Một số bài học kinh nghiệm từ hoạt động tín dụng cho phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 25 - 28)

* Vai trò của người phụ nữ: Ngay từ phong trào Grameen và trong các chương

trình tín dụng ở mọi nơi, phụ nữ đã là đại đa số những người tham gia và là yếu tố chính của sự thành công. Vì những người nghèo nhất thường là phụ nữ, không được học hành, không có tài sản riêng, thiệt thòi đủ mặt trong xã hội. Họ đa số là lao động không có chuyên môn tay nghề. Với vai trò ba mặt, cùng một lúc họ phải quán xuyến cả công việc nhà, công việc sản xuất và tái sản xuất. Hơn ai hết họ thấm thía cái khổ

của nghèo túng vì vậy mà phụ nữ là những người kiên quyết nhất khi có cơ hội để vươn lên. Với sự tần tảo, chịu thương chịu khó vốn có của người phụ nữ, họ kiên trì hơn nam giới trong nỗ lực mưu sinh. Họ chính là những con nợ lý tưởng của các tổ chức tài chính, có tỷ lệ hoàn trả mà ngân hàng nào cũng phải ao ước từ 97 - 99%.

Tín dụng cho phụ nữ không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn đem lại nhiều lợi ích khác nữa. Tín dụng là phương tiện giải phóng phụ nữ, cho phép họ hòa nhập vào xã hội. Bao nhiêu PNN vay vốn mà qua đó đã học được chữ, học được nghề, học cách bảo vệ bản thân và học cả cách quản lý cuộc đời.

* Phương châm “mang ngân hàng đến với PNN” là chìa khóa thành công. Hệ thống tài chính chính thức cần mở rộng mạng lưới chi nhánh, lập văn phòng giao dịch bán thời gian tại cơ sở (ấp/thôn), hay mở quầy ngay tại chợ nông thôn.

* Kết nối nguồn cung tín dụng với việc huy động tiết kiệm. Khi cung cấp dịch

vụ tài chính cho PNN, điều quan trọng là giúp họ có cả chỗ vay vốn lẫn chỗ gửi tiền (dù là những khoản tiết kiệm rất nhỏ). Tiết kiệm bảo đảm khả năng phát triển bền vững của chương trình tín dụng, cũng như tăng tính tự chủ của người đi vay.

* Cho vay không nên là hoạt động biệt lập với chương trình phát triển nông thôn. Một sai lầm phổ biến là chỉ cố gắng cấp tín dụng cho PNN càng nhiều càng tốt.

Trên thực tế, bản thân tín dụng chưa phải là một công cụ hữu hiệu để kích thích sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân nhất là người nghèo. Tín dụng cần phải được bổ sung bằng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về vật tư đầu vào như phân bón, hạt giống, và có thị trường để trao đổi nông sản và những sản phẩm khác do nông dân làn ra. Các chương trình tín dụng cần kết hợp các nội dung phát triển cộng đồng như xây dựng năng lực cho cán bộ địa phương, bồi đắp tinh thần tương thân tương trợ, gắn kết xã hội thông qua những đội, nhóm vay chung cùng chịu trách nhiệm. Ngoài ra, công tác đào tạo cũng có vai trò quan trọng theo nguyên tắc “không nên cho con cá mà nên cho cần câu và dạy cách câu cá”.

* Làm giảm chi phí giao dịch đối với người cho vay và người đi vay. Quá trình

đợi xét duyệt cho đến khi thực sự nhận được tiền thường rất mất thời gian - chi phí cơ hội cho vay là khoản thu nhập mất đi trong khi chờ đợi. Đôi khi những chi phí giao dịch đó còn cao hơn cả lãi vay. Giảm chi phí giao dịch của các tổ chức tín dụng bằng cách

hoàn thiện công tác thẩm định dự án, tinh giảm quá trình xét duyệt đơn xin vay, hợp lý hóa bộ máy thu hồi nợ, đào tạo cán bộ tín dụng có khả năng đi sâu đi sát với quần chúng để nhanh nhạy nắm bắt và đáp ứng nhu cầu vế vốn cũng như nắm rõ gia cảnh khách hàng để quản lý tín dụng tốt hơn.

* Áp dụng hình thức cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung. Việc

chia sẻ rủi ro và tự quản lý nhau giúp tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Mỗi thành viên của nhóm là người bảo lãnh cho tất cả các thành viên khác. Chỉ cần một người không trả nợ đúng hạn thì cả nhóm sẽ mất quyền vay vốn. Ngoài ra hình thức tín dụng theo nhóm giúp giảm chi phí giao dịch cho cả người vay lẫn người cho vay, tăng tỷ lệ thu hồi nợ, tăng khả năng tiết kiệm và tạo nguồn quỹ phòng khi khẩn cấp, tăng lợi thế kinh tế nhờ tăng quy mô trong việc cung cấp tín dụng, góp phần khuyến khích một số giá trị xã hội (như tăng tính đoàn kết và tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm).

Như vậy có nhiều bài học kinh nghiệm được đúc rút từ hoạt động tín dụng cho PNN. Nhưng những kinh nghiệm, bài học này cần phải thận trọng trong việc áp dụng. Bởi vì, khi một giải pháp nào đó được đưa ra có thể phù hợp với điều kiện, môi trường KT - XH của nơi này nhưng chưa chắc đã phù hợp với điều kiện hoặc môi trường KT - XH ở nơi khác.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ nghèo xã văn sơn huyện đô lương tỉnh nghệ an (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w