Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 38 - 41)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.4.Tài nguyên thiên nhiên

3.1.4.1. Tài nguyên sinh vật

• Thực vật

a. Rừng nguyên sinh

Các khu rừng nguyên sinh thực sự ở các bản 1 - 2 ngày đường, rừng nguyên sinh quanh bản hầu hết đã bị khai thác chọn nhưng tính nguyên sinh còn cao. Rừng nguyên sinh ở đây thuộc kiểu rừng kín thường xanh lá rộng nhiệt đới, núi vừa và thấp, phân bố ở vành đai dười 900m, chủ yều từ 400 - 700m. Cầu trúc

điểm hình của kiểu rừng nguyên sinh này đã quan sát được ở định núi Khe Thin, phía tây Khe Cồ (Co Phạt) ở độ cao 438m cách bản Có Phạt khoảng 1.5 giờ đi bộ. Thiết diện rường có thể phân biệt 3 tầng rõ rệt. Tầng cây gỗ cao 20 - 30m, có thể xem đây là tầng tạo tán bởi các loại mọc khá đồng đều, tán cân đối, tạo thành tầng tương đối liên tục. Đó là các loại táu (Vatica), sến (Maluca), Ràng ràng (Ormuria)... Tầng dưới tàn gồm đại diện nhiều loài, mọc không liên tục xen giữa các tầng tán. Đôi khi có cây tốt vùng sát tầng trên, làm kín tầng tán, đó là các loại như: Trường mật (Nephelium), Bởi lợi (Litsea), Dung (Symplocos), Xoay (xylia), Mỡ (Manglietia),... Tầng cây bụi có mặt có thể của các loại chịu bóng, ưa ẩm, và nhiệu loại cât leo: song, mây, cỏ quyết, dương xỉ, phong lan, sẹ, đùng đính,... mọc quanh cây to. Những lâm phần nguyên sinh không phải dễ gặp, đa phần bị xâm hại ít nhiều bởi những người khai thác gỗ tôt. Hiện nay những phần khu rừng nguyên sinh hoặc chưa bị khai thác nhiều hầu như đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

b. Rừng thứ sinh

+ Rừng thứ sinh trên đất nguyên trạng.

- Đây là kiểu rừng đã khai thác chọn ở mức độ khác nhau. Các lâm phần hiện có ở các vùng Khe Khặng rất đa dạng về tổ thành loài cây và cầu trúc, về độ che phủ, sinh khối. Hầu hết các cây to thuộc các loại gỗ có giái trị đã bị chặt hạ, còn sót lại là những cá thể tái sinh của chùng. Tổ thành còn lại trên lâm phần rõ nét ở tầng lập quần là ưu hợp các cây gỗ vừa của nhiều loại, thường là trên dười 10 loài ưu hợp: Ngoài ra dười tầng lập quần có sự phân bố của nhiều loại khác nhau: hương bài, thiên niên kiện...

+ Rừng thứ sinh sau nương rẫy.

Đây là kiểu thảm thực vật khá đa dạng, tuy diện tích không lớn, phân bố rải rác dọc hai bên khe suối song do quá trình du canh phát nương làm rẫy và bỏ hóa vời các đối tượng canh tác khác nhau (lúa, ngô, sằn...), thời gian bỏ hòa khác nhau do vậy đã hình thành nên các dạng thảm của nhiều dạng quấn xã khác nhau. Qua đánh giá so sánh gữa các dạng thảm cho thầy khác nhau về thành phần là do thời gian bỏ hòa khác nhau, khả năng tái sinh của từng loại khác nhau, khác nhau về

nguồn gieo giồng, điều kiện đất đai địa hình, tác động qua quá trình canh tác... Tuy nhiên có một cảm nhận chung là mặc dù các bản vùng Khe Khặng đã có một lịch sự định cư gần nửa thế kỷ song do tập quán canh tác đặc thù cũng như khả năng tái sinh rừng ở đây mà đền nay hiện tượng đồi trọc hóa ở các phần diện tích canh tác nương rẫy vần chưa xẩy ra. Rừng khu vực Pù Mát đa dạng về thảm thực vật và có nhiều loại động thực vật khác nhau. Hệ thực vật theo điều tra ban đầu đã phát triển được 986 loại thực vật bậc cao có mạch thuộc 522 chi, trong 153 họ (Nguyễn Ngọc Chính - Viện điều tra quy hoạch rừng 1994). Hệ thực vật Pù Mát có đầy đủ giá trị kinh tế. Nhòm cây gỗ có 190 loài chiềm 30% sồ loài ghi nhận, đặc biệt có nhiều loại gỗ quỹ như: Đinh hương, gũ, lát hoa, trầm hương, lim, sến, tàu, pơ mũ... Nhòm cây thuốc có 220 loại thuộc 23 họ chiềm 22,3% số loại ghi nhận, tương đương vời tỷ lệ số loài cây trên toàn lánh thổ việt nam (22,0%) . Nhóm cây cảnh đã được thồng kê có 30 loài thuộc 36 họ. Ngoài ra còn có nhiều loài cây dầu béo, tinh dầu, cây gia vị, cây làm rau, cây bổ sung lượng thực... đã và đang dược người dân sử dụng [11]. Vời điều kiện tự nhiên có nhiều ưu đãi khả năng tái sinh ở vùng Khe Khặng diễn ra nhanh, mật độ dân cư còn thấp trước mắt vẫn có thẻ cho ghép sự tồn tại phương thức luân canh rẫy, tuy nhiên cần kết hợp các giải pháp kỹ thuật và quản lý để có thể hạn ché sự suy thoài rừng. Với thành phần thực vật phong phú, trong đó có nhiều loại có già trị kinh tế, nên tổ chức và hưỡng dẫn tốt người dân vẫn có thể tạo ra nguồn thu nhập từ khai thác hợp lý các sản phẩm từ rừng, trong giới hạn cho phép mà không ảnh hưởng đền việc thực hiện các mục tiêu bảo tồn.

• Động vật

Hiện đã thống kê được 241 loài động vật thuộc 86 họ, 28 bộ, trong đó: thú 64 loại thuộc 23 họ, 9 chi; chim có 137 loài thuộc 42 họ, 16 bộ; bò sát có 25 loài thuộc 17 họ, 2 bộ; Lưỡng cư có 15 loài thuộc 4 họ, 1 bộ; Cá có 87 loài thuộc 25 họ. tại đây có sự góp mặt của 31 loài động vật quỹ hiếm nghi trong sách đỏ Việt Nam.

- Vật liệu xây dựng: đá, cát ven khe suối tương đối dối dào, có khả năng sử dụng làm vật liệu xây dựng đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của người dân

- Vàng: vàng đã được phát hiện vời trự lượng thấp ở dọc Khe Khặng và một số chi lưu của nó (Khe Thẳng) song hiện nay người dân chưa tiến hành khai thác do còn mang lại hiệu quả thu nhập quá thấp.

31.4.3. Tài nguyên du lịch

Dọc tuyền Khe Khặng tồn tại nhiều vị trí có thể quy hoạch cho việc du lịch sinh thài cũng như khai thác nguồn du lịch từ các hoạt động nghiên cứu khảo sát về nguồn đa dạng sinh học. Đây là một tiềm năng cần có sự đánh giá đầy đủ trước khi tiền hành các hoạt động khai thác.

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 38 - 41)