KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.4. Người Đan La
Dân tộc Đan Lai xuất phát từ Thanh Chương chạy lên được người dân kể lại thủa hồng hoang, tộc người Đan Lai sinh sống chủ yếu ở miền Hoa Quân - huyện Thanh Chương, Nghệ An bây giờ. Ngày đó có một tên bạo chú xuống lệnh “sau một đêm phải kiếm cho bằng được 100 cây nứa vàng và một cái thuyền liền chèo đem nộp, nếu không sẽ giết sạch” từ già trẻ thức suốt đêm nhưng không ai nghĩ ra cách kiếm cho đủ 100 cây nứa vàng và chiếc thuyền liền chèo. Gà vừa gáy, cả bộ tộc lần lượt kéo nhau chạy trốn. Họ chạy mãi, bàn chân túa máu rồi chai sần. Vượt qua hàng ngàn con suối, hàng trăm ngọn đồi, đến lúc chân đã mỏi thì tìm đền nơi đây. Dân tộc Đai Lai là một trong 5 dân tộc còn sống xót lại gần 3000 người đang sinh sống tại 3 bản Cò Pạt, Khe Cồn và Bản Búng thuộc huyện Con Cuông (Nghệ An). Để bảo tồn và phát triển tộc người Đan Lai, bắt đầu từ năm 2001, Nghệ An bắt đầu di dời người dân ra khỏi vùng lõi rừng quốc gia Pù Mát. Năm
2006, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững người Đan Lai” tháng 2 năm 2001, huyện di dời thành công 36 hộ 184 khẩu về tại bản Tân Sơn. Cuối 2006, huyện tiếp tục di dời 42 hộ 194 khẩu, ra nơi tái định cư thuộc xã thạch Ngàn, huyện Con Cuông.
Từ trước tới nay, tập quán canh tác chính của người Đan Lai là làm nương rẫy, cây trồng chính là lúa nương và sắn do đất ruộng lúa. Chăn nuôi chủ yếu là trâu bò, mang tính quảng canh và thả rông nên sản lượng thấp mặc dù thường nuôi số lượng tương đối nhiều bình quân mỗi hộ từ 5 - 6 con trâu bò. Nhà cựa hầu hết là nhà sàn, đất, có hướng nhà dựa vào núi và quay mặt ra sông, suối hoặc khe nước. Vị trí bản thường ở trên vùng cao và ở gần sông suối. Phương tiện chủ yếu của người dân là đi bộ mất (7- 8 giời) muốn ra thi trấn huyện Con Cuông, một số họ có tiền thì đi xuồng, đăc biệt là không có thông tin liên lạc. Lâu nay đồng bào dân tộc Đan Lai rất ít người đi học chữ, cuộc sống của họ lâu nay luôn bám với núi rừng, các con khe con suối nhỏ, biệt lập với những sinh hoạt bên ngoài trung tâm huyện Con Cuông. Bản làng nằm rải rác dọc con sông Giăng. Để bảo tồn dân tộc này dự án tái định cư cho người dân Đan Lai đã được thực hiện tại xã Muôn Sơn. Đã đói, nghèo người Đan Lai lại đẻ nhiều. Ở đây, con gái, con tai cứ đến 13, 14 tuổi là dựng vợ gả chồng. Người Đai Lại sống biệt lập, không giao lưu với người ngoài nên trai gái trong làng mới được lấy nhau. Hôn nhân cận huyết ngày càng làm cho nòi giống tộc người Đan Lai mai một đi. Việc canh tác nông nghiệp theo phương thức luân canh trên đất dốc theo tập quán có từ lâu đời là chọc lỗ bỏ hạt, manh mún, tự cấp tự túc là chính, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, năng xuất các loại sản phẩm thấp, bên cạnh giá trị này cũng thấp, tỷ lệ đói nghèo rất cao chiếm 70%. Do địa hình dốc, đi lại khó khăn đất đai thì xấu, khô cằn chỉ đủ phục vụ tính trên đầu người khi ra tái định cư, chỉ có đất ở, đất màu, không có đất trồng lúa nước. Trong khu vực người Đan Lai sinh sống trước đây có diện tích đất rừng lớn, rừng tự nhiên với nhiều loại động vật quý hiếm, nhiều loại gỗ quỹ,... Người dân có nguồn thu nhập từ các sản vật trong rừng như măng, mật ong, mộc nhĩ, nấm hương,... và khai thác chế biến lam sản như gỗ, mét, nứa những mấy năm gần
đây gỗ Nhà nước cấm không cho khai thác, không bán được mét, nên cuộc sống người dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Ngoài ra việc khai thác cá trên sông Giăng và rêu để cải thiện đời sống hàng ngày và tăng thu nhập hầu như không đắng kể. Sản xuất nông nghiệp và tiểu thụ công hầu như không có, một số hộ có thuyền chở khách và vận chuyển hàng hóa từ thị trấn về bán cho dân trong vùng
Quá trình tái định cư đã tạo ra nhiều thay đổi đối với cuộc sống cũng như các yếu tố sinh kế của người dân. Các chính sách tái định cư có những quy định về hỗ trợ và ổn định cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên các hỗ trợ này được quy định với mức giá thấp, thời gian ngắn, trong khi đó việc thực hiện các hoạt động khôi phục sinh kế cho người dân phải đói hỏi một thời gian lâu dài. Các cơ chế tài chính không được quy định rõ ràng cho các hoạt động này.
Qúa trình tái định cư đã tạo ra nhiều thay đổi đối với cuộc sống cũng như các yếu tố sinh kế của người dân. Các chính sách tái định cư có những quy định về hỗ trợ và ổn định cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên các hỗ trợ này được quy định với mức giá thấp, thời gian ngắn, trong khi đó việc thực hiện các hoạt động khôi phục sinh kế cho người dân phải đói hỏi một thời gian lâu dài. Các cơ chế tài chính không được quy định rõ ràng cho các hoạt động này.