Những thay đổi về sự dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 50 - 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.Những thay đổi về sự dụng đất

Bảng 3.1: Số liệu diện tích đất trung bình/ hộ của người dân trước và sau di cư

Loại Đất Trước di cư (m2) Sau di cư (m2)

Đất vườn nhà 1.202 1000

Đất rẫy 32.240 5000

Đất màu 2000 6000

Đất trồng mét 5.327 0

Rường khoanh nuôi 10.130 0

(Nguồn:Tổng hợp phiếu điều tra)

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh diện tích đất bình quân/hộ trước và sau di cư

Căn cứ vào bẳng số liệu (bảng 1) và biểu đồ trên (hình 2) ta thấy, diện tích đất sau khi di cư giảm nhiều so với trước đây. Cụ thể là:

Trước di cư diện tích đất rẫy là 32.240m2/hộ, sau di cư giảm xuống 500m2/hộ. Từ sau khi chuyển về nơi ở mới diện tích đất trồng mét không còn. Đất màu trước di cư 2000m2/hộ có sau di cư 6000m2/hộ. Bình quân diện tích đất vườn nhà của mỗi hộ trước di cư là cư 1.202m2/hộ, sau di cư chỉ còn 100m2/hộ, còn rừng khoanh nuôi trước là 10.130m2/hộ, sau di cư đất khoanh nuôi không có.

Để xây dựng khu tái định cư, ban quản lý dự án đã tiến hành mua đất của người dân ở khu vực sở tại và tiến hành xây dựng, tuy nhiên với quỹ đất có hạn nên diện tích đất sau khi chuyển đền nơi ở mới ít hơn nhiều so với trước đây, không đáp ứng được nhu cầu sự dụng đất canh tác của bà con dân tộc, vì vậy cuộc sống của người dân Đan Lai vốn phụ thuộc vào thiên nhiên lại càng nên khó khăn hơn.

Phương thức chính sản xuất của người dân nơi đây là phát rẫy làm nương làm rẫy nhưng với diện tích đất rẫy hạn hẹp như thế khiến cho cuộc sống người dân gặp khó khăn. Diện tích đất rừng khoanh nuôi tại nơi ở mới không có khiến cho vấn đề chăn nuôi trâu bò trở nên khó khăn. Xưa nay người dân miền núi chăn nuôi chủ yếu là trâu bò nhưng không chăn dắt mà thả tự do trên rừng. Khi nguồn đất đai bị thu hẹp, đất rừng khoanh nuôi không còn nữa thì người dân buộc phải bán trâu bò hoặc một số hộ vẫn chăn thả ở vùng đất không canh tác được do đất khô cằn thu hoạch được một vài mùa. Với diện tích đất ở hết sức hẹp chỉ 1000 m2/hộ, trừ diện tích đất xây dựng nhà ra, mỗi hộ còn rất ít đất, để trồng rau và cây ăn quả, và cây công nghiệp như ngô, lạc trồng sung quanh nhà, cúng có thu nhập ít nhưng cũng không đủ ăn, đất đai xấu, khô cằn. Đất đai là một trong những nguồn lực hết sức quan trọng đới với cuộc sống và sinh kế của người dân nói chung. Đặc biệt với người dân miền núi, cuộc sống của hộ gắn với rừng núi. Họ sản xuất lương thực, thực phẩm trên rẫy, họ lấy rau rừng và các sản phẩm quý giá từ rừng, lấy củi, lấy củi gỗ cũng từ rừng, trâu bò chăn thả trên rừng,... phải nói là cuộc sống

của họ hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, các nguồn vật chất phục vụ cho cuộc sống của họ được khai thác từ rừng rất nhiều.

Do vậy, một có các tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến diện tích đất đai và rừng núi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như sinh kế của họ. Sự thay đổi về diện tích đất đai, cụ thể là giảm diện tích đất sẽ dẫn đến việc làm thay đổi các yếu tố khác như sản lượng lương thực, chăn nuôi,... Trong thực tiến, hầu hết người dân tái định cư được cung cấp diện tích đất canh tác hẹp hơn và chất lượng xấu hơn so với nơi xuất cư. Hậu quả là trong khi quỹ đất cho sản xuất bị thu hẹp, đất trồng lúa cũng không có để sản xuất nên cuộc sống của người dân khó khăn rồi giờ còn khó khăn hơn.

Vấn đề đất đai không chỉ dừng lại ở diện tích đất đai hạn hẹp mà còn có sự có sự mâu thuấn giữa dân sợ tại và dân TĐC, khi chuyển về đây do đất đai chưa phân chia ro khó khăn trong quá trình canh tác đất màu ở đây nhà nước trợ cấp cho đất đai để canh tác những lại hạn hẹp đất đai thì khô cằn, xấu cần đầu tư phân bòn cao, lại không có đất để sản xuất lúa nước khi chuyên về đây đất đai đã được phân chia rõ ràng giữa bản tái định cư với bản lân cận những đất đai phân chia không màu mỡ đất xấu khó phát triển, khó chăm sóc.

Khi chuyển về đất đai được phân chia cho mỗi hộ tính trên khẩu/hộ để phân chia đất đai chỉ có đất màu mỗi hộ được 6000 m2 đất màu thì ít, xấu, cần phân bón nhiều.

“Khi chúng tôi ra đây nhà nước hỗ trợ cho phân bón và giống ngô được 2 năm đầu sau đó không có tiền để mua phân bón nưa, đất đai thì xấu làm được từng nào thi ăn từng đó, bác nói chị Nguyệt làm kinh tế rất giỏi nhưng vấn nói là đất đai ở đây kém, xấu không tốt khó để cây phát triển”

(La Văn Thắng, 47 tuổi) Chúng tôi ra đây được cấp nhà ở, có đất đai, có bìa đỏ đất đai ít và xấu nhưng không có ruông nước để sản xuất thôi chúng tôi mong muồn được có ruộng nước để có gạo ăn”

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh kế của người dân tái định cư bản tân sơn, xã muôn sơn, huyện con cuông (Trang 50 - 53)