Đất công ích, xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Đánh ghía hiệu quả sản xuất của quá trình dồn điền đổi thửa ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 74 - 77)

2. Mục tiêu nghiên cứu

4.5.2. Đất công ích, xây dựng cơ bản

Trước dồn điều đổi thửa, đất công ích, đất xây dựng cơ bản phân tán ở nhiều vùng khác nhau, không tập trung, không liền mảnh nên việc theo dõi quản lý của chính quyền cũng như cho đấu thầu canh tác gặp nhiều khó khăn (vì hầu hết đất này đều là đất xấu, đất khó giao). Tuy thế sau khi DĐĐT thì đất này được quy hoạch tập trung thuận lợi cho việc quản lý của chính quyền mà còn tăng nguồn thu ngân sách xã. Đất xây dựng cơ bản cũng được quy hoạch và quy về một vùng tạo điều kiện cho chính quyền chủ động khai thác sử dụng quỹ đất này.

Do hạn chế về nội dung nghiên cứu nên đề tài không đủ bằng chứng để chứng minh là sự khai thác và sử dụng các loại đất công điền sau DĐĐT là tốt hay xấu.

Tiểu kết luận: Ngoài những tác động về kinh tế xã hội thì dồn điền đổi

thửa còn có những tác động rất nhiều mặt khác của hoạt động sản xuất và đời sống như việc khai thác và sử dụng các loại đất và các quy hoạch khác về cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp…

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dồn điền đổi thửa là yêu cầu cấp thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu thị trường tăng thu nhập cho nông hộ.

 Tác động của DĐĐT đến sự phát triển của nông nghiệp, kinh tế xã hội nông thôn là rất phức tạp và theo hai chiều tích cực(+) và tiêu cực(-):

• Những tác động tích cực có thể thấy rõ là:

- Quá trình dồn điền đổi thửa đã làm thay đổi đáng kể về quy mô sản xuất nông nghiệp đó là ô thửa có sự tăng lên đáng kể, số thửa được chia cho hộ nông dân giảm hẳn và tập trung hơn nhiều so với trước.

- Quá trình chuyển đổi ruộng đất đã thúc đấy chuyển đổi cơ cấy cây trông vật nuôi từ đó góp phần tăng suất các loại cây trồng vật nuôi của nông hộ đồng thời tạo ra được các loại nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời đã đưa vào sản xuất những mô hình mới làm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất như làm trang trại, mô hình lúa cá…Đặc biệt là các mô hình làm trang trại mới chỉ là bước đầu nhưng cũng đã có vai trò quan trọng đóng góp vào tổng thu nhập của nông hộ.

- Cho phép thúc đẩy đa dạng hoá (cấp vùng), chuyên môn hoá (cấp vùng và nông hộ) nhưng chỉ đối với một số nơi, một số loại hình sản xuất như chuyển đổi trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, với một số kiểu hộ nông dân có khả năng kinh doanh, có vốn.

- Hiệu kinh tế của của các mô hình sản xuất tăng lên một cách vượt trội so với trước.

+ Đối với canh tác lúa: làm tăng đáng kể thu nhập cho người nông dân và tiết kiệm được một lượng lao động khá lớn.

+ Đối với canh tác ngô: cũng tương tự như sản xuất lúa, canh tác ngô cũng tao ra được hiệu quả kinh tế đáng kể so với sản xuất ngô trước chuyển đổi.

+ Đối với làm lúa cá: Sản xuất lúa cá đã đem lại một lượng giá trị sản xuất lớn gấp nhiều lần và thu nhập đáng so với sản xuất lúa trước quá trình chuyển đổi.

+ Đối với làm trang trại: Làm trang trại là một hướng đi đúng khi thực hiện quá trình dồn điền đổi thửa, Nó đã mang lại một lượng giá trị sản xuất và thu nhập lớn gấp nhiều lần so với các mô hình sản xuất trước quá trình dồn điền đổi thửa.

- Ngoài những tác tác động tích cưc về mặt kinh tế thì dồn điền đổi thửa còn có tác động lớn về mặt xã hội đó là góp phần làm xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

- Dồn điền đổi thửa còn thúc đấy quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Từ đó tạo ra sự dư dôi về lao tạo điều kiện cho việc chuyển dịch lao động từ nghề nông sang các ngành nghề khác làm tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống của người dân.

• Tuy nhiên, DĐĐT cũng có tác động khác có chiều hướng bất lợi đó là: - Sự gia tăng chi phí sản xuất có thể làm cho hiệu quả đồng vốn không được cải thiện.

- Tạo ra những nhóm lợi ích khác nhau xung quanh vấn đề ruộng đất, những nhóm lợi ích này này đôi khi trái ngược nhau không phục vụ cho các mục tiêu ban đầu là hỗ trợ SX của DĐĐT.

- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu có xu hướng giảm xuống nếu không được quản lí và quy hoạch một cách hợp lý.

 Kết luận chung: Qua kết quả nghiên cứu được ở trên ta có thể khẳng định được rằng dồn điền đổi thửa đem lại hiệu quả sản xuất cao cho ngành nông nghiệp nói riêng và cách ngành khác nói chung.

Một phần của tài liệu Đánh ghía hiệu quả sản xuất của quá trình dồn điền đổi thửa ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w