KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.2. Địa chất và thủy văn
• Đất ở khu vực được xếp vào loại đất feralit núi thấp, có thảm thực vật che phủ. Do sườn núi dốc lớn, dòng nước ngầm chảy mạnh nên các dạng đá ong và tầng kết vốn không phát triển được. Thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ, độ dày tầng đất phổ biền từ 0,5 - 1 m. Dọc theo triền khe và thung lũng có sự phân bố của một số diện tích nhỏ đất phù sa, đất là phần diện tích chịu ảnh hưởng
nhiều của biền động dòng chảy vào mùa mưa lũ song thường có lượng phù sa lờn, độ phù cao thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp.
• Địa hình: toàn vùng tồn tại hai kiểu địa hình:
- Kiểu địa hình núi đất lẫn đá, độ dốc trung bình 20 - 350 vời các dãy nùi có độ cao 500 - 1.000.
- Kiểu địa hình thung lũng dọc theo khe suối có độ dốc trung bình 20 - 300. Toàn vùng bị phân cắt bởi một mạng lưới khe suối dày đặc mà trục chính là Khe Khặng chạy dọc từ Phà Lài đền biên giới Việt Lào, các tuyền cắt ngang là các chi lưu của nó: Khe Lẻ, Khe Thẳng, Khe Co Phạt, Khe Màng, Khe Cồn... Các khe hầu như duy trì được dòng chảy thường xuyên trong năm song sự chênh lệch về dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô rất lớn, địa hình vùng dự án có nhiều núi cao, chia cắt bởi nhiều khe suối, tạo ra núi cao và dốc.
3.1.3. Khí hậu
Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc Trung bộ và miền núi Tây Nam Nghệ An. Có đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia thành 2 mùa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.517 mm, nhiệt độ trung bình 23,30C, đổ ẩm 86%. Mùa mưa thường bị lũ quét do lưu vực sông Giăng rộng, độ dốc địa hình lớn. Hàng năm tháng 4 - 5 và 9 - 10 thường xuất hiện dịch bệnh có hại cho cây trồng, vật nuôi và người. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió bão (nhất là 2 loại gió mùa là mùa đông bắc và gió tây nam còn gọi là gió Lào),