Sản lượng lương thực hàng năm của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 53 - 55)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.Sản lượng lương thực hàng năm của người dân

Bảng 3.2: Sản lượng lương thực trung bình/hộ/năm của người dân trước và sau di cư

Loại lương thực Trước di cư (tấn) Sau di cư (tấn)

Sản lượng Lúa 2.37 0

Sản lượng Sắn 1.68 0.07

Sản lượng Ngô 0.78 0.15

Sản lượng Lạc 0 0.20

(Nguồn: Tổmg hợp phiếu điều tra)

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh sản lượng lương thực bình quân/hộ/năm trước và sau di cư

Căn cứ vào bảng số liệu (bảng 2) và biểu đồ (hình 3) ta thấy, trước khi di cư, sản lượng lương thực bình quân mỗi hộ là 2.37 tấn, sau di cư thi sản lượng luá không có. Sản lượng ngô và sắn là hai loại thức ăn chính cho gia súc cũng giảm đi nhiều, từ 0,78 tấn, ngô bình quân/hộ/năm xuống còn 0,15 tấn/hộ/năm. Sản lương sắn bình quân của mỗi hộ là 1.68 tấn giảm xuống từ 0,07 tấn.

Trong tổng số hộ được điều tra thì có 30% số dư thừa lương thục 70% số hộ sản xuất đủ dùng (trước di cư). Còn sau di cư 100% số hộ cho rằng nếu không có sự hỗ trợ về lương thực thì họ sẽ bị thiều ăn từ 3-6 tháng trong một năm.

Lương thực chính của người Đan Lai là lúa, ngô, sắn. Mỗi năm họ chỉ trồng 2 vụ mùa trên đất màu, đất trồng lúa không có nên cuộc sống của họ rất khó khăn đói lại còn đói hơn. Nguồn lương thực của họ là lúa giờ đây không có để ăn chỉ trồng lạc, ngô để bàn mua gạo ăn. Do đó, việc đảm bảo nguồn lương thực ổn định là hết sức quan trọng đối với họ.

Diện tích đất đai ít, chất lượng đất xấu lại không có ruộng để trồng lúa và nhiều nguyên nhân khách quan làm cho sản lượng lương thực giảm mạnh, nguy cơ thiều ăn luôn rình rập người dân tái định cư. Mấy trước người dân tại bản Tân Sơn vẫn sống dựa vào nguồn lương thực được trợ cấp, tuy nhiên số lượng lương thực được hỗ trợ cũng có hạn nên người dân luôn canh cánh trong lòng nỗi lo thiếu ăn, chỉ mong sao điều kiện sản xuất được cải thiện để ổn định cuộc sống.

Đây là một trong những vấn đề bức xúc nhất của người dân, bỏi vì họ đều là những người làm nông nghiệp, thu nhập của họ chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp và một khi các sản phẩm này ít đi sẽ đe dọa cuộc sống của họ, sẽ không còn đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân. Với những người làm nông nghiệp thì họ luôn mong muốn trong nhà có một khoản lương thực dữ trữ đề phòng khi mất mùa, thiên tai.

“Thực tế có nhiều hộ từ khi đến nơi ở mới khó khăn hơn nơi cũ nhiều, lương thực thì thiều thốn, chúng tôi chỉ xin đất để canh tác lúa nước để có cái ăn, sẵn thì không có để ăn chỉ được ít, đất đai thì xấu chăm bồn thì được ăn chữ không như trong kia không phải chăm sóc, ngoài này chăm sóc cũng không đủ ăn”

Sự thiều thốn về lương thực đã làm cho người dân sự bất ổn định về tinh thần, họ luôn phải lo lắng cho cuộc sống, lo lắng cho ngày mai khi lúa gạo hết thì lấy gì để ăn trong khi đất thì ít. Nhiều hộ đã lấy tiền đến bù của dự án để mua lương thực vì đã đến đây được mấy năm rồi mà vẫn chưa sản xuất đủ lương thực để ăn. Nguồn lương thực được hỗ trợ không đủ trang trải trong cả năm, vì một năm chỉ được hỗ trợ gạo trong 6 tháng và hỗ trợ 3 năm đầu và khi dự án không hỗ trợ nữa mà người dân cũng chưa sản xuất được lương thực thì sẽ thế nào. Vấn đề này không được đưa vào trong bất kỳ một chính sách TĐC nào và người dân chính là người phải chịu thiệt thòi.

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 53 - 55)