Đôi nét về nguồn gốc người Đan La

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 41 - 43)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.1. Đôi nét về nguồn gốc người Đan La

Nguồn gốc và thời điểm có mặt của người Đan Lai (Đan Lai - Lý Hà) tại khu vực Con Cuông nòi chung và vùng Khe Khặng nòi riêng hãy còn là một ẩn số.

Theo Đặng Nghiêm Vạn (1985) thì có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của người Đan Lai cũng như thời điểm xuất hiện của cộng đồng này.

Giả thuyết thứ nhất cho rằng đây là nhòm Việt Mường do không chụi được nạn lao dịch thuế mã của bọ phong kiến địa phương đã từ miền thượng Thanh Chương đi lên. Tên Đan Lai và Lý Hà là tên cổ hai nhánh sông Lam ở huyện Thanh Chương.

Bằng chững của giải thuyết này là truyền thuyết “Cái thuyền liên chèo” hiện vần được lưu truyền trong cộng đồng.

Ninh Viết Giao (1985, 1998) thu nhập một số truyền thuyết khác của Nghi Lộc (Nghệ An) về chuyện chạy nạn của một số cư dân một làng cổ có tên là Đai Lai lên miền ngược. Về thời điểm xuất hiện cộng đồng theo Đặng Nghiêm Vạn (1985) từ nhiều dẫn chững khác nhau đã đưa ra giả thuyết cho rằng người Ơ Đu và người Đan Lai - Lý Hà là những cư dân đầu tiên của vùng thượng Con Cuông và hạ Tương Dương (trước cả dân tộc Thái thế kỷ XI -XII) .

Một giả thuyết khác được lưu truyền trong nhóm Lý Hà là: người Đan Lai và Lý Ha là hai nhòm người cùng chung sống trong lịch sử hoàn toàn khác nhau. Người Đan Lai vốn sống ở vùng rừng núi ven các con khe dọc biên giới Việt Lào của Nghệ An từ lâu đời. Nhòm Lý Hà thực chất là gọi theo tên cổ tổ tiên: Lý Hà là một vị trì trưởng có tên là Lê Hà vốn gốc quê Thanh Chương do có biền cố trong đời nên dấn dắt gia đình chạy loạn (cùng một vì lý trưởng khác là Lý Nồ), cứ dọc sông Giăng mà chạy, lên đền Khe Khặng gặp người Đan Lai ở đó cưu mang và cho ở rể. Lý Nồ mất sớm do tai nạn không có con, còn Lý Hà (Lê Hà) có con, tư đó con cháu sinh sôi và cho người Lý Há hiện nay (hiện nay Lý Hà vấn mang hộ Lê để phân biệt vời người Đan Lai mang họ La). Do ở rể trong cộng đồng Đan Lai nên hầu hết các đặc điểm văn hòa ngôn ngữ, phong tục tập quán đều được Đan Lai hòa. Tuy vậy, bộ phận Lý Hà vấn giữ một số đặc trưng riêng như: tục để tang người chết, dòng họ (họ Lê), chôn cất người chết. Bên cạnh việc Đan Lai hóa bộ phận Lý Hà thì một số tập tực của bộ phận này cũng ảnh hưởng xâm nhập vào cộng đồng Đan Lai như: các bài cũng truyền thuyết xuất thân, giả thuyết này giúp giải thích sự tồn tại của nhòm Lý Hà trong cộng đồng Đan Lai vời một số lượng nhỏ và hiện tượng trước đây giữ những người họ Lê (Lý Hà) không được kết hôn với nhau. Hơn nữa điếu này cũng giải thích cho một hiện tượng truyền thuyết nói về nguồn gốc của cộng đồng phổ bằng thơ song đền nay vấn không tìm thấy người Đan Lai nào nhớ nguyên bản bằng tiếng Đan Lai [11].

Theo các người già thì cộng đồng Đan Lai hiện tại có tính đa nguồn, bộ phận họ Lê Hà, bộ phận họ Viềng là những gia đình Tày Poong hoặc gần gũi vời nhóm này du nhập trong quá trình du cư dọc biên giời Việt Lào và bộ phận họ La là bộ phận đa số Đan Lai. Qua điều tra cho thấy có một số hộ Gia (ở Khe Bu) song điều này được giả thích là do sai sót trong quá trình ghi chép điều tra dân số, thực chất họ của họ là họ La. Một số hộ có họ Vi, họ Lô được giải thích là do người Thái ở rể hoặc là con nuôi về sau trở lại gốc của mình.

Như vậy nhiều giải thuyết khác nhau song đều đếu đi đền nhận định chung là cộng đông Đan Lai không phải mời suất hiện gần đây mà sự có mặt của họ tại

khu vực Con Cuông đã từ nhiều thế kỷ trước bởi khi người Lý Hà đặt chân lên mảnh đất này họ đã có một văn hóa đủ mạnh để đông hóa bộ phận Lý Hà, điều này cũng giả thích cho sự tồn tại các đặc trưng văn hóa Đan Lai bên cạnh các cộng đồng lân cận qua nhiều thế hệ vần không bị đồng hóa.

Khe Khặng vấn được xem là vùng đất tổ của người Đan Lai do vậy chưa xác định được thời điểm có mặt của cộng đồng này trên khu vực Con Cuông thì thời điểm có mặt của họ ở Khe Khặng hay còn bỏ ngõ.

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w