3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Văn Sơn là một xã thuộc huyện Đô Lương tỉnh Nghệ an, xã nằm gần trung tâm huyện, cách thị trấn Đô Lương 2 km về phía Đông. Xã có quốc lộ 7A chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán của nhân dân trong xã với các địa phương khác.
Về vị trí địa lý: xã có các mặt tiếp giáp với các xã như sau: - Phía Đông: tiếp giáp với xã Thịnh sơn
- Phía Tây: tiếp giáp với xã Yên sơn
- Phía Bắc: tiếp giáp với xã Bài sơn, xã Đông sơn - Phía Nam: Tiếp giáp với xã Xuân sơn.
3.1.1.2. Khí hậu thời tiết
Văn Sơn nằm trong vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều nên nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình từ 23-24oC và ít biến động trong năm. Nhiệt độ cao nhất trong năm là 37-39oC vào mùa hè và thấp nhất từ 9-12oC vào mùa đông. Lượng mưa trung bình từ 1.200 - 1.300 mm/năm, tập trung chủ yếu trong 4 tháng từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm 80% lượng mưa cả năm và độ ẩm trung bình hàng năm 81%. Ngoài ra, với bức xạ phong phú, nền nhiệt lượng cao là một thuận lợi cho xã phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
3.1.1.3. Thủy văn
Xã có con sông Đào chảy qua - là nhánh sông được bắt nguồn từ sông Lam. Con sông này cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho xã và các xã khác trong huyện. Với việc chủ động được nguồn nước tưới nên nhân dân trong xã rất thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lúa.
3.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2006-2008)
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 462,62 ha không thay đổi qua 3 năm. Địa hình của xã chủ yếu là đồng bằng, dốc từ Bắc sang Nam. Với diện tích đất nông nghiệp là 358 ha (năm 2008) chiếm 77,39% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên để khai thác được hiệu quả tiềm năng này thì nhu cầu về vốn là yếu tố hàng đầu để bà con nông dân đầu tư mở rộng sản xuất. Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên, bình quân tăng 0,14%/năm. Có được điều này là do Uỷ ban nhân dân xã đã tích cực chỉ đạo nhân dân tiến hành sản xuất trên những vùng đất chưa sử dụng (Bảng 3.1)
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên, vì vậy xã cần có những chính sách đầu tư về tín dụng để giúp bà con nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2006-2008)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh
SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 07/06 08/07 BQ A- Đất tự nhiên 462,62 100 462,62 100 462,62 100 100 100 100 I- Đất nông nghiệp 357,03 77,18 357,41 77,26 358 77,39 11,11 100,17 100,14
1- Đất sản xuất nông nghiệp 272,67 76,37 272,04 76,11 271,25 75,77 99,77 99,71 99,74 - Đất trồng cây hàng năm 235,36 86,32 234,73 86,29 232,5 85,71 99,73 99,05 99,39 - Đất trồng cây lâu năm 37,31 13,68 37,31 13,71 38,75 14,29 100 103,86 101,93 2- Đất lâm nghiệp 76,89 21,54 76,89 21,51 76,74 21,44 100 99,8 99,9 3- Đất NTTS 6,74 1,89 7,75 2,17 9,81 2,74 114,96 126,58 120,77 4- Đất nông nghiệp khác 0,73 0,2 0,73 0,2 0,02 0,006 100 2,74 51,37
II- Đất phi nông nghiệp 98,67 21,33 98,63 21,32 98,04 21,19 99,96 99,4 99,68
1- Đất thổ cư 17,54 17,78 17,7 17,94 18,05 18,41 100,91 101,98 101,45 2- Đất chuyên dùng 81,13 82,22 80,93 82,05 79,99 81,56 99,75 98,84 99,3 III- Đất chưa sử dụng 6,92 1,5 6,58 1,42 6,58 1,42 95,09 100 97,55 B- Chỉ tiêu bình quân - Đất NN/khẩu NN 0,1078 0,1042 0,1043 96,66 100,09 98,38 - Đất SXNN/khẩu NN 0,0823 0,079 0,079 95,99 100 97,99
(Nguồn: Ban thống kê xã)
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm từ 2006 - 2008 được thể hiện qua bảng 3.2. Tổng số nhân khẩu của xã tăng qua các năm, bình quân qua 3 năm tăng 1,47%. Khẩu nông nghiệp chiểm gần 80% trong tổng số nhân khẩu, khẩu nông nghiệp tăng qua các năm, bình quân qua 3 năm tăng 1,8%. Khẩu phi nông nghiệp chiếm hơn 20% tổng số nhân khẩu của xã, khẩu phi nông nghiệp cũng có sự thay đổi qua các năm, bình quân qua 3 năm tăng 0,45 %.
Lao động trong xã chủ yếu là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm hơn 82%, lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 17% trong tổng số lao động. Lao động nông nghiệp ở xã ít được đào tạo, làm việc theo thời vụ nên thu nhập không ổn định.
3.2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã
Văn Sơn là một xã thuần nông, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất của xã, giá trị sản xuất nông nghiệp của xã qua các năm tăng bình quân 16,05%. Trong đó, trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó là thủy sản, bình quân qua ba năm trồng trọt tăng 6,89%, chăn nuôi và thủy sản tăng bình quân qua 3 năm 30%. Ngành thứ hai đóng góp vào cơ cấu kinh tế của xã là tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất, bình quân qua các năm giá trị sản xuất của ngành này tăng 20,76% (Bảng 3.3).
Tóm lại, trong cơ cấu kinh tế của xã thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ, tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thì chính quyền địa phương cần có hướng đầu tư hợp lý, nhất là vấn đề vốn để hộ nông dân có thể đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của xã qua 3 năm (2006 - 2008)
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh
SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 07/06 08/07 BQA- Tổng số nhân khẩu Khẩu 4339 100 4450 100 4467 100 102,56 100,38 101,47 A- Tổng số nhân khẩu Khẩu 4339 100 4450 100 4467 100 102,56 100,38 101,47
1- khẩu nông nghiệp Khẩu 3312 76,33 3429 77,06 3431 76,81 103,53 100,06 101,8 2- Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 1027 23,67 1021 22,94 1036 23,2 99,42 101,47 100,45