Ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng giàu sức gợi.

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm đặng trần côn (dịch giả đoàn thị điểm) (Trang 48 - 52)

Với bản dịch hiện hành, “ngôn ngữ tiếng Việt đã tiến đến một trình độ phong phú tế nhị, sâu sắc” [9,tr 75] trong việc biểu hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của ngời chinh phụ. Vốn từ của ngời dịch tơng đối phong phú và đợc sử dụng linh hoạt, biểu hiện đợc những sắc thái khác nhau của khát vọng hạnh phúc.

Chỉ một từ “du du” mà dịch đợc thành nhiều từ khác nhau tiêu biểu là hai trờng hợp sau:

“Đa chàng lòng dằng dặc buồn”

(Tống quân xứ hề tâm du du)

“Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

(ức quân du du t hà cùng)

Những từ “dằng dặc”, “đau đáu” dịch từ du du đã diễn tả đợc những cung bậc khác nhau trong tình cảm, tâm t của chinh phụ.

Ngời dịch Chinh phụ ngâm trong khi dịch đã tôn trọng nguyên tác, đã lột tả đợc tình ý nguyên tác mà vẫn giữ đợc vẻ nhuần nhị, thanh thoát. Sự

thành công ấy bắt nguồn từ sự đồng cảm giữa dịch giả và tác giả, giữa dịch giả và nhân vật và cũng chính là sự đồng cảm giữa nghệ sĩ với tâm trạng của thời đại.

Chinh phụ ngâm có một vị trí Văn học sử đặc biệt. Nó mở đầu cho một giai đoạn rực rỡ nhất trong Văn học cổ nớc nhà với những thành tựu nội dung và nghệ thuật. “Nếu nh có những t tởng thời đại thì cũng có những hình thức của thời đại (Biêlinxki). Ngâm khúc ra đời để đáp ứng nhu cầu thể hiện cuộc sống nội tâm của con ngời, biểu hiện khát khao hạnh phúc của con ngời

Chinh phụ ngâm nhất là với bản dịch của Đoàn Thị Điểm bằng thể song thất lục bát cũng đóng vai trò mở đầu. Chinh phụ ngâm có đóng góp lớn vào tiếng nói nhân văn của Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX - nền văn học đã lớn tiếng đòi hỏi hạnh phúc cho con ngời và kịch liệt tố cáo giai cấp phong kiến đã chà đạp lên quyền sống chính đáng của nhân dân vì quyền lợi ích kỷ của chúng.

Kết luận

Trong khoá luận tốt nghiệp này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu vấn đề khát vọng hạnh phúc lứa đôi ở ngời chinh phụ một cách trực tiếp và có hệ thống, xoáy sâu vào tâm trạng của ngời chinh phụ để tìm ra những biểu hiện rõ nét nhất của khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

Khoá luận đã cố gắng chỉ ra những biểu hiện của khát vọng hạnh phúc lứa đôi qua việc khảo sát trên toàn bộ tác phẩm. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi ở ngời chinh phụ đợc bộc lộ hết sức phong phú, đa dạng ở mọi sắc thái cảm xúc, mọi cấp độ tình cảm: Nỗi buồn sầu da diết, nỗi nhớ nhung trông ngóng, sự hi vọng đợi chờ… Nhng khía cạnh chủ yếu của khát vọng hạnh phúc lứa đôi đợc chúng tôi đề cập đến là khát vọng đợc sống bên nhau, đợc sẻ chia những lo toan trong cuộc sống và khát vọng đợc hởng nhu cầu ái ân. Đây là hai mặt thống nhất trong khát vọng hạnh phúc đôi lứa: khát vọng hoà hợp làm một về cả thể xác và tâm hồn của ngời chinh phụ trong đời sống vợ chồng; khát vọng chính đáng của con ngời nằm trong mạch nguồn vô tận của cảm hứng nhân văn trong Văn học Việt nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX.

Bên cạnh việc khảo sát những biểu hiện cụ thể của khát vọng hạnh phúc lứa đôi, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu các phơng tiện nghệ thuật biểu hiện khát vọng ấy:

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình mà tác giả và dịch giả sử dụng đã góp phần không nhỏ vào việc diễn tả khát vọng hạnh phúc lứa đôi luôn thờng trực trong lòng chinh phụ. Thiên nhiên có lúc hoà hợp trong một thể thống nhất với những khát khao trong lòng chinh phụ (cảnh - tình tơng ứng), lại có lúc tồn tại nh một khách thể độc lập, dửng dng với những khát vọng của nàng ( cảnh- tình đối ứng ).

Thủ pháp độc thoại nội tâm khiến cho khát vọng hạnh phúc lứa đôi của ngời chinh phụ đợc bộc lộ nh một sự tự ý thức . Trong dòng nội tâm nhân vật, khát vọng hạnh phúc lứa đôi đợc thể hiện một cách chân thực và sâu sắc hơn. Đặc biệt là với sự sáng tạo tuyệt vời và quan niệm phóng túng của dịch giả Đoàn Thị Điểm, sự thành công của bản dịch , ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng, điêu luyện, uyển chuyển; khát vọng hạnh phúc lứa đôi ở ngời chinh phụ đợc diễn tả một cách tinh tế hơn .

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm đặng trần côn (dịch giả đoàn thị điểm) (Trang 48 - 52)