2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề nông nghiệp nói chung và chuyển đổi ruộng đất nói riêng ở nhiều gốc độ và khía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu đó tìm những nguyên nhân tồn tại để đề xuất với nhà nước cần có những chính sách và giải pháp đồng bộ để đưa nền nông nghiệp nước nhà không ngừng đổi mới đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực trong khu vực và xuất khẩu.
Với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp và sản xuất hàng hóa là nhu cầu tất yếu khách quan. Chủ trương phát triển sản xuất hàng hóa trong kinh tế nông nghiệp được Đảng ta đặt ra như một bước đi tất yếu để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Một trong nhưng biện pháp quan trọng nhất để phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp là giải pháp tập trung ruộng đất để tổ chức sản xuất ở quy mô lớn hơn. Chìa khóa pháp lý để thực hiện giải pháp này là việc Nhà nước trao cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở. Đây chính là nội dung đổi mới chủ yếu trong đổi mới chính sách pháp luật đất
đai đã được cụ thể hóa trong Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003. Theo TS. Nguyễn Hữu Cát, Trưởng Ban Kinh tế Tỉnh uỷ Hải Dương thì dựa trên cơ sở pháp lý này nhà nước khuyến khích thực hiện phong trào dồn điền đổi thửa để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất do quá trình giao đất trước đây. Và có điều kiện quy hoạch lại đồng ruộng, sử dụng được các dịch vụ công nghiệp, giao thông, điện, thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh,... áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp.[3]
Theo ThS. Trương Tấn Quân, Đa ̣i ho ̣c Kinh tế đã kết luận rằng sự manh mún ruộng đất ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình đã gây ra nhiều khó khăn không nhỏ cho đầu tư của các hộ, gây lãng phí nguồn nhân lực, tốn công bảo vệ mùa màng nhưng từ khi huyện thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa thì những khó khăn đó đã được khắc phục và đã làm thay đổi diện mao cho nền sản xuất nông nghiệp ở đây.[5]
Ở góc độ nhìn nhận của PGS.TS Vũ Thị Bình, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển nông nghiệp bền vừng, tạo sản phẩm hàng hóa góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.[7]
Ngoài những thành tựu về kinh tế thì qúa trình dồn diền đổi thửa còn tác động đến quan hệ xã hội và những biến đổi về cấu trúc trong xã hội Việt Nam. Theo PGS.TS. Vũ Hào Quang thì quá trình dồn điền đổi thửa sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn và làm ngày càng giảm tỉ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và làm ảnh hưởng đến sự biến đổi về cấu trúc của xã hội sau những năm đổi mới.[6]
Tuy nhiên, theo tác giả Phạm Vân Đình, bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa cũng gặp không ít những khó khăn như:
- Các địa phương chưa xác định được cơ sở để dồn đổi, hay nói cách khác cần xác định cụ thể giá trị hoa lợi của từng mảnh ruộng để làm cơ sở cho việc trao đổi, dồn ghép.
- Sau khi đổi ghép, chính quyền, ban ngành chức năng cần hợp thức hoá cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho hộ, và vấn đề cũng cần có chính sách hướng dẫn.
- Trong nông thôn vẫn còn bộ phận nông dân chưa ý thức được vấn đề này, chưa quan tâm đến dồn đổi và chưa biết tổ chức sản xuất tốt.[tr 17][2]
Một nghiên cứu khác của Viện Kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã kết luận rằng những khó khăn và cản trở trong quá trình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa là:
- Chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất là một công việc phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nông dân, nhiều cán bộ cơ sở còn ngại khó khăn gian khổ, sợ va chạm hoặc ảnh hưởng đến lợi ích gia đình bản thân, do đó việc tổ chức triển khai còn chưa đầy đủ, tiến độ và kết quả đạt được chưa cao
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện một số địa phương còn lúng túng, xây dựng phương án thực hiện chưa đồng bộ, chưa đúng với quy trình, kế hoạch thực hiện chưa cụ thể, chưa sát với thực tế.
- Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của công tác dôn điền đổi thửa, chưa có biện pháp chỉ đạo tích cực hoặc chỉ đạo một cách hời hợt, nửa vời. Do vậy, nhiều nơi sau khi triển khai lại bỏ dở, gây ảnh hưởng đến lòng tin trong nhân dân.
- Công tác chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ tài liệu sau khi chuyển đổi dồn ghép ruộng đất chưa được thực hiện kịp thời, gây khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất đai.
- Việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi nội đồng còn chậm, kinh phí đầu tư quá ít, nhân dân sợ nhận ruộng xa khó canh tác dẫn đến thiếu nhiệt tình và thiếu sự ủng hộ trong việc thực hiện chủ trương chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất của Nhà nước.[2]
Các công trình nghiên cứu trong nước đều tập trung vào quy trình, phương pháp và nêu lên tầm quan trọng của quá trình dồn điền đổi thửa nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi ruộng đất của đất nước để người dần có thể tăng năng suất cây
trồng, hoặc tăng vụ trong một năm, nhằm giúp nông dân sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lợi tư nhiên (đất đai, khí hậu, cây trồng…), cũng như các nguồn lợi kinh tế xá hội (vốn, lao động…) để làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.