2. Mục tiêu nghiên cứu
4.5. Những hiệu quả tác động khác của dồn điền đổi thửa
4.5.1. Hệ thống giao thông thuỷ lợi.
Theo đánh giá của tôi việc dồn điền đổi thửa đã giúp cho chính quyền xã quy hoạch và điều chỉnh lại hệ thống mương máng và giao thông nội đồng: Cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất dành cho giao thông – thuỷ lợi được quy hoạch theo hướng mở rộng tức là tăng diện tích cho xây dựng mương máng và đường giao thông nội đồng. Ngoài ra các tuyến giao thông nội đồng chính cũng như kênh mương cấp 1, 2 được hoàn thiện, được nạo vét khi tiến hành DĐĐT. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn chậm và chưa được cải thiện nhiều.
Lí do chính của tình trạng này là vấn đề kinh phí. Mặc dù các quy hoạch đã vẽ ra một bức tranh mới về đồng ruộng ở nông thôn có thể tính đến từng loại đường nội đồng phục vụ cho từng loại xe cơ giới có thể đi đến tận đầu bờ, những con kênh đa phần đã được dự kiến sẽ bê tông hoá, nhưng kinh phí ở đâu để có thể đưa bản thiết kế này trở thành hiện thực thì lại là bài toán nan giải cho hầu hết các địa phương.
4.5.2. Đất công ích, xây dựng cơ bản
Trước dồn điều đổi thửa, đất công ích, đất xây dựng cơ bản phân tán ở nhiều vùng khác nhau, không tập trung, không liền mảnh nên việc theo dõi quản lý của chính quyền cũng như cho đấu thầu canh tác gặp nhiều khó khăn (vì hầu hết đất này đều là đất xấu, đất khó giao). Tuy thế sau khi DĐĐT thì đất này được quy hoạch tập trung thuận lợi cho việc quản lý của chính quyền mà còn tăng nguồn thu ngân sách xã. Đất xây dựng cơ bản cũng được quy hoạch và quy về một vùng tạo điều kiện cho chính quyền chủ động khai thác sử dụng quỹ đất này.
Do hạn chế về nội dung nghiên cứu nên đề tài không đủ bằng chứng để chứng minh là sự khai thác và sử dụng các loại đất công điền sau DĐĐT là tốt hay xấu.
Tiểu kết luận: Ngoài những tác động về kinh tế xã hội thì dồn điền đổi
thửa còn có những tác động rất nhiều mặt khác của hoạt động sản xuất và đời sống như việc khai thác và sử dụng các loại đất và các quy hoạch khác về cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp…
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dồn điền đổi thửa là yêu cầu cấp thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu thị trường tăng thu nhập cho nông hộ.
Tác động của DĐĐT đến sự phát triển của nông nghiệp, kinh tế xã hội nông thôn là rất phức tạp và theo hai chiều tích cực(+) và tiêu cực(-):
• Những tác động tích cực có thể thấy rõ là:
- Quá trình dồn điền đổi thửa đã làm thay đổi đáng kể về quy mô sản xuất nông nghiệp đó là ô thửa có sự tăng lên đáng kể, số thửa được chia cho hộ nông dân giảm hẳn và tập trung hơn nhiều so với trước.
- Quá trình chuyển đổi ruộng đất đã thúc đấy chuyển đổi cơ cấy cây trông vật nuôi từ đó góp phần tăng suất các loại cây trồng vật nuôi của nông hộ đồng thời tạo ra được các loại nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời đã đưa vào sản xuất những mô hình mới làm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất như làm trang trại, mô hình lúa cá…Đặc biệt là các mô hình làm trang trại mới chỉ là bước đầu nhưng cũng đã có vai trò quan trọng đóng góp vào tổng thu nhập của nông hộ.
- Cho phép thúc đẩy đa dạng hoá (cấp vùng), chuyên môn hoá (cấp vùng và nông hộ) nhưng chỉ đối với một số nơi, một số loại hình sản xuất như chuyển đổi trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, với một số kiểu hộ nông dân có khả năng kinh doanh, có vốn.
- Hiệu kinh tế của của các mô hình sản xuất tăng lên một cách vượt trội so với trước.
+ Đối với canh tác lúa: làm tăng đáng kể thu nhập cho người nông dân và tiết kiệm được một lượng lao động khá lớn.
+ Đối với canh tác ngô: cũng tương tự như sản xuất lúa, canh tác ngô cũng tao ra được hiệu quả kinh tế đáng kể so với sản xuất ngô trước chuyển đổi.
+ Đối với làm lúa cá: Sản xuất lúa cá đã đem lại một lượng giá trị sản xuất lớn gấp nhiều lần và thu nhập đáng so với sản xuất lúa trước quá trình chuyển đổi.
+ Đối với làm trang trại: Làm trang trại là một hướng đi đúng khi thực hiện quá trình dồn điền đổi thửa, Nó đã mang lại một lượng giá trị sản xuất và thu nhập lớn gấp nhiều lần so với các mô hình sản xuất trước quá trình dồn điền đổi thửa.
- Ngoài những tác tác động tích cưc về mặt kinh tế thì dồn điền đổi thửa còn có tác động lớn về mặt xã hội đó là góp phần làm xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.
- Dồn điền đổi thửa còn thúc đấy quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Từ đó tạo ra sự dư dôi về lao tạo điều kiện cho việc chuyển dịch lao động từ nghề nông sang các ngành nghề khác làm tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống của người dân.
• Tuy nhiên, DĐĐT cũng có tác động khác có chiều hướng bất lợi đó là: - Sự gia tăng chi phí sản xuất có thể làm cho hiệu quả đồng vốn không được cải thiện.
- Tạo ra những nhóm lợi ích khác nhau xung quanh vấn đề ruộng đất, những nhóm lợi ích này này đôi khi trái ngược nhau không phục vụ cho các mục tiêu ban đầu là hỗ trợ SX của DĐĐT.
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/khẩu có xu hướng giảm xuống nếu không được quản lí và quy hoạch một cách hợp lý.
Kết luận chung: Qua kết quả nghiên cứu được ở trên ta có thể khẳng định được rằng dồn điền đổi thửa đem lại hiệu quả sản xuất cao cho ngành nông nghiệp nói riêng và cách ngành khác nói chung.
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế đánh giá hiệu quả sản xuất, những tác động của dồn điền đổi thửa ở Nam Đàn. Tôi có một số khuyến nghị cơ bản sau:
Trong quá trình nghiên cứu, do bước đầu tiếp cận công tác nghiên cứu khoa học, với trình độ, thời gian có hạn nên tôi chỉ mới thu được những kết quả ban đầu
mang tính chất sơ bộ. Do vậy cần tiếp tục triển khai nghiên cứu trên nhiều mặt để có được các kết luận chính xác và đầy đủ hơn cụ thể:
1. Mở rộng nghiên cứu những giải pháp nhằm đưa những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất khi quy mô ruông đất đã được thay đổi.
2. Cần có những nghiên cứu định tính về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và những tác động của dồn điền đổi thửa.
3. Việc nghiên cứu về hiệu quả kinh tế cần đánh giá trên nhiều chỉ tiêu hơn để có những kết luận chính hơn về chính sách dồn điền đổi thửa.
4. Cần có những nghiên cứu hướng vào các giải pháp nhằm thiết lập thị trường trao đổi ruộng đất nông nghiệp ở nông thôn
5. Việc nghiên cứu thử nghiệm một phương pháp DĐĐT mới được xây dựng trên cơ sở khắc phục nhược điểm cũng rất cần thiết.
6. Cần có những nghiên cứu về thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp khi DĐĐT được thực hiện thì sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa nông sản khổng lồ.
7. Vấn đề bảo vệ môi trường là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nên cần có những nghiên cứu sâu hơn về những tác động của DĐĐT đến môi trương sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chu Tiến Quang(2008), Sản xuất lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực ở Việt
Nam, Viện quản lý kinh tế trung ương, Hội khoa học kinh tế việt nam, Hà nội
27-28/11/2008.
[2]. TS. Đào Thế Anh, Lê Đức ThịnhĐinh, Đức Tuấn An, Đăng Quyển Lê Sơn Thành, Bạch Trung Hưng (2004). Nghiên cứu thực tiễn dồn điền đổi thửa ở
một số tỉnh và đề xuất chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng Bằng Sông Hồng. Báo cáo khoa học của bộ môn
hệ thống nông nghiệp(ASDS) viện
KHKTNN Việt Nam (VASI), Hạ Nội 8/2004, 130tr.
[3]. TS. Nguyễn Hữu Cát (1998). Chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở tỉnh Hải Dương. Báo cáo nghiên cứu khoa học của Ban Kinh tế
Tỉnh uỷ Hải Dương, Sở khoa học công nghệ tỉnh hải dương.
[4]. Nguyễn Công Tạn(2008). Từ kinh nghiệm thế giới suy ngẫm về chính sách đất đai ở nước ta,
(http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=9824), 23/07/2008. [5]. ThS. Trương Tấn Quân(2006). Quá trình dồn điền, đổi thửa và ảnh hưởng
của nó đối với phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình , Đa ̣i ho ̣c Kinh tế,
(http://www.hueuni.edu.vn/hueuni/subject_detail.php?SID=238)
[6]. PGS.TS. Vũ Hào Quang và cộng sự(2006). Những biến đổi xã hội ở nông
thôn dưới tác động của đô thị hoá và chính sách tích tụ ruộng đất (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương). Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn năm, Ban KHCN (Trang Tin tức Sự kiện). [7]. PGS.TS Vũ Thị Bình(2006). Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
sau khi dồn đổi ruộng đất thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa NNNT. Đề
tài nghiên cứu cấp bộ,
[8]. Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chỉ thị 02CT/TU của ban thường vụ tỉnh ủy về việc vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất, UBND tỉnh Nghệ An,Vinh 4/2003.
[9]. Tập tài liệu báo cáo tại kỳ họp thứ 11- HĐND huyện khóa 18, Nam Đàn,12/2008.
[10]. Website: http://www.baonghean.vn [11]. Website: http://leres-hoạtđộng
[12]. Website: http://www.tnmtthainguyen.gov.vn
[13]. Website: http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/ cong-tac-don-111ien-111oi- thua.