Cảnh tình đối ứng.

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm đặng trần côn (dịch giả đoàn thị điểm) (Trang 33 - 37)

Thiên nhiên có khi tồn tại nh một khách thể độc lập với cuộc sống đơn chiếc của ngời chinh phụ, đối lập hoàn toàn với tâm trạng, tình cảm của nàng. Trong giai đoạn văn học này, con ngời đã tự ý thức về mình, về quyền đợc sống, đợc hởng hạnh phúc và nhất là ý thức về chữ “thân” vốn bị xã hội

phong kiến coi nhẹ. Ngời chinh phụ ý thức đầy đủ về tình cảnh lẻ loi đơn độc của mình và nàng khát khao một cuộc sống sum vầy có đôi có lứa, có bạn bầy. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi nh ngọn lửa thắp sáng trái tim đang héo úa vì đợi chờ và cũng là niềm đau nhói trong lòng ngời chinh phụ. Nàng tìm đến thiên nhiên để giãi bày tâm trạng, để phơi trải nỗi lòng mình và cũng chỉ có thiên nhiên mới có thể chia sẻ nỗi đau, niềm tâm sự sâu kín của nàng. Nhng đôi khi thiên nhiên cũng dửng dng, hờ hững với nỗi niềm sâu xa trong lòng nàng.

Thiên nhiên bốn bề sống động, đầy hình ảnh, màu sắc, đờng nét âm thanh ngoảnh mặt làm ngơ trớc nỗi cô đơn, lẻ bóng và sự trông ngóng mỏi mòn của ngời chinh phụ. Thiên nhiên hoà hợp, có đôi, có lứa, vui vầy bên nhau.

“Cỏ biếc um dâu mớt màu xanh”

“Một đàn cò đậu trớc ghềnh chiều hôm” “Mây rà cây xanh ngắt núi non”

“Trĩ xập xoè mai cũng bẻ bai” “Ngàn thông chen chúc khóm lau”

Cỏ cây, hoa lá, chim chóc, muông thú hữu tình, luôn sánh đôi quấn quýt bên nhau, không để ý đến nỗi lòng sầu muộn, héo úa của ngời chinh phụ trong buổi chiều ngóng đợi chồng về.

Trong đêm đông lạnh lẽo, hoang tàn của lòng ngời chinh phụ, cảnh vật gọi nhau về toả sắc lên hơng:

“Lá màn lay ngọn gió xuyên

Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trớc rèm Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng”

Cảnh vật trớc mắt nàng tràn đầy xuân sắc, sống động, lung linh. Tất cả diễn ra trớc mắt ngời chinh phụ đang mòn mỏi trong nỗi khắc khoải đợi chờ. Hoa đẹp tơi quyến rũ nhờng ấy! Trăng lung linh huyền ảo là thế! Sao trăng và hoa nỡ vô tình, vô tâm, hờ hững trớc nỗi đau của nàng. Hoa và nguyệt cứ theo sát nhau, cứ quyện lẫn, quấn quýt, giao hoà với nhau không dứt không dời. Hoa và nguyệt nh đôi bạn tâm đầu ý hợp điểm tô lên nhau, cùng ánh chiếu lên nhau. “Cảnh quấn quýt giữa hoa và nguyệt làm cho tâm linh con ngời cô đơn lẻ bóng càng trở nên nghịch cảnh và nổi rõ sự trớ trêu của số phận”. Trớc cảnh nồng nàn đắm đuối của thiên nhiên, chinh phụ chạnh lòng xót thơng cho tình cảnh bẽ bàng của mình, cho nỗi ngang trái oan nghiệt đang bủa vây lấy mình “Trớc hoa dới nguyệt trong lòng xiết đau”, “Cái mặn nồng vô tình của nguyệt hoa càng khơi gợi sự tàn héo của con ngời… Vết thơng từ sự va chạm trớ trêu này” càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. “Thiên nhiên tơi đẹp, quyến rũ, mê đắm ngây ngất” trong hạnh phúc nồng nàn, rạo rực cứ “nh trêu ghẹo, nh cời cợt” ngời chinh phụ làm cho “lòng nàng vật vã, nổi sóng liên hồi và tan nát” [11, tr 23].

“Cảnh vật giao hoà âu yếm đẩy niềm đau đớn về nỗi phòng không chiếc bóng của nàng đến tận cùng, đồng thời cũng bộc lộ nỗi khát khao thầm kín về luyến ái của nàng” [11, tr 24]. “Những ẩn dụ “hoa”, “nguyệt” đã tạo ra “trờng liên tởng về một quá khứ tình cảm êm đẹp, về chuyện buồng the ái ân nồng nàn” [7, tr 195]. Những hình ảnh hoa, nguyệt gợi cảm đã tự vẽ lên nỗi lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi trong lòng ngời chinh phụ. Ngời chinh phụ

nhìn vào bất cứ hình ảnh nào của thiên nhiên vạn vật, cỏ cây, hoa lá, chim muông đều thấy một tình yêu đôi lứa rạo rực và viên mãn:

“Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội Cũng dập dìu chẳng vội phân trơng Chẳng xem chim én trên rờng Bạc đầu không nỡ đôi đờng rẽ nhau Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh Nọ loài chim chắp cánh cùng bay Liễu sen là thức cỏ cây

Đôi hoa cùng sánh đôi dây cùng liền”

Những loài chim muông, cỏ cây hoá là sinh ra đã có lứa đôi, bạn bầy. Chim uyên và chim én là loài sống kết đôi thuỷ chung, chỉ có cái chết mới chia lìa đôi lứa. Loài sâu, loài chim kiêm kiêm cũng nơng tựa vào nhau, cùng chia sẻ với nhau cay đắng ngọt bùi. Liễu và sen cũng “đôi hoa cùng sánh đôi dây cùng liền”. ấy vậy mà ngời chinh phụ có chồng mà không đợc gần gũi chồng, là vợ mà không đợc hởng quyền làm vợ, đó là nỗi thiệt thòi, đau khổ quá lớn. Nàng không khỏi chạnh lòng khi so sánh mình với thế giới loài vật:

“ấy loài vật tình duyên còn thế Sao kiếp ngời nỡ để đấy đây?”

Loài vật hay con ngời sinh ra đều phải có đôi lứa, đó là quy luật của tự nhiên. Bài học từ thế giới loài vật dẫn đến yêu cầu phải trả cho con ngời cái quyền đợc sống đúng với quy luật của tạo hoá, với bản thể của mình. Đó là quyền đợc hởng lạc thú tình duyên, quyền hởng hạnh phúc ái ân vợ chồng. Đó là một nhu cầu tất yếu và chính đáng. Ngời chinh phụ khao khát chinh phu trở về cũng là hợp với lẽ tự nhiên. Nàng phải sống cảnh cô đơn chiếc

bóng quá lâu. Năm tháng cứ trôi đi, chinh phu vẫn biền biệt, nỗi khát khao đ- ợc gần gũi với chồng ở chinh phụ ngày một cháy bỏng, cồn cào. Nàng gửi gắm vào niềm mơ ớc đợc nh loài chim muông, hoa lá:

“Thiếp xin muôn kiếp sau này

Nh chim liền cánh nh cây liền cành”

Thế nhng ớc mơ ấy quá mong manh và không thể nào thực hiện đợc bởi hạnh phúc lớn nhất, có ý nghĩa nhất của con ngời là hạnh phúc trần thế. Và con ngời cũng không thể hoá kiếp thành cây cỏ chim muông. Vậy là ngời chinh phụ vẫn phải sống cuộc sống lẻ loi, cô đơn chiếc bóng giữa thế giới loài vật hữu tình, đầm ấm, ái ân mặn nồng. Oan nghiệt ấy là vì đâu? Chiến tranh phong kiến kéo dài tỷ lệ thuận với nỗi đau khổ sầu muộn và tỉ lệ nghịch với tuổi xuân của ngời chinh phụ. Nàng vẫn cứ bị đốt cháy bởi những thôi thúc bên trong, bị giày vò bởi những khát khao không đợc đáp ứng. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi giằng xé tâm hồn nàng dai dẳng bằng tất cả những khổ đau cộng lại.

Trong Chinh phụ ngâm, thiên nhiên đã trở thành tấm khung cho ngời chinh phụ giăng mắc mối tơ lòng mình, thành tấm gơng phản chiếu những nỗi niềm, những xúc cảm, những run rẩy trong tâm hồn, những rung động sâu kín nhất của trái tim phụ nữ khao khát yêu thơng. Chính nhờ thiênnhiên ấy mà nỗi khao khát hạnh phúc thầm kín của ngời chinh phụ đợc bộc lộ hết sức sâu sắc và chân thực. Có thể nói “bút pháp tả cảnh ngụ tình đã trở thành sở trờng của tác giả và dịch giả khúc ngâm này” [11, tr 25].

Thiên nhiên là khung cửa sổ để chinh phụ ngồi bộc bạch những suy t, đối diện với lòng mình, ca vang khúc hát nội tâm.

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm đặng trần côn (dịch giả đoàn thị điểm) (Trang 33 - 37)