Sự sáng tạo và quan niệm phóng túng của ngời dịch.

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm đặng trần côn (dịch giả đoàn thị điểm) (Trang 46 - 48)

Phan Huy ích trong bài Ngẫu tác có nói:

“Vận luật hạt cùng văn mạch tuý Thiên chơng tu hớng nhạc thanh tầm”

(Lấy vần và luật không thể diễn tả hết đợc cái tinh tuý của mạch văn,

Nên trong từng thiên, từng chơng tìm cho đợc những nhạc điệu âm thanh êm ái (để dịch)).

Hồng Hà nữ sỹ đã làm đúng nh vậy. Vì thế mà bản dịch “xúc cảm hơn, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu hơn nghĩa là những đặc trng văn học trong bản dịch có phần trội hơn trong nguyên tác” [4, tr 173], khát vọng hạnh phúc lứa đôi cũng đợc biểu hiện tinh tế hơn

Trong nguyên tác:

“Sầu tự hải Khắc nh niên” Bản dịch:

“Khắc giờ đằng đẵng nh niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Đã diễn tả đợc mối sầu trùm cả vũ trụ trong lòng ngời chinh phụ vắng chồng.

Đoàn Thị Điểm không những dịch mà còn nhiều lần sửa đổi nguyên tác, phong tác:

Hai câu thơ:

Vọng sơn quy hề thiếp t lang”

Mở ra hai khung cảnh, hai tình: Chồng rắn rỏi, vợ trầm ngâm Sang bản dịch:

“Dấu chàng theo lớp mây đa

Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà”

Đến đây chỉ còn một cảnh và chỉ có nỗi lòng ngổn ngang của ngời vợ vì tiếc nhớ chồng.

Có khi Hồng Hà nữ sĩ thêm vào nguyên tác:

“Hoa tiền nguyệt chiếu nguyệt tự bạch Nguyệt hạ hoa khai hoa tự hồng

Nguyệt hoa hoa nguyệt hề! ảnh trùng trùng Hoa tiền nguyệt hạ hề! Tân xung xung” Đợc dịch thành:

“Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trớc hoa dới nguyệt trong lòng xiết đau”

Những từ “giãi”, “lồng” dùng rất bạo gợi ra đợc cái âu yếm giữa nguyệt và hoa, gợi lên khát khao nhục cảm mà nguyên tác không có đợc.

Đặc biệt là việc dịch giả đa vào bản dịch rất nhiều từ láy khiến cho khúc ngâm vừa lấp lánh hình ảnh, vừa giàu âm điệu và khát vọng hạnh phúc của ngời chinh phụ đợc diễn tả tinh tế hơn, uyển chuyển hơn, giàu sức gợi hơn.

“Đa chàng lòng dằng dặc buồn” “Bớc đi một bớc dây dây lại dừng”

“Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Những từ “dằng dặc”, “dây dây” đã gợi ra đợc cái sầu miên man và những thoáng ngập ngừng trong tâm hồn chinh phụ. Những từ “xập xoè”, “bẻ bai”, “dập dìu”, trong các câu:

“Cũng dập dìu chẳng vội phân trơng” “Trĩ xập xoè mai cũng bẻ bai”

Gợi đợc sự đầm ấm sum họp trong cuộc sống của vạn vật, đánh thức những khát khao hạnh phúc cháy bỏng trong tâm hồn chinh phụ.

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm đặng trần côn (dịch giả đoàn thị điểm) (Trang 46 - 48)