Các giải pháp lồng ghép hỗ trợ người nghèo trong tiếp cận và sử dụng vốn có hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 59 - 60)

D- Các chỉ tiêu BQ

3.7.2. Các giải pháp lồng ghép hỗ trợ người nghèo trong tiếp cận và sử dụng vốn có hiệu quả

vốn có hiệu quả

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ cho người nghèo. Trên thực tế hiện nay nhiều người nghèo ở các thôn xóm không hiểu được các chính sách của Nhà nước, thậm chí còn nhầm lẫn giữa vay vốn tín dụng với sự tài trợ của Nhà nước. Nhiều khi do sự hấp dẫn của lãi suất thấp mà nhiều hộ quyết định vay vốn nhưng thiếu phương án sử dụng nên đồng vốn được sử dụng không hiệu quả. Để cải thiện tình hình này thì việc cung cấp đầy đủ, rộng lớn và thường xuyên thông tin về các chính sách liên quan đến người nghèo đặc biệt là chính sách tín dụng, lãi suất ưu đãi để giúp họ hiểu biết hơn về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ trong các chính sách. Hình thức cung cấp có thể qua các phương tiện phát thanh, tài liệu, tờ rơi, hay thông qua các hội thảo, họp cơ sở.

- Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường sản xuất hàng hóa cho hộ nghèo. Thiếu kiến thức về kỹ thuật và trình độ tổ chức sản xuất thì đồng vốn không những không có tác dụng mà nhiều khi còn là gánh nặng cho người nghèo khi không có khả năng trả nợ từ kết quả sản xuất của họ.

- Phát triển và đẩy mạnh hệ thống khuyến nông, chuyển giao công nghệ kỹ thuật giúp hộ nghèo tiếp cận với kỹ thuật sản xuất tiên tiến. các dịch vụ khuyến nông nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các thông tin và kỹ thuật sản xuất. công tác khuyến nông giúp người nghèo khi sử dụng đồng vốn biết đầu tư vào cây gì, con gì thì phù hợp với điều kiện của hộ, cơ sở khoa học nào cho hiệu quả kinh tế cao. Nhưng hiện nay tại xã mới chỉ có một cán bộ khuyến nông còn rất trẻ và chuyên môn chưa cao. Bên cạnh đó ngân sách đầu tư cho công tác khuyến nông còn thấp. Chính vì vậy, vừa phải đầu tư phát triển thêm các dịch vụ khuyến nông vừa phải nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến nông tại xã. Có như vậy người nông dân đặc biệt là người nghèo có cơ hội tiếp cận khoa học và nhờ đó có thể thoát được nghèo một cách bền vững.

- Tăng cường các chương trình trợ giá về giống, vật tư đầu vào cho hộ nghèo. Các loại giống cây, con mới có năng suất và chất lượng cao thường đòi hỏi đầu tư ban đầu cao và kèm theo quy trình sản xuất phức tạp hơn. Vì vậy Nhà nước

cần tiến hành trợ giá để khuyến khích người nghèo mạnh dạn đầu tư vào các loại sản phẩm mới có giá trị để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của họ. Do vậy, để chính sách tín dụng ưu đãi được phát huy hiệu quả hơn thì vấn đề trợ cấp cho người nghèo về giống, vật tư phân bón, thú y cần được thực hiện song hành để giúp người nghèo mạnh dạn vượt qua tư duy cũ, lo sợ rủi ro. Hình thức trợ giá ở đây là bán với giá thấp ưu đãi chứ không cấp không cho người nghèo.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w