Giọng điệu nhiều sắc thái

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn bão lũ sau 1986 (Trang 82 - 87)

6. Cấu trúc khóa luận

3.3.2. Giọng điệu nhiều sắc thái

Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trờng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [19].

Nếu nh trong đời sống ta thờng chỉ nghe giọng nói là nhận ra ngời nói thì trong văn học giọng điệu không đơn giản là tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra ngời nói, mà nó còn mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trớc hiện thực của nhà văn. Khi hiện thực phản ánh lập trờng xã hội, thái độ tình cảm và thẩm mỹ của tác giả thì nó trở thnàh một phạm trù thẩm mỹ, có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo phong cách nhà văn. Không chỉ tạo nên cái riêng cá biệt của một tác giả văn học, giọng điệu còn làm nên bản sắc một trào lu, một trờng phái hay một giai đoạn văn học.

Trong văn học Việt Nam 1954 - 1975, giọng điệu khẳng định ngợi ca với thái độ tin tởng, lạc quan bao trùm hầu khắp tác phẩm. Giọng điệu này phù hợp với những vấn đề của cộng đồng, dân tộc mà văn học tập trung phản ánh. Hiện thực cuộc sống sau chiến tranh cùng với những đổi mới của cuộc sống sau Đại hội VI đã tạo nên bớc chuyển trong giọng điệu của văn học. Có thể nói giọng điệu trong văn học Việt Nam nói chung và trong truyện ngắn Việt Nam nói riêng sau 1986 hết sức đa dạng. Đó là giọng tự tin tự hào, giọng hoài nghi, giọng chất vấn đay đả, giọng từng trải chiêm nghiệm và giọng điệu giễu nhại xuất hiện trong nhiều sáng tác của lớp nhà văn trẻ.

Hòa, một nhà phê bình văn học thẳng thắn và mạnh mẽ, một ngời thẩm định văn học tinh tế, có cách nhìn riêng biệt và luôn tìm ra, nói ra những điều mà ngời khác không thấy hoặc né tránh đã viết về Ma Văn Kháng và Bão Vũ: "...Tôi thật sự nể trọng các nhà văn đàn anh nh Ma Văn Kháng, Bão Vũ... Họ không chỉ có tài văn mà còn là những nhân cách đàng hoàng, có ý thức nghiêm túc trong trau dồi tri thức. Đọc văn của họ chỉ một tác phẩm có thể hiểu họ là ai, và nên lắng nghe khi họ nói về nghề...".

Giữa cơn lốc truyện ngắn đợc in ra hàng năm, độc giả vẫn nhận ra một Bão Vũ, không lẫn với ai khác, với phong cách giọng điệu riêng: nhẹ nhàng, hồn hậu, trữ tình, tinh tế và một chút u-mua thâm trầm, kín đáo. Với cái nhìn đa chiều, đa diện về cuộc sống con ngời, Bão Vũ đã bày tỏ những cảm xúc khác nhau trớc hiện thực phản ánh. Và mỗi sắc thái cảm xúc ấy đã tạo nên sự đa dạng trong giọng điệu của tác giả. “Sự đồng nhất giữa “văn” và “ngời” nh một xác định từ lâu nay, tôi lại nghĩ không hoàn toàn nh vậy. Về giọng văn, chất văn nh ngời ta muốn nói đến thì chúng ta đều hiểu đó là đặc điểm riêng của mỗi nhà văn. Giọng, chất văn này không nên chịu ảnh hởng tính cách của vùng miền. Dù cùng ở một địa phơng, các tác giả trong tác phẩm của mình vẫn phải có những giọng điệu riêng, thậm chí có thể trái ngợc với tác giả khác. Cũng giống nh tính cách tự nhiên của những anh em ruột trong một gia đình vậy”. Có ngời nói rất chí lý rằng: “Không có khả năng để trở thành một cá thể thì đó là bi kịch lớn của ngời viết văn” (Bão Vũ trả lời phóng vấn của Hải Phòng cuối tuần).

Giọng điệu nhẹ nhàng, hồn hậu không chỉ xuất hiện trong truyện ngắn Bão Vũ mà chúng ta có thể bắt gặp trong sáng tác của nhiều tác giả truyện ngắn đơng đại. ở truyện ngắn của Bão Vũ giọng điệu này thờng xuất hiện khi tác giả viết về quá khứ và viết về những kiếp ngời sống nghèo khổ, bất hạnh. Ông viết về họ với niềm cảm thơng ẩn dới những dòng chữ. “Viết về quá khứ là sở trờng đặc biệt và niềm hứng thú của Bão Vũ [46]. Nhà văn thờng hay viết những cuộc “đi tìm thời gian đã mất”. Từ trong hiện tại, những mảnh vụn ký ức thờng trở lại nh một vẻ đẹp xa xăm mà các nhân vật của ông “chỉ có thể ngắm nhìn với nỗi cảm hoài và niềm thơng tiếc ngọt ngào (Vờn thuốc). Và cái dĩ vãng đã trở thành hoài niệm, cái dĩ vãng đẹp và đáng nhớ ấy sẽ thanh lọc tâm hồn con ngời, “hoàn lơng”, “khuyến thiện” cho con ngời trong cuộc sống xô bồ bơn trải của ngày hôm nay. Bên cạnh đó những kiếp ngời bất hạnh hiện lên trang viết của ông đầy sự cảm thông và lòng nhân đạo. Đó là hình ảnh của cha con thằng bé chèo thuyền trên vịnh biển, đứa bé khốn khổ hoang mang trớc cái chết thảm thơng của ngời cha nơi đất khách quê ngời, còn nó phải sống vật vờ trên vịnh nh một

con chim biển lạc lõng trong Vua của dải đất hoang, đó là cô gái điếm đói khát trên đảo Bali trong ánh sáng xanh trên đảo Bali. Trong truyện có một cảnh đau lòng nhng không bi luỵ mà vẫn theo giọng điệu dặc trng của Bão Vũ: cô gái điếm bị ngời mẹ đánh đập tàn nhẫn vì nhục nhã “nhng cô vẫn nhẫn nhục chịu đòn, hai tay thu lại che bộ mặt và bộ ngực trần, nh là cô chỉ cần bảo vệ cái "ph- ơng tiện hành nghề" của mình”.

Trữ tình, tinh tế sâu lắng là giọng điệu chủ đạo trong các truyện Trầu têm cánh phợng, Thung lũng Ngàn Sơng, Ngời muôn năm cũ.... ở các truyện ngắn này những rung cảm tinh tế của đời sống nội tâm đã đợc diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ mang đậm sắc thái trữ tình. Theo dõi diễn biến của câu chuyện, ngời đọc sẽ mở lòng mình cùng nếm trải những d vị phong phú của đời sống tình cảm. Đó là câu chuyện tình yêu của nhân vật “tôi” trong Trầu têm cánh phợng

“các tình tiết trong truyện gọn chắc, không có chi tiết thừa, mạch văn di chuyển nhanh. Bút pháp biến hoá bi hài rất tài hoa. Câu chuyện chơi vơi giữa hai bờ h thực, giữa nhân vật cổ tích đẹp nh thơ với những con ngời thực dụng bơn trải hôm nay” (nhà thơ Vũ Quần Phơng - Báo Ngời Hà Nội). Đó còn là số phận phù du của những kiếp đời nghệ sỹ - nghiệp cầm ca. Đi tìm vẻ đẹp của câu chuyện cho dù đó là một câu chuyện buồn, trong Thung lũng Ngàn Sơng Bão Vũ đi tìm vẻ đẹp cổ điển trong tình yêu trong tình yêu cho dù đó là tình yêu không có hậu theo nghĩa thông thờng, “Tôi đã nhận ra từ rất lâu rồi văn học Việt Nam bỏ bẵng tình yêu thuần khiết. Ngời ta luôn khoác cho tình yêu một xứ mạng gì đó, thậm chí trong nhiều tác phẩm tình yêu nh một thứ ký sinh, là vật trang trí gợng gạo cho tác phẩm hoặc chỉ là phần thởng cho những hành động cao đẹp. Đó là hệ quả của một thời gian quá dài văn học không hoàn toàn là văn học”. Giọng trữ tình sâu lắng nh một chất men say tô đậm thêm sức hấp dẫn của tình yêu của một bản làng ở Cao Bằng. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận xét rằng “Viết về tình yêu phải đắm đuối nh vậy. Yêu nh thế mới là yêu”.

Nhng trong truyện ngắn Bão Vũ, chúng ta còn nhận thấy sự hiện diện của một chút u-mua thâm trầm, kín đáo. Giọng điệu này thờng xuất hiện khi tác giả viết về mặt trái của cơ chế thị trờng, về sự phức tạp, xô bồ của cuộc sống thời kỳ mở cửa, về những chuẩn mực đạo đức dang bị xô lệch. Đó là Quảng trong

Papa, với nền cơ chế thị trờng thay đổi đồng tiền trở thành đối tợng quan trọng trong đời sống con ngời, đồng tiền có thể làm cho ngời ta tốt lên hoặc xấu đi. Ngời ta nhận thấy một vở bi hài kịch trong đám tang của bố Quảng. Với địa vị giám đốc mà Quảng đang ngồi, anh đã biến đám tang của cha mình thành một vụ lợi nhuận khổng lồ, anh ta hoa chân, múa tay, giận dữ nh một con rối. Đó còn là sự học đòi bắt chớc nhng không hiểu gì về nghệ thuật kiến trúc Pháp của chị em bà Hoàng trong Ngôi nhà kiểu Pháp, đã không hiểu gì nhng lại cố công đòi hỏi ngời kiến trúc s phải thiết kế một ngôi nhà thật “kiểu Pháp”. Trong giấc mơ ngời kiến trúc s mơ mình đứng trớc ngôi nhà quái gỡ ấy, bị hình tợng Tôn Ngộ Không từ một nóc nhà nhảy xuống vung gậy Nh ý quát: “Bớ yêu quái! Mi dùng tà thuật tạo ra những kiến trúc kinh dị, lão Tôn quyết không tha mạng”. Bên cạnh đó nhà văn còn châm biếm, giễu cợt những kẻ ngu dốt không biết gì về kiến trúc nhng họ đã trở thành những chủ thầu giàu có, học vị mới lớp bảy, nói thì sai “lờ” với “nờ” khiến cho những chú kiến trúc s thất nghiệp nhăn mặt nhại lại “nên Sơn Na, Nai Châu gì gì em cũng đi, miễn là có đôna” (Ngôi đền của tình yêu). Hay anh chàng tên là Nhi với biệt danh “Nhi-tre-gô” (Cánh buồm đơn độc), là “một gã học dốt toàn diện, môn đồ án thiết kế kiến trúc toàn góp nhặt linh tinh rồi nhờ vẽ hộ” và rồi “Nhi-tre-gô” trở thành một chủ thầu thiết kế có hạng trong ngành xây dựng. Ngời đọc có thể nhận ra giọng chua chát, bỡn cợt kia là sự lên án, phê phán gay gắt của nhà văn trớc lối sống ích kỷ cá nhân bị đồng tiền chi phối và thói học đòi ngu dốt nhng lại giữ một địa vị quan trọng trong xã hội nhờ thói học đòi, xu nịnh.

Giọng nhẹ nhàng hồn hậu, trữ tình tinh tế và một chút hài hớc thâm trầm kín đáo chỉ là sắc điệu cơ bản trong giọng điệu nhiều sắc thái của Bão Vũ nói riêng và truyện ngắn sau 1986 nói chung. Sự đa dạng về giọng điệu cho thấy

những đổi mới về ngôn ngữ của một giai đoạn văn học với nhiều biến động. Trong đó, đóng góp của những cá nhân nghệ sỹ chính là nền tảng tạo nên những đổi mới cho văn học.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn bão lũ sau 1986 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w