Mức vay vốn bình quân trên lần vay và lãi suất cho vay

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 40 - 43)

D- Các chỉ tiêu BQ

3.2.2. Mức vay vốn bình quân trên lần vay và lãi suất cho vay

Mức vay vốn bình quân trên một lần vay có sự thay đổi qua các năm. Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn cho vay hộ nghèo luôn tăng qua 3 năm (2006 - 2008), với tốc độ tăng bình quân là 20,31%/năm - là tốc độ tăng tương đối lớn. Do đó, qua 3 năm mức vay vốn bình quân trên một lần vay cũng có xu hướng tăng lên (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Mức vay vốn bình quân trên lần vay

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ

Doanh số cho vay hộ nghèo 1.386,5 1.610,2 2.004,52 116,13 124,49 120,31 Số lượt vay 270 298 332 110,37 111,41 110,89 BQ/Lượt vay 5,14 5,4 6,04 105,06 111,85 108,46 (Nguồn: Báo cáo Ban XĐGN xã Văn Sơn)

Qua bảng 3.5 cho thấy doanh số cho vay hộ nghèo tăng lên tương ứng với số hộ vay. Năm 2006 doanh số cho vay là 1.386,5 triệu đồng sang năm 2007 doanh số cho vay tăng lên 1.610,2 triệu đồng, tăng 223,7 triệu, tốc độ tăng đạt 16,13% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay đạt 2.004,52 triệu đồng tăng 394,32 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 24,49% so với năm 2007. Và xét chung trong giai đoạn 3 năm thì doanh số cho vay hộ nghèo đã có mức tăng trưởng tương đối cao, đạt tốc độ tăng bình quân 20,31%/năm.

Số lượt hộ nghèo được vay vốn cũng tăng nhanh qua các năm cùng với chiều hướng tăng của doanh số cho vay. Năm 2006 có 270 lượt hộ nghèo được vay vốn, năm 2007 số hộ nghèo được vay vốn đạt 298 hộ tăng 10,37% so với năm 2006. Đến năm 2008 số hộ nghèo được vay vốn đạt 332 hộ tăng 11,41% so với năm 2007. Xét chung trong giai đoạn 3 năm tốc độ tăng bình quân của số hộ nghèo được vay vốn là 10,89%/năm. Số hộ nghèo được vay tăng như trên là nhờ vào lượng vốn lớn được phân bổ từ Ngân hàng cấp trên đã tăng mạnh trong năm 2008, nguồn vốn này đã được NHCSXH huyện Đô Lương giải ngân cho cac hộ theo hướng dẫn cơ bản giống như các năm trước nên số hộ được vay đã tăng lên.

Số liệu bảng trên còn cho thấy mức vay vốn bình quân trên hộ cũng có chiều hướng tăng dần qua các năm. Năm 2006 mức cho vay trên hộ là 5,14 triệu đồng, đến năm 2007 mức cho vay lên 5,4 triệu đồng tăng 5,06% so với năm 2006. Sang năm 2008 mức cho vay bình quân tăng lên mức 6,04 triệu đồng tăng 11,85% so với năm 2007. Xét chung trong giai đoạn 3 năm, tốc độ cho vay bình quân trên hộ tăng 8,46%/năm.

(Nguồn: Báo cáo ban XĐGN xã Văn Sơn)

Qua so sánh giữa các dãy số ở bảng 3.5 và so sánh với tình hình thực tế tại địa phương cho thấy với số tiền vay bình quân như trên có thể là nhỏ so với các

nhóm hộ khác trong xã nhưng với số vốn vay bình quân 5-6 triệu đồng/hộ thì hoàn toàn là một lượng vốn không nhỏ đối với các hộ nghèo trong xã.

Lượng vốn trên đã giúp cho chị em PNN có điều kiện đầu tư vào sản xuất và mở rộng được quy mô sản xuất. Các hộ có điều kiện thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, có điều kiện mua sắm các nguyên vật liệu đầu tư tu sửa chuồng trại chăn nuôi. Tuy nhiên với mức vay bình quân như trên so với nhu cầu vay vốn của PNN thì còn thấp, chưa đáp ứng được mong đợi của phần lớn PNN. Qua điều tra thực tế các hộ đã cho thấy có trên 70% các hộ đều mong muốn vay với số lượng khoảng trên 10 triệu đồng. Các hộ giải thích rằng với số vốn vay 5-6 triệu chỉ đủ mua được một con trâu, bò cái làm giống. Ngoài ra, nếu muốn đầu tư vào tu sửa chuồng trại, mua thêm thức ăn chăn nuôi để đầu tư thâm canh thì còn rất eo hẹp, thiếu vốn đầu tư. Sự thiếu vốn này cũng được các hộ biết tới là sự đầu tư thiếu đồng bộ giữa con giống - thức ăn - điều kiện vệ sinh chuồng trại và điều kiện chuồng trại không tốt lại là một trong những nguyên nhân dẫn tới rủi ro cho hộ.

Về lãi suất, do NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên lãi suất áp dụng cho các đối tượng vay vốn là thấp hơn nhiều so với các tổ chức,cá nhân có nguồn vốn tín dụng khác trên địa bàn. (Biểu đồ 3.3)

Trong 3 năm trở lại đây, lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho các hộ vay vốn để XĐGN là 0,65%/tháng tức 7,8%/năm, vay NS&VSMT là 0,9%/tháng tức là 10,8%/năm, với đối tượng HSSV áp dụng mức lãi suất 0,5%/tháng tức 6%/năm. Trong khi đó, NHNo áp dụng mức lãi suất cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn của hộ nông dân là 1,2%/tháng tức 14,4%/năm, cao hơn 6,6%/năm so với lãi suất của NHCSXH; lãi suất cho vay của Hội phụ nữ xã cũng tương đối cao, 1%/tháng tức 12%/năm cao hơn 4,2%/năm so với lãi suất cho vay của NHCSXH; các chủ tư nhân áp dụng mức lãi suất 1,5%/tháng tức 18%/năm, cao hơn 10,2%/năm so với lãi suất mà NHCSXH áp dụng cho các hộ nghèo.Qua đó cho thấy lãi suất mà NHCSXH áp dụng đối với khách hàng là rất ưu đãi so với các tổ chức khác đóng trên địa bàn. Như vậy với lãi suất thấp (ưu đãi) mà Chính phủ áp dụng ở trên đã hoàn toàn khuyến khích được các hộ vay vốn đầu tư vào sản xuất, sinh hoạt nhằm cải thiện cuộc sống hiện tại của hộ. Mặc dù nhiều hộ vẫn mong muốn lãi suất hạ thấp hơn nữa nhưng tất cả đều hoàn toàn hài lòng với Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w