Vài nét vè địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 46 - 47)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.3. Vài nét vè địa bàn nghiên cứu

Nghệ An là một tỉnh miền Trung, phía bắc dãy Trường sơn, có địa hình đa dạng và phức tạp bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi và sông suối. Diện tích tự nhiên 16.487 km2, chiếm 5.01% diện tích của cả nước. Dân số trung bình của tỉnh là 3.053.000 người, trong đó số người tuổi lao động chiếm 53,48% tổng dân số toàn tỉnh. Tại Nghệ An có 20 nhóm dân tộc thiểu số chiếm 14,45%. Trong đó người dân tộc Thái chiếm 75%, dân tộc Kinh 20%, Đan Lai 4%, còn lại 1% thuộc dân tộc Hoa, Tày, Êđê, Khơ mú. Đặc biệt tại tỉnh Nghệ An có nhóm dân tộc Đan Lai là nhóm dân tộc thuộc diện Nhà nước đặc biệt quan tâm hiện nay (gồm 163 hộ với 894 khẩu) hiện đang sinh sống trong vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát, nhớ sự quan tâm của nhà nước nên đã được di chuển được 36 hộ ra khỏi vùng hiện đang sinh sống ở bản Tân Sơn xã Muôn Sơn.

Biểu đồ 3.1 được lấy từ địa bàn nghiên cứu của xã Muôn sơn Con Cuông Con Cuông là một huyện trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, huyện Con Cuông nằm ở phía Tây Nghệ An, phía Đông Nam giáp Anh sơn, phía Đông Bắc giáp huyện Qùy hợp và Tân kỳ phía tây Bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây Năm có đường biên giới nước Lào dài 55,5 km, là huyện vùng cao có lợi thế vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển Nông Lâm Nghiệp và Du Lịch, Thương Mại. Gồm có 1 trị trấn 12 xã. Con Cuông là vùng đất có những nét văn hóa riêng đặc

sắc với 4 dân tộc cùng sinh sống gồm Thái, Đan Lai, Thổ, Kinh và Hoa tuy khác nhau về trình độ, cách thức sản xuất, sinh hoạt những các dân tộc tạo điều kiện cho cán bộ và ủng hộ cạnh tranh nhờ vậy an ninh biên giới trật tự xã hội của huyện được tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực kinh tế xã hội khác phát triển. Toàn huyện có 14.504 hộ với 68.556 khẩu thuộc 7 dân tộc, mật độ dân số 30 người/ km, Dân số 62.8000 người, rường chiếm 67,233 ha tỷ lệ che phủ 70%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - khuyến nông 73,3%, Công nghiệp - Xây dựng 10,1%, Dịch vụ - Thương mại 18,6%. Người Đan Lai là lớp cư dân có mặt trong vùng quốc gia Pù Mát, có đất đai tài nguyên phong phú, trước khi di cư người Đan Lai cư trú trong vùng lõi của vườn quốc gia Pù Mát tại Khe Khặng tại 3 bản Co Pạt, Bản Bủng, Khe Cồn, thuộc xã Muôn Sơn Huyện Con Cuông. Đây là nhóm cư dân đông đảo nhất trong lịch sử, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thay đổi bộ mặt của miền Tây Nghệ An thời xa xưa, với nhóm tộc người còn xót lại. Đề tài luận văn sẽ tập trung phân tích quá trình di cư tại vườn quốc gia Pù Mát tới sinh kế của người Đan Lai tại xã Muôn Sơn với phương thức tái định cư xe ghép trong khu vực của người thái sinh sống xung quanh của xã Muôn Sơn 5% là người Thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w