Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trường THPT công lập huyện quế võ tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 111)

8. Cấu trúc luận văn

3.5. Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất 7 biện pháp phát triển cho TTCM thông qua các hoạt động bồi dưỡng của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Quế Võ. Các biện pháp tập trung vào việc nhận thức, tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch, đổi mới hình thức, nội dung bồi dưỡng đồng thời tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần nhằm nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn. Vì thế, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ

tổ trưởng chuyên môn là việc làm thiết thực, tất yếu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Phát triển đội ngũ TTCM đang là một nhiệm vụ cấp bách để nâng cao kĩ năng quản lý cho họ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý chuyên môn của TCM trong nhà trường phổ thông.

2. Để phát triển đội ngũ TTCM phải thực hiện nhiều nội dung, trong đó bồi dưỡng đội ngũ tổ TTCM là nội dung quan trọng nhất. Để công tác bồi dưỡng có hiệu quả phải căn cứ vào thực trạng đội ngũ TTCM hiện nay cũng như các yêu cầu mới về hoạt động, nhân cách của người TTCM dưới tác động của các nhân tố như: những chủ trương đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua, những yêu cầu vê nâng cao chất lượng đội ngũ (chỉ thị 40 -CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng), những tiến bộ của khoa học công nghệ ứng dụng vào nhà trường. . .

3. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của đội ngũ TTCM các trường THPT huyện Quế Võ, về số lượng, về trình độ, cũng như thực trạng việc quản lý của đội ngũ TTCM và thực trạng công tác phát triển đội ngũ TTCM các trường THPT huyện Quế Võ trong thời gian qua, những thành công, hạn chế và nguyên

nhân của hạn chế, chúng tôi đã xác định 7 biện pháp cơ bản để phát triển đội ngũ TTCM thông qua việc bồi dưỡng là :

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn

Biện pháp 2. Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn

Biện pháp 3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn

Biện pháp 4. Đổi mới nội dung bồi dưỡng

Biện pháp 5.. Đổi mới hình thức bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn

Biện pháp 6. Tin tưởng, giao việc và ủy quyền hợp lý, tạo cơ hội cho tổ trưởng chuyên môn phát huy trong công tác

Biện pháp 7. Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để tổ trưởng chuyên môn làm tốt chức trách của họ

Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Các biện pháp đề xuất đã nhận được sự đồng thuận của đông đảo các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM Ở các trường THPT huyện Quế Võ, chúng đều được đánh giá là có tính cần thiết và khả thi cau. Nếu các biện pháp đề xuất trong luận văn được hiệu trưởng các trường THPT huyện Quế Võ vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tế của từng trường thì sẽ góp phần vào việc đẩy mạnh đổi mới QLGD, nâng cao chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn.

2. Kiến nghị:

2.l. Đối với các Trường Đại học Sư phạm, các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

- Xây dựng tài liệu và giáo trình để bồi dưỡng kiến thức quản lý cho tổ trưởng chuyên môn.

- Mở các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn của các trường trung học phổ thông.

2. 2. Đổi với Sở Giáo dục & Đào tạo Bắc Ninh.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 40/CT -TW của Ban Bí thư về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD.

- Sớm có chủ trương, biện pháp để chỉ đạo các trường THPT tăng cường bồi dưỡng nâng cao hiệu quả quản lý cho tổ trưởng chuyên môn. Phối học với các Trường Đại học Sư phạm, các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn.

- Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiét bị đáp ứng yêu cầu của việc bồi dưỡng năng cao năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn

2.3. Đối với hiệu trưởng các trường trung học phổ thông

- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ của nhà trường.

- Hiệu trưởng luôn chú trọng tới công tác bồi dưỡng nâng cao hiệu quả quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn. Có biện pháp động viên khuyến khích và khen thưởng tổ trưởng chuyên môn tham gia tới các hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả quản lý.

2.4. Đối với tố trưởng chuyên môn các trường trung học phổ thông

- Tích cực học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý chuyên môn. tăng cường tự học, tự bồi dưỡng đê nâng cao năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40- CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1996), Phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tương lai vấn đề và giải pháp, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) Điều lệ trường trung học cơ sở,trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số:07/2007/QĐ-BGDĐT ngày của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Đề án đổi mới chương trình Giáo dục trung học phổ thông, Hà Nội .07/2007/QĐ- BGDĐT

6. Viên Quốc Chấn (2001), Luận về cải cách giáo dục. Người dịch: Tiến sĩ Bùi Minh Hiền; Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Phúc Châu, Giáo trình Quản lý nhà trường (Bài giảng tại các lớp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục).

8. Nguyễn Hữu Chí (2003), Đổi mới chương trình trung học phổ thông và những yêu cầu đổi mới công tác quản lý của hiệu trưởng, Tài liệu của Ban chỉ đạo xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa trung học phổ thông ,Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

9. Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002),Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.

10. Phạm khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba ,Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam(1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997) Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban chấp hành Trung ương Đáng khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chinh trị Quốc gia, Hà Nội.

17.Đảng Cộng sản Việt Nam( 2002), Tài liệu phục vụ nghiên cứu các kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa IX,Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh

(2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trà Vinh lần thứ XI , (2005-2010), Bắc Ninh.

20. Phạm Minh Hạc ( 1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

21. Harold Koontz, Cyril Odonnel, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nhà xuất khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

22. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm , Hà Nội

23. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa tâm lý xã hội

(2003), Giáo trình tâm lý học lãnh đạo, quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Học viện Quản lý giáo dục (2007), Hội thảo năng lực người cán bộ quản lý trường phổ thông, Hà Nội.

25. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn văn Lê ( 1999), Giáo dục học đại cương, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

26. Đặng Thị Thanh Huyền (2001) Giáo dục phổ thông và phát triển chất lượng nguồn nhân lực: Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, nhà xuất bản khoa học xã hội , Hà Nội.

27.Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

28. Trần Kiểm(2003), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội .

29. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

30. M.I. Kodakov (1984), Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục (bản dịch), Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

31 . Trần Thị Bích Liễu (2002), Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài tập thực hành trong quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng trường trung học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục , Hà Nội.

32, C.Mác (. . . ..), Tuyển tập Mác, Ăng ghen, tập 1 , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, tập2 , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội

34. Hồ Chí Minh (1995) , Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

35. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Sư phạm Hà Nội.

36. Nguyễn Gia Quý (2000) Bài giảng Lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường , Trường Cán bộ Quản lý giáo dục và Đào tạo ,Hà Nội.

37. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục năm 2005, Nhà xuất bản Lao động , Hà Nội.

38. Singh (Raja Rây) (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ XXI, những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương, Viện khoa học quản lý giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

39. Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh, Báo cáo tổng kết các năm học từ năm học 2004-2005 đến năm học 2010-2011,

40. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Trường bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục (2005), Giáo trình bồi dưỡng Tổ trưởng chuyên môn trường trung học phổ thông, Hà Nội.

41. Trần Quốc Thành ( 2003), Khoa học quản lý đại cương, Đề cương bài giảng dành cho học viên Cao học chuyên ngành QLGD, ĐHSP, Hà Nội.

42. Hoàng Minh Thao (2005), Bài giảng tâm lý học quản lý, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

43. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốcgia, Hà Nội.

44. Đỗ Hoàng Toàn (1999), Giáo trình khoa học quản lý, tập 1, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội

45. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2005 ) Các văn bản tỉnh ủy ban hành năm 2005

46. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

47. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo(1998), Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Cán bộ quản lý giáo dục trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

48. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2004-2005-2006)." Thông tin Quản lý Giáo dục" số 4(32) ( 33). số 6 (34), số 1 (35), sô 1 ( 41 ).

49. Bùi Trọng Tuân(2000), Bài giảng Kế hoạch hóa trong quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục, Hà Nội.

50. Nguyên Quốc Tuấn (1999), "Năng lực cán bộ lãnh đạo", "Tạp chí Cộng sản" (01), Hà Nội.

51 Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại Những nội dung cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, và Nội.

52 Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẤU Ý KIẾN

(Dành cho tổ trưởng chuyên môn

các trường trung học phổ thôngcông lập trên địa bàn huyện Quế Võ)

Để có cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nâng cao hiệu quả quản lý cho tổ trưởng chuyên môn trường trung học phổ thông huyện Quế Võ trong giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về các vấn đề mà chúng tôi cần tìm hiểu dưới đây (xin đồng chí vui lòng đánh dấu (x) vào ô phù hợp với thông tin của bản thân).

1 Trước khi được phân công làm tổ trưởng chuyên môn, đồng chí đã có thời gian trực tiếp giảng dạy:

Dưới 5 năm: [] Từ 5 năm đến 10 năm: [] Trên 1 0 năm: [] 2. Số năm đồng chí đã làm tổ trưởng chuyên môn:

Dưới 5 năm: [] Từ 5 năm đến 10 năm: [] Trên 10 năm: [] 3. Trình độ chuyên môn hiện nay của đồng chí:

4. Trình độ ngoại ngữ hiện nay của đồng chí:

Chứng chỉ A: [] Chứng chỉ B: [] Chứng chỉ C: [] Cử nhân: [] 5. Trình độ tin học hiện nay của đồng chí:

Chửng chỉ A: [] Chứng chỉ B: [] Chứng chỉ C: [] Cử nhân: [] 6. Hiện nay đồng chí đã công tác ở trường THPT là:

Dưới 10 năm: [] Từ 10 năm đến 20 năm: [] Trên 20 năm: [] 7. Trình độ lý luận chính trị hiện nay của đồng chí:

Sơ cấp: [] Trung cấp: [] Cử nhân: [] 8. Thành phần chính trị cửa bản thân đồng chí:

Đảng viên: [] Chưa là Đảng viên: []

9. Đồng chí đã được tham dự các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý trường học:

Chưa được bồi dưỡng: []

Bồi dưỡng ngắn hạn ( dưới 4 tháng) : []

Bồi dưỡng dưới 12 tháng: [] Bồi dưỡng dưới 12 tháng: [] Cử nhân quản lý: [] Thạc sĩ quản lý: []

10 Đồng chí đã được bồi dưỡng về kiến thức quản lý trường học cách đây bao nhiêu năm.

Dưới 5 năm: [] Từ 5năm đến 10 năm: [] Trên 10 năm: [] 11. Tuổi đời hiện nay của đông chí:

Dưới 30: [] Trên 30: [] Trên 40: [] Trên 50: [] 12. Đồng chí tự đánh giá về năng lực quản lý của bản thân:

Tốt: [] Khá: [] Trung bình: [] Chưa đạt yêu cầu: []

- Họ - tên:... ... . .. . .. ... ..

- Đơn vị công tác: ... ... ... .. ... ...

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác chân thành của các đông chí!

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tổ trưởng chuyên môn và giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quế Võ)

Để có cơ Sở khoa học đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nâng cao hiệu quả quản lý cho tổ trưởng chuyên môn trường trung học phổ thông huyện Quế Võ trong giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến đanh giá của mình về các vấn đề mà chúng tôi cần tìm hiểu dưới đây. Đồng chí đánh dấu (x) vào ô phù hợp với mức độ đạt được:

Tốt: 4;Khá : 3; Đạt : 2 ; Chưa đạt :1.

I. NĂNG LỰC QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

STT Năng lực quản lý thực hiện chương trình dạy học 4 3 2 1

1 Năng lực cụ thể hoá các quy định thực hiện chương trình dạy học

2 Năng lực nắm vững chương trình và hướng dẫn các tổ viên năm vững chương trình, nội dung,

phương pháp giảng dạy bộ môn

3 Năng lực tiếp thu, phổ biến những thay đổi trong trương trình theo chỉ thị hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

4 Năng lực lập kế hoạch chuyên môn của tổ, hướng dẫn tổ viên xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn 5 Năng lực chỉ đạo bộ môn chi tiết hoá trương rình 6 Năng lực tổ chức cho các tổ viên trao đổi, thảo

luận những vấn đề nảy sinh trong giảng dạy, để

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trường THPT công lập huyện quế võ tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w