Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của ngời chinh phụ qua lời độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm đặng trần côn (dịch giả đoàn thị điểm) (Trang 40 - 44)

thoại nội tâm.

“Bức tranh chân dung bên trong của ngời chinh phụ đợc ghép lợp bằng những mảng tâm trạng, những “lớp lớp sóng dồi” [3, tr 60], trong đó khát vọng hạnh phúc lứa đôi là những đờng nét, màu sắc chủ đạo, là linh hồn sống

động của bức chân dung tinh thần ấy. Ngay từ buổi tiễn chồng đi xa, nàng đã thầm nhủ:

“Chàng thì đi cõi xa ma gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn”

Hình ảnh “chiếu chăn” chiếm lĩnh tâm hồn ngời vợ trẻ, choán hết mọi ý nghĩ của nàng, ngay lập tức trở thành nỗi ám ảnh giày vò nàng trong những đêm dài cô quạnh, chờ đợi héo hắt hao mòn. Căn “buồng cũ” với “chiếu chăn” là vật chứng của những tháng ngày hạnh phúc vợ chồng, vui vầy trong lạc thú tình duyên. tác giả đã rất tinh tế khi chọn hình ảnh giàu sức gợi nh thế trong đời sống vợ chồng để gọi về những rung động sâu xa nhất trong dòng nội tâm nhân vật chinh phụ, khiến nàng tự bộc bạch tất cả những khát khao thầm kín, những mạch cảm xúc đang cuồn cuộn chảy trong lòng mình.

Ngời chinh phụ dõi theo “bóng ngời đã khuất mấy ngàn dâu xanh”, nhìn màu “xanh ngắt” của ngàn dâu rồi lại tự hỏi lòng mình “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”. Nàng đang nói với chính mình, đang giãi bày với lòng mình nỗi nhớ thơng da diết khi từ đây phải cách xa chồng nghìn dặm, từ đây phải sống trong nỗi “đoạn trờng”, trong cảnh “ngời về chiếc bóng năm canh” (Truyện Kiều- Nguyễn Du). Nàng bộc bạch nỗi nhớ khôn cùng:

“Nhớ chàng đằng đẵng đờng lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

Nỗi nhớ không đợc đo bằng những thớc đo thông thờng mà bằng chiều sâu của tâm trạng, của lòng ngời. Diễn tả nỗi nhớ cồn cào da diết có phần vô vọng của mình, chinh phụ đã vô tình bộc lộ hết những mong ngóng, trông đợi đến cháy ruột cháy gan, đến héo mòn xuân sắc. Nàng cũng nhận thấy rằng

“căn nguyên sâu xa nhất của tất cả những nỗi sầu muộn buồn bã, chán ch- ờng” ấy là do tình trạng chăn đơn gối chiếc, cuộc sống lẻ loi cô độc của mình, sự “thiếu vắng một bàn tay” ve vuốt, những cử chỉ yêu thơng “một hơi thở nồng đợm” của ngời chồng” [11, tr 33].

“Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai

Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây”

Chinh phụ đã tìm mọi cách để đợc gặp chồng với một ớc mơ giản dị “Ước gì gần gũi tấc gang, giải niềm cay đắng đề chàng tỏ hay”. Nàng chạy đến nơi hò hẹn, lên lầu cao ngóng trông chồng, ngồi bên hiên nhà đợi chim khách báo tin, nơng song cửa chờ chồng… Những cử chỉ, hành động của nàng xuất phát từ những thôi thúc cấp bách của những khát vọng ái ân. Nàng đòi hỏi đợc ái ân, đợc thoả mãn những khát khao hạnh phúc yêu đơng của ngời phụ nữ. Nàng ý thức trọn vẹn về thân thể của ngời đàn bà, về quyền hạnh phúc của mình. ý thức về giá trị càng lớn bao nhiêu thì ý thức về thân phận lẻ loi đơn chiếc lại càng rõ rệt bấy nhiêu. nó làm trỗi dậy mạnh mẽ những khát vọng trần tục của nàng. Nàng muốn dâng hiến trọn vẹn, muốn tận hởng đến cùng những cảm giác mê say, ngây ngất nh những cảnh vật trớc mắt nàng:

“Lá màn lay ngọn gió xuyên

Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trớc rèm Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng”

Những khát khao vẫn mãi chỉ là khát khao mà thôi. nàng vẫn bị giày vò bởi nỗi đau đớn mà nhu cầu nhục cảm không đợc đáp ứng. Nàng cố gắng kiếm tìm một giải pháp để thoả mãn nhu cầu ái ân và nàng đã trải nghiệm nó bằng cách tìm vào giấc mộng:

“Duy còn hồn mộng đợc gần

Đêm đêm thờng tới giang tân tìm ngời Tìm chàng thuở Hán Dơng đài cũ Gặp chàng nơi Tơng Phố bến xa Sum vầy mấy lúc tình cờ

Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân”

Ngời chinh phụ đã tự nhận thấy rằng hạnh phúc không thể đợc thoả mãn bằng giấc mộng siêu hình hay những mong ớc viễn vông. Nàng khao khát đến cháy lòng một hạnh phúc trần thế, hạnh phúc đời thờng nh loài chim muông cây cỏ ngoài kia:

“Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội Cũng dập dìu chẳng vội phân trơng Chẳng xem chim én trên rờng Bạc đầu không nỡ đôi đờng rẽ nhau Kìa loài sâu đôi đầu cùng sánh Nọ loài chim chắp cánh cùng bay Liễu sen là thức cỏ cây

Đôi hoa cùng sánh đôi dây cùng liền”

Ngời chinh phụ chứng kiến cảnh giao hoà của vạn vật, từ đó suy ngẫm về cuộc sống lứa đôi của muôn loài. Những hình ảnh chim chóc, hoa lá hoà quyện, gắn bó với nhau đời đời kiếp kiếp đã khơi dậy niềm đau xót về kiếp

ngời, về tình cảnh xa cách của ngời chinh phụ. Mọi hy vọng ngày nào đều tan theo mây khói, chinh phụ đối diện với mình, với niềm đau xót, với mối sầu dằng dặc hết ngày này qua ngày khác. Dòng nội tâm cứ cuộn xoáy, bao bọc, bủa vây lấy nàng khiến cho nàng không thể nào thoát ra đợc. ở tâm điểm của dòng nội tâm ấy, một cột nớc dâng lên nhấn chìm ngời chinh phụ vào biển cả mênh mông, khiến nàng cố sức vẫy vùng giữa những con sóng ngầm, ấy là khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Có khi âm ỷ cháy, có khi bùng lên thành ngọn lửa lớn, khát vọng hạnh phúc lứa đôi vừa là ánh sáng của cuộc đời chinh phụ là lý tởng sống của nàng vừa là nỗi đau đớn khôn nguôi. Nàng bị giằng xé ở giữa hai thái cực. Và nàng cứ ngồi độc thoại triền miên mà chẳng bao giờ thoát ra khỏi tình trạng đó.

3.3. Thành công của bản dịch góp phần biểu hiện khát vọng hạnhphúc lứa đôi ở ngời chinh phụ

Một phần của tài liệu Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trong chinh phụ ngâm đặng trần côn (dịch giả đoàn thị điểm) (Trang 40 - 44)