8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ TTCM tại các trường
THPT công lập huyện Quế Võ
2.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ TTCM
Kết quả khảo sát trao đổi xin ý kiến trực tiếp từ các trường với hai nhóm đối tượng là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn (33 người) về thực trạng việc xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên
môn trong các trường THPT Công lập trên địa bàn huyện Quế võ được thể hiện thông qua bảng dưới đây
Bảng 07. Bảng tổng hợp đánh giá về công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ TTCM các trường THPT công lập huyện Quế võ.
STT Tiêu chí Mức độ đánh giá (%)
Tốt TB Yếu
A1 Xác định đúng mục tiêu xây dựng và phát
triển đội ngũ TTCM . 27,27 63,64 9,09
A2 Xây dựng được kế hoạch phát triển đội
ngũ có tính khả thi 24,24 57,58 18,18
A3 Xây dựng được tiêu chí về chất lượng đội
ngũ TTCM trong trường THPT 6,06 54,55 39,39
A4 Dự kiến được các nguồn lực thực hiện
quy hoạch 24,24 39,39 36,37
A5 Lựa chọn được các biện pháp thực hiện
quy hoạch 27,27 33,34 39,39
Với kết quả thu được ở bảng trên, chúng tôi thấy:
- Có tới 72,73% số người được hỏi cho rằng việc xác định đúng mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ TTCM trong các trường THPT ở mức độ bình thường và yếu.
- Có tới 75,76% số người được hỏi cho rằng việc xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ TTCM có tính khả thi trong các trường THPT ở mức độ bình thường và yếu.
- Có tới 93,94% số người được hỏi cho rằng việc xây dựng được tiêu chí về chất lượng đội ngũ TTCM trong trường THPT ở mức độ bình thường và yếu.
- Có tới 75,76% số người được hỏi cho rằng việc dự kiến được các nguồn lực thực hiện quy hoạch trong các trường THPT ở mức độ bình thường và yếu.
- Có tới 72,73% số người được hỏi cho rằng việc lựa chọn được các biện pháp thực hiện quy hoạch và phát triển đội ngũ TTCM trong các trường THPT ở mức độ bình thường và yếu.
Như vậy hiệu trưởng các trường THPT công lập huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh còn nhiều lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ TTCM trong các trường THPT công lập huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
2.3.2. Thực trạng công tác tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ TTCM trong các trường THPT Công lập huyện Quế Võ.
Kết quả khảo sát, trao đổi xin ý kiến trực tiếp từ các trường với hai nhóm đối tượng là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn (33 người) về thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng, sàng lọc, đề bạt đội ngũ TTCM trong các trường THPT Công lập huyện Quế Võ được thể hiện thông qua bảng dưới đây:
Bảng 08. Bảng tổng hợp đánh giá Thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng, sàng lọc, đề bạt đội ngũ TTCM các trường THPT công lập huyện Quế võ.
TT Tiêu chí Mức độ đánh giá (%)
Tốt TB Yếu
B1
Ngoài tiêu chuẩn quy định, xây dựng tiêu chuẩn riêng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ TTCM trong các trường THPT công lập huyện Quế Võ.
30,3 63,64 6,06
B2
Thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm TTCM trong các trường THPT đúng các quy trình đã được quy định trong công tác quản lý cán bộ.
27,27 69,7 3,03
B3 Phối hợp được việc bổ nhiệm với đào tạo hoặc bồi dưỡng (Bổ nhiệm trước hay sau
khi TTCM được đào tạo hoặc bồi dưỡng)
B4
Việc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm thực sự đã động viên, khích lệ được đội ngũ TTCM và đội ngũ giáo viên trong các trường THPT.
15,15 51,52 33,33
B5 Thực hiện việc luân chuyển công tác phù
hợp với khả năng của đội ngũ TTCM 27,27 63,64 9,09 Với kết quả thu được ở bảng trên, chúng tôi thấy:
- Có tới 69,7% số người được hỏi cho rằng việc xây dựng tiêu chuẩn riêng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ TTCM trong các trường THPT đang ở mức độ bình thường và yếu.
- Có tới 72,73% số người được hỏi cho rằng: Thực hiện quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm TTCM trong các trường THPT đang ở mức độ bình thường và yếu.
- Có tới 96,97% số người được hỏi cho rằng việc phối hợp giữa bổ nhiệm với đào tạo hoặc bồi dưỡng cho TTCM ở mức độ bình thường và yếu.
- Có tới 84,85% số người được hỏi cho rằng việc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chưa thực sự động viên, khích lệ được đội ngũ TTCM và đội ngũ giáo viên trong các trường THPT.
- Có tới 72,73% số người được hỏi cho rằng việc luân chuyển công tác chưa thực sự phù hợp với khả năng của đội ngũ TTCM trong các trường THPT
Như vậy, hiệu trưởng các trường THPT công lập huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh còn nhiều lúng túng trong công tác tuyển dụng, sử dụng, sàng lọc, đề bạt đội ngũ TTCM.
2.3.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM trong các trường THPT Công lập huyện Quế Võ.
Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra trực tiếp từ các trường với hai nhóm đối tượng là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn (33 người) về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM trong các trường THPT Công lập huyện Quế Võ, chúng tôi tập trung vào các nội dung sau:
- Công tác tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của TTCM. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho TTCM.
- Triển khai các nội dung bồi dưỡng cho TTCM. - Tổ chức các hình thức bồi dưỡng cho TTCM. - Xây dựng chính sách bồi dưỡng cho TTCM.
2.3.3.1. Thực trạng công tác tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của TTCM
Hiện nay đa số hiệu trưởng các trường THPT huyện Quế Võ chưa thường xuyên tiến hành tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của TTCM, do đó chưa nắm được thực trạng trình độ QL của đội ngũ TTCM trong trường, chưa xác định được đội ngũ này còn thiếu hụt về nhóm kĩ năng QL nào. Điều này phản ánh thực tế việc tiến hành bồi dưỡng còn mang tính hình thức, chưa căn cứ nhu cầu bồi dưỡng theo chuyên môn - nghiệp vụ, đặc thù QL của TTCM, chính vì vậy, trong quá trình tổ chức bồi dưỡng có những nội dung chưa sát với nhu cầu thực tế của TTCM. Đặc biệt, hiệu trưởng chưa coi trọng công tác đánh giá đó, sẽ không xác định được nhu cầu bồi dưỡng thuộc loại nào, để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu quả theo từng giai đoạn trong năm học.
Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra cho thấy, công tác tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn do hiệu trưởng tiến hành được đánh giá ở mức
thường xuyên và rất thường xuyên là 42,42%, mức thỉnh thoảng là 39,4% có tới 18,18% đánh giá ở mức chưa bao giờ. Đặc biệt, biện pháp đánh giá nhu cẩu bồi dưỡng của tổ trưởng chuyên môn khi kết thúc học kỳ được đánh giá thấp nhất, mức đánh giá chưa bao giờ là 21,21%.
Bảng 9a . Kết quả khảo sát thực trạng tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về quản lý của TTCM .
STT Các biện pháp hiệu trưởng thực hiện Tỷ lệ đánh giá (%) Rất TX TX Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
1 Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng
của TTCM ngay từ đầu năm học 6,06 36,36 39,4 18,18 2 Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng
của TTCM khi kết thúc học kỳ 9,08 30,31 39,4 21,21 3 Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng
TTCM khi kết thúc năm học 12,12 24,24 45,46 18,18
4
Tổ chức tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng cuả TTCM về năng lực quản lý thực hiện chương trình dạy học
24,24 33,34 36,36 6,06
5
Tổ chức tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của TTCM về năng lực QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
9,08 33,34 39,4 18,18
6
Tổ chức tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của TTCM về năng lực xây dựng các mối quan hệ
12,12 30,31 42,42 15,15
2.3.3.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho TTCM.
Thực tế cho thấy tất cả các hiệu trưởng đều quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý cho TTCM. Ngay từ cuối mỗi năm học, căn cứ vào kết quả của việc tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng, vào chiến lược phát triển nhà trường hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Lập được
kế hoạch sẽ xác định mục tiêu phù hợp trong điều kiện thực tế từ đó có những dự kiến điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các hiệu trưởng thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng nhằm giúp các TTCM nâng cao trình độ quản lý "nắm bắt các chủ trương của cấp trên liên quan đến hoạt động của TCM, đạt tỷ lệ % cao nhất (rất thường xuyên và thường xuyên: 51,42% tỷ lệ đạt trở lên: 96,97%). Điều này cho thấy các hiệu trưởng đã thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực tiếp thu thông tin từ cấp trên cho TTCM vì đây là những quy định bắt buộc trong Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra, hằng năm ngành đều có những văn bản chỉ đạo trước khi bước vào năm học. Năng lực có tỷ lệ % thấp nhất là việc bồi dưỡng cho TTCM “nắm bắt và phân tích thực trạng của tổ” (rất thường xuyên và thường xuyên: 39,4%, tỷ lệ đạt trở lên 90,9%, tỷ lệ chưa bao giờ là 9,08%). Từ tỷ lệ này, chúng tôi thấy rằng một số TTCM chưa nắm được tình hình thực trạng của tổ, chưa xác định điểm mạnh, điểm yếu của tổ mình. Yếu tố này thường gặp ở các trường lớn số lượng giáo viên trong một tổ khả đông, khả năng quản lý của một số TTCM yếu nên không nắm hết được tình hình thực trạng của tổ.
Ngoài ra, qua khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy các năng lực "phân chia hệ thống mục tiêu và hướng dẫn để chuyển hóa những mục tiêu chung đó thành mục tiêu phấn đấu của từng nhóm, từng cá nhân”, “Xây dựng các biện pháp huy động sự nỗ lực của các thành viện nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ”, “dự kiến điều chỉnh kế hoạch" của TTCM là những năng lực được đánh giá thấp. Số ý kiến đánh giá ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên 30,4%, có đến 12,12% ý kiến đánh giá là chưa bao giờ. Đây chính là những điểm hạn chế của TTCM. Vì thế, hiệu trưởng cần quan tâm chú ý bồi dưỡng các năng lực này cho TTCM. Trên thực tế, một số TTCM chưa chuyên tâm xây dựng những bản kế hoạch hoạt
động tỉ mỉ, cụ thể; có nhiều bản kế hoạch được xây dựng với hình thức đối phó, trình bày chung chung, còn lẫn lộn giữa mục tiêu và biện pháp. Các mục tiêu đưa ra thiếu cụ thể, các biện pháp ít tính khả thi điều đó dẫn đến việc khó có thể đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành và gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Đặc biệt đối với các trường nhỏ, một tổ chuyên môn gồm nhiều môn học ( tổ Tự nhiên, tổ xã hội hoặc tổ Toán - Lý- Kỹ thuật, tổ Văn - Sử - Địa...), với những tổ ghép này TTCM thường gặp khó khăn trong việc cụ thể hóa mục tiêu đến từng môn học. Hoặc ở các trường mới thành lập, điều này cũng hay xảy ra. Như vậy, năng lực kế hoạch hóa của TTCM phụ thuộc vào nhiều yếu tố: từ chính người TTCM, từ phía hiệu trưởng và cả phía giáo viên. Vì thế, hiệu trưởng cần có sự đầu tư vào việc lập kế hoạch để xây dựng và triển khai những chiến lược đúng đắn, xác định các mục đích và mục tiêu có ý nghĩa. Muốn nâng cao năng lực kể hoạch hóa của TTCM cần có sự hỗ trợ cửa Ban Giám hiệu, cụ thể là hiệu trưởng cần giao phó quyền hạn rõ ràng cho TTCM. Ngoài ra, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ của các giáo viên trong tổ. Kết quả khảo sát về việc bồi dưỡng năng lực kế hoạch hoá cho TTCM được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9b. Kết quả khảo sát thực trạng việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho TTCM của hiệu trưởng các trường THPT huyện Quế Võ.
STT Các biện pháp hiệu trưởng Tỷ lệ đánh giá (%)
Rất TX TX Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Tổ chức cho TTCM học tập, nghiên cứu các chủ trương của cấp trên liên quan đến hoạt động của TCM
9,08 42,42 45,47 3,03
2 Hướng dẫn TTCM cách thức nắm bắt và phân tích thực
trạng của tổ
3
Hướng dẫn TTCM xác định hệ thống mục tiêu phấn đấu của tổ trên cơ sở cụ thể hoá mục tiêu của nhà trường
9,08 39,4 48,49 3,03
4
Hướng dẫn TTCM cụ thể hoá mục tiêu bằng hệ thống các tiêu chí có thể đo lường được về lượng,cũng như có thể đánh giá được về chất
9,08 39,4 42,44 9,08
5
Hướng dẫn TTCM cách thức xác định thứ bậc ưu tiên của các mục tiêu trong hệ thông mục tiêu của tổ
6,06 39,4 48,49 6,06
6
Hướng dẫn TTCM cách thức giúp cho các tổ viên nắm vững các chủ trương của tổ và huy động họ tham gia xây dựng các mục tiêu
6,06 36,36 51,53 6,06
7
Hướng dẫn TTCM cách thức phân chia hệ thống mục tiêu và hướng dẫn để chuyển hoá những mục tiêu chung đó thành mục tiêu phấn đấu của từng nhóm, từng cá nhân 6,06 33,34 51,53 9,08 8 Hướng dẫn TTCM xây dựng các biện pháp huy động sự nỗ lực của các thành viên nhằm 6,06 30,31 51,53 12,12
thực hiện các mục tiêu của tổ 9 Hướng dẫn TTCM dự kiến
điều chỉnh kế hoạch 9,08 30,31 48,49 12,12
2.3.3.3. Thực trạng việc triển khai các nội dung bồi dưỡng cho TTCM.
Thực tế cho thấy tất cả các hiệu trưởng đã thường xuyên tổ chức cho TTCM học tập, nghiên cứu các quy định thực hiện chương trình dạy học vào dịp đầu năm học, vào giữa học kỳ và khi có văn bản của cơ quan quản lý cấp trên . . . Tuy nhiên, hiệu trưởng chưa thường xuyên nhắc nhở TTCM tổ chức hướng dẫn giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, đúc rút kinh nghiệm dạy học. Đặc biệt, các hoạt động nhằm nâng cao năng lực xây dựng các mối quan hệ cho TTCM ít được chú ý, nhất là hoạt động bồi dưỡng cho TTCM kỹ năng giao tiếp để làm cho mọi người chấp nhận ý kiến của mình.
Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra cho thấy hoạt động được đánh giá tốt nhất là tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn học tập, nghiên cứu các quỵ định thực hiện chương trình dạy học. Có 69,7% ý kiến đánh giá ở mức thường xuyên và rất thường xuyên, 30,3% ý kiến đánh giá ở mức thỉnh thoảng, không có ý kiến nào cho rằng hiệu trưởng chưa bao giờ thực hiện nội dung này.
Hoạt động được đánh giá hạn chế nhất là thường xuyên nhắc nhở TTCM tổ chức hướng dẫn giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, đúc rút kinh nghiệm dạy học. Chỉ có 3,03% ý kiến đánh giá ở mức rất thường xuyên, 12,12% ở mức
thường xuyên, mức thỉnh thoảng là 54,6% và mức chưa bao giờ lên đến 30,3%. Việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho GV ở trường THPT còn rất hạn chế cùng với việc GV ngại va chạm, ngại phấn đấu (nhất là các GV có tuổi đời cao từ 40 tuổi trở lên), đa số họ tự bằng lòng với những kiến thức đã được cung cấp ở trường đại học - điều này sẽ dẫn đến chất lượng dạy học thấp và cá nhân họ sẽ không bao giờ đáp ứng được nhệm vụ, yêu cầu của đôi mới GD.
Các hoạt động nhằm nâng cao năng lực xây dựng các mối quan hệ giúp TTCM biết quan tâm đến tâm tư, tình cảm, những khó khăn của các thành viên trong tổ ít được chú ý. Có tới 43% ý kiến cho răng HT thường xuyên và rất thường xuyên quan tâm đến hoạt động này, các ý kiến cho rằng thỉnh thoảng hoặc
chưa bao giờ triển khai nội dung này là 57%. Trong số này hoạt động ít được chủ ý nhất là bồi dưỡng cho TTCM kỹ năng giao tiếp để làm cho mọi người chấp