6. Cấu trúc khóa luận
2.3. Tiếp cận hệ đề tài mới
2.3.1. Đề tài trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
Đặc thù của ba mơi năm kháng chiến chống lại kẻ thù hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã ảnh hởng đến mọi mặt của đời sống Việt Nam, trong đó có văn học nghệ thuật. Văn chơng theo ngời lính ra trận, là thứ vũ khí có sức mạnh lớn lao phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 hớng tới ba đề tài chính: Đề tài hiện thực cuộc sống đau thơng và anh dũng trớc cách mạng ; Đề tài lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội và đề tài chiến đấu.
Viết về hiện thực đời sống đau thơng và anh dũng trớc cách mạng, các nhà văn một mặt phản ánh bức tranh khổ cực, nghèo đói, tối tăm của xã hội Việt Nam trớc đây. Mặt khác, cũng chỉ ra sự vận động tất yếu. Sóng gầm (tập 1) trong bộ tiểu thuyết Cửa biển đồ sộ của Nguyên Hồng và Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi đã ghi lại đầy đủ nhất hiện thực này.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là mục tiêu đợc đặt ra song song với mục tiêu chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Chủ nghĩa xã hội lúc này nh là nền tảng của chủ nghĩa anh hùng, là sức mạnh cơ bản của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy văn học không thể thờ ơ với mục tiêu quan trọng này. Tuy nhiên, đề tài lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội là mảng đề tài đòi hỏi sự nhạy bén của ngời viết. Nếu không đi vào tìm hiểu thực tế, không sâu sát và nhạy bén nhà văn khó lòng có thể có những tác phẩm thành công.... Viết về hiện thực nông thôn khi bớc vào phong trào hợp tác hoá nông nghiệp là đề tài thờng gặp trong sáng tác của Đào Vũ, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Thờng, Chu Văn.... Khi viết về đề tài này, các tác giả chú ý phản ánh cuộc sống mới ở nông thôn sau cách mạng với sự chuyển mình mạnh mẽ. Nhiều mối quan hệ tốt đẹp và thang bậc giá trị đạo đức nảy sinh góp
phần phá vỡ nếp sống xa cũ, lạc hậu. Nhiều con ngời mới với t tởng làm thay đổi nhận thức về ngời nông dân.
Viết về sự chuyển biến trong công nghiệp có sự đóng góp của Võ Huy Tâm, Huy Phơng, Lê Minh, Lê Phơng và nhiều cây bút trẻ trởng thành trong phong trào quần chúng từ sau 1970. Đề tài công nghiệp là đề tài mới và khó nên bớc tiến của nó cha gây dựng đợc nhiều ấn tợng trong lòng độc giả. Qua các tác phẩm Những ngời thợ mỏ, Trăng bão của Huy Tâm, Xi măng của Huy Phơng,
Thung lũng Cô Tan của Lê Phơng, cho chúng ta thấy cuộc sống vất vả và nhiều thử thách của ngời công nhân.
Đề tài có sức hấp dẫn và thu hút nhiều nhà văn là đề tài chiến đấu. Chiến đấu chống lại hai kẻ thù sừng sỏ nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến đấu ở miền Bắc và chiến đấu ở miền Nam. Trong những năm chống kẻ thù xâm lợc, các nhà văn cả hai miền đã cố gắng phản ánh kịp thời những sự tích và con ngời tiêu biểu của dân tộc ở vị trí cầm súng bảo vệ chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nớc, đồng thời vạch rõ bộ mặt độc ác dã man, tàn bạo và hèn nhát của kẻ thù. Nhiều cây bút đã khẳng định đợc mình ở phạm vi hiện thực nh Nguyễn Huy Tởng, Hữu mai, Nguyên Ngoc, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu.... Chính ở đề tài này phẩm chất của con ngời Việt Nam hiện lên hoàn thiện, hoàn mỹ nhất. Anh Trỗi trong Sống nh anh, chị Lý trong Ngời con gái Việt Nam, chị út Tịch trong Ngời mẹ cầm súng, chị Sứ trong Hòn đất... là những con nhời đại diện cho vẻ đẹp ấy. Mọi mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình yêu, tình đồng chí, đều đợc nhìn nhận qua lăng kính đấu tranh cách mạng. Trong quá trình chiến đấu với kẻ thù, đối diện hàng ngày với những hi sinh mất mát, con ngời tự nhận thức ra mình, tự ý thức đợc vai trò, trách nhiệm của mình đối với dân tộc, lịch sử. Điều ấy đợc lý giải vì sao đề tài chiến đấu lại là mảnh hiện thực đợc quan tâm nhiều nhất và để lại nhiều thành tựu nhất trong văn học ba mơi kháng chiến.
Nh vậy, xuất phát từ yêu cầu của cách mạng, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 hớng tới những đề tài mang tính thời sự, lịch sử. Dân tộc. Bởi vậy văn học mới chỉ phản ánh đợc đời sống cộng đồng mà quên đi góc khuất trong đời sống của cá nhân. Đây là điểm mạnh đồng thời vừa là điểm yếu khi chúng ta nhìn nhận đánh giá lại văn học của một thời kỳ đã qua.
2.3.2. Hệ đề tài mới trong văn xuôi sau 1986
Phát triển trong bầu không khí dân chủ cởi mở văn học nói chung và văn xuôi nói riêng sau 1986 có nhiều đổi mới. Đổi mới trớc hết ở t duy nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo và không thể không kể đến đổi mới ở hệ đề tài. nếu văn xuôi giai đoạn trớc chỉ tập trung phản ánh hiện thực đấu tranh cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì ở giai đoạn này phạm vi hiện thực mở dến mọi vấn đề của đời sống, không còn những vấn đề cấm kỵ đối với văn học. Văn học có thể viết về mọi chuyện kể cả những vấn đề tế toái của đời sống, văn học nói chung đã có điều kiện nhìn sâu vào thế giới “vĩ mô” của đời sống tâm hồn con ngời, về các trạng huống tinh thần tinh tế trong thế giới tâm linh. Những đề tài nhà văn một thời phải né tránh nay xem ra lại càng có sức hút mạnh mẽ ngòi bút của họ. Chẳng hạn, vấn đề cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội đã có một thời gian dài là khu vực đợc khai thác mạnh mẽ đến mức ngời ta có thể nói tới một thứ văn học “chống tiêu cực”, “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” là tinh thần chung của văn học thời kỳ này. Sự phong phú đa dạng về đề tài chính là mảnh đất tốt cho các nhà văn tìm tòi, thể nghiệm và khẳng định mình. Mỗi nhà văn có thể tập trung sáng tác ở một mảng hiện thực hoặc có thể viết và thành công ở nhiều đề tài. Điểm qua hệ đề tài của văn xuôi sau 1986 nói chung và truyện ngắn nói riêng cùng với những cây bút tiêu biểu, chúng ta sẽ thấy lạc quan về sự phát triển của văn học Việt Nam.
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn chuyên đi sâu khai thác cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu trong con ngời. Nhà văn không ngừng đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con ngời trong chiến tranh, giờ đây “quyết định xông vào mặt trận đạo đức” ở đó cái tốt,
cái xấu đang lẫn lộn đan xen. Ông nhận ra “ngời tốt vẫn là đa số, vẫn chiếm đa số. Nhng hình nh họ luôn có những cuộc đấu tranh bản thân giữa thiện và ác, lý trí và dục vọng, cái riêng và cái chung ở bên trong từng con ngời” [15]. Cùng với những tác phẩm viết về đề tài nông dân, đề tài chiến đấu, mảng hiện thực trong sáng của Nguyễn Minh Châu sau 1986 đã chứng minh rằng: Nguyễn Minh Châu là ngời nghệ sỹ suốt đời mải mê đi tìm cái đẹp và cái thật. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đề cập tới nhiều vấn đề của đời sống nh: Mối quan hệ giữa con ngời với tự nhiên, cuộc sống nông thôn, tình yêu thời mở cửa, đề tài hậu chiến, đề tài lịch sử. ở mỗi đề tài, nhà văn “hai lần lạ” (chữ của Vơng Trí Nhàn) đều ghi đợc dấu ấn tài năng của mình, đem lại cho văn học Việt Nam chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng nhng cũng hết sức nhân văn.
Nhiều cây bút sau 1986 tập trung khai thác mảng đề tài hôn nhân, gia đình, tình yêu đôi lứa hết sức đa dạng. Cha bao giờ trong văn học nớc ta, gơng mặt của hạnh phúc và sắc thái của tình yêu đợc biểu hiện phong phú đến thế, những bi kịch tình yêu cha bao giờ đợc đề cập nhiều đến thế. Những cuộc báo thù đẫm máu, sự xung đột mâu thuẫn giữa các dòng tộc họ mạc truyền từ đời này sang đời khác là đề tài đợc quan tâm nhiều trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Nguyyễn Khắc Trờng, Lê Lựu... Đọc Bớc qua lời nguyền, Mảnh đất lắm ngời nhiều ma, Miếu làng ngời đọc cảm nhận đợc rất rõ không khí ngột ngạt, bức bối đang vây hãm đời sống nông thôn. Nếu trớc đây viết về tôn giáo các nhà văn luôn luôn gặp phải những cản trở vô hình hoặc những nhìn nhận một cách phiến diện về tôn giáo, cho tôn giáo là liều thuốc phiện đầu độc con ngời, thì nay tiếp cận với đề tài này, họ có điều kiện để khai phá một vùng hiện thực không mới nhng bằng cái nhìn biện chứng hơn. Nguyễn Khải có lẽ là nhà văn đi tiên phong ở đề tài tôn giáo sau 1986. “Cha và con và...” của Nguyễn Khải ra đời năm 1979 bắt dầu mở ra khả năng đối thoại giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Đến Thời gian củangời, S già chùa Thắm và Ông đại tá về hu cùng một số sáng tác sau đó, Nguyễn Khải đặt tôn giáo vào góc nhìn của nhân tính, xem xét nó từ nhu cầu tín ngỡng, tự nhiên của con ngời. Tác giả triết luận về tôn giáo
“con ngời sở dĩ khác con vật vì nó không chỉ sống cho cái bây giờ, cái tức thì mà nó còn dám sống cho niềm tin cao đẹp thiêng liêng cho chính bản thân nó. Hoặc là một niềm tin vào một lý tởng xã hội, hoặc là một niềm tin vào tôn giáo” [30;39]. Đề tài chiến tranh vẫn là đề tài đợc khai thác với tần số lớn trong các tiểu thuyết lẫn truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Nhng khác biệt so với giai đoạn trớc là các nhà văn đã nhìn chiến tranh từ phía khổ đau, nớc mắt, nén chịu và bi kịch với những số phận cá nhân cụ thể. Chiến tranh không chỉ có âm vang của khúc quân hành hào sảng, không chỉ có niềm vui và nụ cời chiến thắng mà còn co nớc mắt, hi sinh không gì bù đắp. Các tác giả văn xuôi giai đoạn này đặc biệt chú ý đến số phận của những con ngời sau khi rời khỏi chiến trờng. Đời khổ
(Nguyễn Khải), Trung tớng giữa đời thờng (Cao Tiến Lê), Tớng về hu (Nguyễn Huy Thiệp), Ngời sót lại của rừng cời (Võ Thị Hảo)... là các tác phẩm có cái nhìn chân thực sâu sắc về đời sống của những ngời lính thời hậu chiến. Đóng góp của các tác giả viết về đề tài chiến tranh đã giúp cho ngời ta hiểu rõ, hiểu đúng về chiến tranh, về số phận của con ngời ở một đất nớc cha lành vết thơng dù cho đạn bom đã dứt.
Kể từ sau 1975 và nhất là những năm trở lại đây, tình dục đã trở thành đề tài nóng bỏng trong văn học. Trớc đây, tình dục bị xem là điều xấu xa cấm kỵ. Không ít nhà văn “bóng gió” về nhu cầu bản năng của con ngời đã bị quy kết “tội danh” tự nhiên chủ nghĩa. Bởi vậy không ít nhà văn phải giấu kỹ, phải lảng lờ, phải làm ngơ, thậm chí tỏ ra khinh thờng tất cả những gì liên quan đến ham muốn thể xác của con ngời. Nhng khi văn học bớc vào giai đoạn đổi mới, các nhà văn có điều kiện khai thác hiện thực mà lâu nay bị cấm kỵ với tinh thần dân chủ. Tuỳ vào mức độ đậm nhạt khác nhau, rất nhiều tác phẩm sau chiến tranh hứng thú diễn tả vấn đề tình dục, coi tình dục lành mạnh cũng là biểu hiện của văn hoá và tính ngời. Có thể kể đến những tác phẩm nh Yêu pháp (Triệu Huấn),
Thợ may (Phạm Hải Vân), Vũ điệu cái bô (Nguyễn Quang Thân).... Nhu cầu tình dục của con ngời là nhu cầu mang tính bản năng, vừa là một nhu cầu mang tính nòi giống đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Văn học là nhân
học, con ngời cá nhân đợc đặt ở trung tâm của tác phẩm nghệ thuật, vậy thì để hiểu đợc tính cách cũng nh sự phát triển của toàn diện của con ngời, văn học không thể không thừa nhận đời sống tình dục. Nếu nh những năm đầu hoà bình các nhà văn viết về tình dục mới chỉ dừng lại ở những khát khao nhục cảm, yêu đơng của nhân vật nh “chị lao vào cơn ma mù mịt, đi nh kẻ mộng du, áp mặt vào thân cây cơm nguội để tự lừa dối mình đó là khuôn ngực của đàn ông” trong Bốn mơi chín cây cơm nguội (Nguyễn Quang Lập) hay “dới ánh trăng vàng rực rỡ, bộ ngực căng phồng lên nh chỉ chực bật ra khỏi cái thân thể nõn nà của cô, cô vội khoanh hai cánh tay trớc ngực rồi lại ngoan ngoãn theo bàn tay của anh tẽ nó ra hai bên, hơi quay mặt để anh thoả sức ngắm nơi thần tiên đó” trong Thời xa vắng (Lê Lựu), có mạnh bạo hơn thì tác giả cũng chọn từ ngữ để thể hiện. Đến Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc T... tình dục đợc miêu tả bằng thái độ thẳng thắn, không giấu diếm, e ngại. Tình dục không chỉ bằng mắt, mà còn bằng tay, bằng miệng, bằng tất cả các giác quan. Có sờ mó, có rên xiết, có cấu véo, cắn xé, hoan hỉ, có đòi hỏi, tham lam, cuống quýt vội vàng... Các cây bút văn xuôi đơng đại đã thể hiện đa dạng thế giới của tính dục, của những rung động da thịt, những khát khao nguyên thuỷ của đòi hỏi đợc tràn đầy sung mãn. Họ đã nhìn nhận vấn đề tình dục với ý thức về sự giải thoát con ngời khỏi những trói buộc và những ẩn ức kiềm toả, những định kiến đã nhốt kín, giam hãm, cầm tù con ngời trong một khoảng thời gian rất dài. Đây là điểm mới trong cách nhìn nhận về con ngời của văn học giai đoạn này so với các giai đoạn trớc. Tuy nhiên, cần nhận thấy nhiều cây bút đã quá sa đà, quá lạm dụng hoặc xem tình dục nh một chiêu thức câu khách khiến không ít tác phẩm gây phản cảm trong công chúng.
Văn học là tấm gơng phản chiếu đời sống xã hội. Bởi vậy sự phong phú phức tạp, bề bộn của đời sống sau chiến tranh sẽ dẫn đến sự đa dạng về đề tài trong văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau khi có chủ trơng, đổi mới về đờng lối của Đảng. Khi phạm vi hiện thực đợc mở rộng, lẽ dĩ nhiên nhà văn sẽ đợc tự do trong sáng tạo, tìm tòi, có điều kiện tốt để phát triển và khẳng định
mình. Từ đó trong văn học đón nhận sự xuất hiện của nhiều tác giả có đóng góp tích cực cho nền văn học nớc nhà.
2.3.3. Đề tài trong truyện ngắn Bão Vũ
2.3.3.1. Đề tài thờng gặp trong truyện ngắn Bão Vũ
Cũng nh các tác giả truyện ngắn sau 1986. Bão Vũ hớng sự quan tâm của mình đến mọi vấn đề của cuộc sống. Từ chuyện tình yêu, hôn nhân gia đinh, đến những chuyện làm ăn kinh tế thị trờng. Từ chuyện của những ngời lao động đến chuyện của những ngời kiến trúc s, từ những dung tục, nhỏ bé tầm thờng đến những cái cao cả, vĩ đại trong cuộc sống, từ thế giới thực dụng của ngời sống đến cõi mơ hồ của ngời chết.... Tất cả cái náo nhiệt xô bồ phức tạp của cuộc đời đều vang vọng trong những trang viết của Bão Vũ. Tất cả các gam màu của cuộc sống đều hội tụ ở ngòi bút của nhà văn - kiến trúc s Bão Vũ.
Qua lăng kính văn học, hầu nh các tác giả đều chọn cho mình những đề tài phong phú khác nhau. Có ngời trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, có ngời nếm đủ d vị của cuộc sống bao cấp thiếu thốn, có ngời lại lớn lên trong nền kinh tế thị trờng đầy biến động. Họ đều góp phần làm phong phú đề tài