ sở đó, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
Cần có những nguồn lực tương ứng thì kế hoạch mới khả thi
Kế hoạch bồi dưỡng phải phù hợp về mặt thời gian để vừa hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng vừa hoàn thành tốt các công việc khác của nhà trường.
3.2.4. Đổi mới nội dung bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn.
a) Mục đích ý nghĩa
Đổi mới nội dung bồi dưỡng cho TTCM nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu bồi dưỡng, đảm bảo tính thiết thực, kịp thời bù đắp sự thiếu hụt cho đội ngũ TTCM .
Biện pháp này có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bồi dưỡng, phát triển cho TTCM vì nếu sắp xếp các nội dung bồi dưỡng một cách khoa học, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của TTCM, đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc triển khai các nội dung thì việc bồi dưỡng mới đạt chất lượng và hiệu quả cao.
b) Nội dung và cách thúc thực hiện b1) Nội dung:
Về bồi dưỡng nâng cao trình độ về quản lý cho TTCM: phải chú ý tới các nội dung nhằm giúp cho TTCM nâng cao kỹ năng quản lý TCM: quản lý thực hiện chương trình dạy học, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; xây dựng các mối quan hệ thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá.
Những nội dung bồi dưỡng cho TTCM được đổi mới có thể gồm:
- Bồi dưỡng hiểu biết chung về những lĩnh vực như: lý luận chính trị, kiến thức về văn hoa xã hội; kiến thức về quản lý giáo, quản lý nhà trường; chủ trương mới của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục; những kiến thức về pháp luật bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Bồi dưỡng về quản lý thực hiện chương trình dạy học; quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; xây dựng các mối quan hệ trong quản lý TCM.
b2) Cách thức thực hiện:
- Hiệu trưởng cần tổ chức cho TTCM học tập, nghiên cứu các quy định thực hiện chương trình dạy học
- Hướng dẫn TTCM kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua dự giờ đột xuất của giáo viên
- Hiệu trưởng hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn quản lý chuyên môn theo đặc thù bộ môn
- Hiệu trưởng hướng dẫn TTCM chỉ đạocó hiệu quả các hoạt động dự giờ, thao giảng hội giảng thi giáo viên dạy giỏi
- Hiệu trưởng hướng dẫn TTCM chỉ đạo hoạt động triển khai việc đổi mới phương pháp dậy học
- Hiệu trưởng hướng dẫn TTCM tổ chức cho giáo viên sưu tầm tư liệu làm