Thực trạng sử dụng vốn của phụ nữ nghèo 1 Thực trạng cung ứng vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 37 - 40)

D- Các chỉ tiêu BQ

3.2. Thực trạng sử dụng vốn của phụ nữ nghèo 1 Thực trạng cung ứng vốn

3.2.1. Thực trạng cung ứng vốn

Theo tinh thần tại Nghị định của Chính phủ số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 và Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 thì các đối tượng phục vụ của NHCSXH là các hộ nghèo, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn tại nước ngoài, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NS&VSMT... Nhưng trong những năm qua trên địa bàn xã NHCSXH mới chỉ tập trung cho vay vào 3 nhóm đối tượng là hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NS&VSMT (Bảng 3.4).

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ - Tổng dư nợ 2.018,5 2.874,24 4.196,67 142,39 146,01 144,2 + Dư nợ hộ nghèo 1.386,5 1.610,2 2.004,52 116,13 124,49 120,31 + Dư nợ NS&VSMT 632 517,64 440,15 82,91 85,03 83,47 + Dư nợ HSSV - 746,4 1.752 - 234,73 117,36 - Tỷ trọng dư nợ hộ nghèo (%) 68,69 56,02 47,76 - - - - Tỷ trọng dư nợ NS&VSMT (%) 31,31 18,01 10,49 - - - - Tỷ trọng dư nợ HSSV (%) - 25,97 41,75 - - -

(Nguồn: Báo cáo Ban XĐGN xã Văn Sơn)

Qua số liệu từ bảng 3.4 cho thấy ưu tiên số một của NHCSXH là cho vay hộ nghèo. Trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng dành cho xã, cho vay hộ nghèo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nhóm đối tượng khác trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2006 chiếm 68,69%, năm 2007 chiếm 56,02% và năm 2008 chiếm 47,76% tổng doanh số cho vay. Mặc dù tỷ trọng dư nợ hộ nghèo qua các năm có xu hướng giảm nhưng trên thực tế doanh số cho vay hộ nghèo luôn tăng với tốc độ tăng bình quân là 20,31%/năm. Có thể nói NHCSXH đặc biệt quan tâm trong việc giải bài toán liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn và XĐGN.

Ngoài hộ nghèo, đứng thứ 2 trong bảng cơ cấu là cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động cho vay này mới chỉ được thực hiện bắt đầu vào năm 2007 khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 về tín dụng đối với HSSV. Năm 2007 doanh số cho vay HSSV đạt 764,4 triệu đồng chiếm 25,97% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2008 con số này lên tới 1.752 triệu đồng (tăng 987,6 triệu đồng so với năm 2007) chiếm 41,74% tổng doanh số cho vay của năm. Phương thức cho vay được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình của HSSV. Hộ gia đình là người đại diện cho

HSSV trực tiếp vay vốn, trả nợ NHCSXH và có quyền lợi, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Mức vay vốn được xác định theo tháng, theo năm học và theo khóa học do NHCSXH công bố. Như vậy đầu tư cho giáo dục ngày càng nhận được sự ưu ái của NHCSXH.

Và đứng thứ 3 trong bảng cơ cấu cho vay của Ngân hàng dành cho xã là cho vay NS&VSMT. Năm 2006, dư nợ cho vay NS&VSMT đạt 632 triệu đồng, chiếm 31,31%; năm 2007 con số này giảm xuống ở mức 517,64 triệu đồng, chiếm 18,01%. Đến năm 2008 doanh số cho vay NS&VSMT chỉ đạt 440,154 triệu đồng chiếm 10,49%. Như vậy qua 3 năm (2006 - 2008), dư nợ NS&VSMT mà Ngân hàng dành cho xã đều giảm, với tốc độ giảm bình quân là 16,53%/năm. Bởi vì đối tượng này sử dụng không có hiệu quả đa phần đều sử dụng sai mục đích. Mặt khác do mức vốn cho vay bình quân trên hộ thấp nên nhiều hộ thực sự muốn vay để cải thiện điều kiện nguồn nước của gia đình nhưng không muốn vay lượng vốn nhỏ từ ngân hàng vì không đủ để đầu tư cải thiện nguồn nước.

(Nguồn: Báo cáo ban XĐGN xã Văn Sơn)

Tóm lại, cho vay với mục tiêu XĐGN vẫn là ưu tiên hàng đầu của NHCSXH. Và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng được xem như là “đòn bẩy” giúp người nghèo thoát nghèo. Như vậy chứng tỏ sự ra đời của NHCSXH là hoàn

toàn hợp lý và ngân hàng đã ngày càng đáp ứng được những nhu cầu, mong mỏi chính đáng của hộ nghèo. Ngoài cho vay hộ nghèo, ngân hàng cũng đã quan tâm giải quyết nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách khác như cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NS&VSMT. Điều này cũng cho thấy, NHCSXH đã quan tâm nhiều hơn tới các hộ thuộc đối tượng chính sách khác nhau và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w