2. Mục tiêu nghiên cứu
4.2.3. Đánh giá hiệu quả một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây con ở địa
điểm nghiên cứu
Như đã nhận xét ở trên, dồn điền đổi thửa không những làm thay đổi về số mảnh bình quân/hộ, giảm diện tích đất sản xuất lúa, tăng diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đất chuyên dùng cho giao thông thuỷ lợi mà còn thúc đẩy thâm canh, đa dạng hoá nông nghiệp. Đó là thay thế các diện tích sản xuất nông nghiệp không đem lại hiệu quả hay đất hoang hóa cho năng suất thấp và căn cứ vào chủ trương và pháp luật quy định nên các hộ đấu thầu, mua bán, trao đổi hay chuyển nhượng ruộng đất để mở rộng hay thu hẹp quy mô canh tác nhằm thay đổi mục đích sử dụng đất để có thể đem lại thu nhập cao hơn trên một đơn vị diện tích. Bằng cách xây dựng các mô hình sản xuất mới như mô hình lúa cá, mô hình làm trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp…Sự thay đổi này diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của DĐĐT cụ thể ta có thể thấy ở bảng 4.4 và 4.5 ở trên. Ngoài ra ta có thể thấy rõ hơn sự thay đổi đó qua bảng 4.10 dưới đây:
Bảng 4.10: Diện tích binh quân mô hình sản xuất lúa cá trước và sau DĐĐT
(Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Nam Đàn 2000 - 2007 )
Qua bảng cho thấy :
- Diện tích binh quân mô hình sản xuất lúa cá tăng 90,14% so với trước quá trình thực hiện chuyển đổi, qua đó ta có thể thấy được diện tích lúa cá của huyện Nam Đàn tăng một cách vượt bậc. Điều này có thể giải thích được đó là do tác động phần nào của qúa trình dồn điền đổi thửa vì chuyển đổi đã tạo nhiều cơ hội cho người dân mở rộng diện tích từ đó người dân mạnh dạn hơn trong đầu tư sản xuất các mô hình có hiệu quả kinh tế hơn. Hiện nay mô hình lúa cá là một mô hình
Xã Trước DĐĐT(ha) Sau DĐĐT(ha) Tỷ lệ % tăng
giảm ( +,- )
Toàn huyện 205,257 390,275 + 90,14
Nam Lộc 2,25 8,75 + 288,9
Kim Liên 12,5 28,165 + 125,32
đem lại hiệu quả kinh tế và ngày càng được nhân rộng, đặc biệt là các vùng sâu trũng như Nam Cát và một số vùng ở Kim Liên…
- Qua bảng ta có thể thấy được rằng diện tích sản xuất lúa cá ở các xã đều có xu hướng tăng và tăng rất mạnh so với trước dồn điền đổi thửa. Trong đó tỉ lệ tăng lớn nhất là Nam Lộc ( tăng 288,9%) đây là một bước đột phá trong quá trình sản xuất của Nam Lộc. Mặc dù Nam Lộc là xã có tỷ lệ mức tăng về diện tích lúa cá là lớn nhất so với Nam Cát, Kim Liên nhưng về diện tích tích sản xuất lúa cá thì Nam lộc lại là xã có diện tích nhỏ nhất đó là vì Nam Lộc là xã nửa đồng bằng nữa đồi núi.
- Trong khi đó Nam Cát và Kim Liên là 2 có mức tăng thấp hơn Nam Lộc nhưng 2 xã này là 2 xã thuộc vùng trũng và vùng trung tâm nên có điều kiện thuận lợi về mọi mặt phát triển và mở rộng diện tích mô hình sản xuất này.
- Như vậy DĐĐT ngoài lợi ích đại chúng là giúp giảm manh mún về ô thửa, thuận tiện hơn trong quá trình canh tác qua đó còn góp phần giảm công lao động, tăng khả năng thâm canh và đẩy nhanh quy hoạch lại đất đai, cơ sở hạ tầng. DĐĐT còn thúc đẩy thâm canh, đa dạng hoá nông nghiệp. Đó là hình thành các vùng sản xuất hàng hóa và mở rộng các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích.
Để thấy được hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất mới so với sản xuất các loại cây lúa trước chuyển đổi thì tôi tiến hành đánh gía và so sánh mô hình sản xuất lúa + cá so với sản xuất lúa trước chuyển đổi.
a. Chi phí đâu tư cho mô hình sản xuất lúa cá :
Qua điều tra ở các địa điểm nghiên cứu thì tôi có bảng số liệu tổng hợp mức đầu tư chi phí cho 2 mô hình sản xuất trước và sau dồn điền đổi thửa như sau:
Bảng 4.11: So sánh mức đầu tư và chi phí của 2 mô hình sản xuất Hạng mục ĐVT Trước DĐĐT làm 1ha lúa/năm Sau DĐĐT Làm 1ha lúa + cá/năm Tỷ lệ % tăng, giảm (+,-) 1. Tổng Chi phí vật chất Triệu đồng 10,968 16,92 + 54,267 - Giống Triệu đồng 2,8 7,8 + 178,57 - Phân bón Triệu đồng 5,968 7,2 + 20,64 - Thuốc BVTV Triệu đồng 1,2 0,72 - 40 - Chi phí khác Triệu đồng 1 1,2 + 20 2. Chi phí dịch vụ Triệu đồng 2,6 1,6 - 38,46 3. Công lao động Công 400 240 - 40
- Chi phí thuê Triệu đồng 1,2 2,52 + 110
4. Khấu hao
XDCB Triệu đồng 0 4 -
5. Tổng chi phí Triệu đồng 14,768 25,04 + 69,56
(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2009)
Qua bảng 4.11 cho thấy tổng chi phí đầu tư giữa 2 mô hình sản xuất trước và sau có sự chênh lệnh rất lớn (sau DĐĐT tăng 69,56% so với trước).
- Tỷ lệ tăng nay đó là do mức đâu tư chi phi vật chất cho sản xuất 2 mô hình trước và sau chuyển đổi có sự chênh lệch lớn (tăng 54,267%).
+ Mức chênh lệch chi phí vật chất giữa 2 thời kỳ lớn đó là do chi phí phục vụ cho giống và phân bón và chi phí khác có sự thay đổi đáng kể ( giống tăng 178,57%, phân bón tăng 20,64% , chi phí khác tăng 20% ).
- Ngoài ra còn phải kể đền mức khấu hao về xây dựng cơ bản của mô hình sản xuất lúa cá với mức khấu hao 4 triệu đồng/năm trong khi đó trước chuyển đổi mực chi phí này không có.
- Nhưng bên cạnh đó sau dồn điền đổi thửa lại làm giảm một lượng lớn công lao động ( giảm 40% ) so với trước, đó là do thực hiện qúa trình chuyển đổi nên cơ giới được áp dụng vào sản xuất nên một số khâu trong quá trình sản xuất được thay thế bằng máy móc, nhưng bên cạnh đó thì làm tăng ( tăng 110% ) mức đầu tư chi phí thuê máy móc. Không chỉ làm giảm công lao động mà còn làm giảm đáng kể về chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ( giảm 40% ) và làm giảm cả chi phí dịch vụ hợp tác xã ( giảm 38,46% ).
Như vậy ta có thể thấy được tổng mức chi phí đâu tư cho mô hình sản xuất lúa cá tăng nhiều so với đầu tư cho sản xuất lúa trước dồn điền đổi thửa, nhưng để có thể thấy được hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất trước và sau dồn điền đổi thửa thì ta có thể thấy qua bảng 4.12 dưới đây.
b. So sánh hiệu quả kinh tế giữ 2 mô hình sản xuất
Để có thể thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình cá lúa thì tôi đã tiến hành điều tra đánh giá và so sánh giữa hai mô hình sản xuất lúa trước chuyển đổi và mô hình kết hợp cá lúa sau chuyển đổi. Qua điều tra tôi có số liệu như sau:
Bảng 4.12: So sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình sản xuất
Chỉ tiêu ĐVT Trước DĐĐT làm 1ha lúa/năm Sau DĐĐT Làm 1ha lúa + cá/năm Tỷ lệ % tăng, giảm (+,-) 1. GTSX/Ha Triệu đồng 39,36 62,28 + 58,23
2. Chi phí/Ha Triệu đồng 14,768 25,04 + 69,56
3. TN/Ha Triệu đồng 24,592 37,24 + 51,43
4. GTSX/ chi phí lần 2,665 2,487 - 6,68
5. TN/chi phí lần 1,665 1,487 - 10,69
(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2009)
- Tổng giá trị sản xuất/Ha sau dồn điền đổi thửa lơn hơn so vơi trước dồn điền đổi thửa với mức tăng 58,23%. Mức tăng này có thể giải thích được rằng đó là do ngoài thu nhập về lúa còn thu nhập thêm sản lượng của cá. Trong khi đó thì thu nhập/ha cũng tăng ( tăng 51,43% ) đáng kể so với trước, để đạt được mức thu nhập này đó là kết quả của việc áp dụng các khoa học kỹ thuật mới cùng việc mạnh giạn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình cá lúa ta đang xét ở trên. Trong khi đó chi phí khấu hao xây dựng cơ bản khá lớn 4 triệu đồng/năm làm mức tăng về giá trị sản xuất/ha còn hạn chế nhưng khi người nông dân đã khấu hao hết tài sản cố định mà mình bỏ ra trong những năm đầu sản xuất thì mức tăng về giá trị sản xuất/ha sẽ rất lớn.
- GTSX/chi phi âm so với trước rất lớn, với mức giảm – 6,68%. Điều này khẳng định rằng: các mô hình sản xuất cá lúa đã bỏ một khoản rất lớn vốn đầu tư nên việc GTSX/chi phí âm và kéo theo thu nhập/chi phí âm là điều không thể tránh khỏi trong những năm đầu bước vào sản xuất. Nhưng nếu xét về tổng thể lâu dài khi thời gian khấu hao xây dựng cơ bản đã hêt và các mô hình này đi vào sản xuất ổn định thì sẽ làm tăng đáng kể thu nhập/ha.