Cây Ngô đông trước và sauDĐĐT

Một phần của tài liệu Đánh ghía hiệu quả sản xuất của quá trình dồn điền đổi thửa ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 54 - 57)

2. Mục tiêu nghiên cứu

4.2.2.Cây Ngô đông trước và sauDĐĐT

Ngô là cây trồng vụ đông chính của xã Nam Lộc và Kim Liên nói riêng và toàn huyện Nam Đàn nói chung (ngoài ra có đậu, khoai tây, khoai lang, rau… nhưng tỷ lệ thấp). Làm một so sánh tương tự như cây lúa tôi có kết quả ở dưới bảng sau:

Bảng 4.9: So sánh chi phí và HQSX 1 ha Ngô/năm trước và sau DĐĐT ở huyện Nam Đàn Chỉ tiêu ĐVT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Tỷ lệ tăng giảm % 1. Tổng GTSX Triệu đồng 26,72 30,080 + 12,57 2. TổngChi phí Triệu đồng 10,28 11,548 + 12,335

3. Thu nhập Triệu đồng 16,44 18,532 + 12,725 4. Công lao động GĐ công 300 200 - 33,33 5. GTSX/1 đông CP lần 2,6 2,6 0 6. TN/1 đồng CP lần 1,6 1,6 0 7. TN/công LĐ 1000đ 54,8 92,66 + 69,087

(Nguồn: phiếu điều tra nông hộ 2009)

Qua bảng cho thấy: Mức đầu tư chi phí cho 1 ha ngô sau dồn điền đổi thửa có xu hướng tăng hơn so với trước cụ thể:

- Về tổng chi phí sản xuất cho 1 ha ngô sau dồn điền đổi thửa tăng đáng kể (tăng 12,335% ) so với trước. Mức tăng này có thể giải thích được đó là do dồn điền đổi thửa đã giải quyết được phần nào về sự manh mún ruộng đất nên đã làm cho nông dân mở rộng đầu tư và tăng chi phí đầu tư ở tất cả các khâu. Ngoài ra nhờ diện tích được mở rộng nên có thể áp dụng được cơ giới hóa ở nhiều khâu nên nó làm tăng mức chi phí cho sản xuất trong khi đó trước kia việc áp dụng cơ giới là rất khó khăn.

- Về công lao động phục vụ sản xuất 1 ha ngô sau chuyển đổi giảm tương đối lớn so với trước chuyển đổi ( giảm 33,33%), để có mức giảm đó không phải lý do nào khác đó là do tác động của quá trình dồn điền đổi thửa nên việc áp dụng cơ giới hóa, đưa máy móc vào sản xuất được dễ dàng và phổ biến hơn nên đã làm giảm đi một lượng công lao động lớn so với trước. Ngoài ra việc dồn đổi còn tiết kiệm được một lượng lớn công vận chuyển sản phẩm, công di chuyển từ thửa này qua thửa khác trong quá trình sản xuất và mọi yếu tố khác phục vụ sản xuất.

Từ đó có thể thấy được rằng mức tăng chi phí phục vụ sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa tương đối lớn nhưng công lao động gia đình lại giảm một cách đáng kể.

Xét về hiệu quả kinh tế thu được trên cùng một đơn vị diện tích ta có thể rút ra được một số mặt sau:

- Về hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng lên so với trước (GTSX/ha tăng 12,57%), đây là một trong những tác động của qúa trình dồn điền đổi thửa vì dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên đã tạo ra những bước ngoặt lớn về năng suất và sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho sản xuất trên một đơn vị diện tích.

- Về thu nhập/ha của ngô cũng tương tự như cây lúa tăng đáng kể so với trước chuyển đổi với mức tăng + 12,725%. Để có được mức tăng như vây đó là kết quả của quá trình đầu tư thâm canh và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

- Không những thu nhập/ha tăng mà còn cả thu nhập/lao động gia định cũng tăng một cách vượt bậc so với trước dồn điền đổi thửa (với mức tăng 69,087%). Như tôi đã phân tích ở trên thì mức tăng này đó là do công lao động của sản xuất được giảm đáng kể nên nó đã làm cho hiệu quả kinh tế của sản xuất ngày càng được nâng lên.

- Nhưng bên cạnh đó mức lợi nhuận đồng vốn không có sự thay đổi so với trước DĐĐT. Điều này có thể giải thích được là do dồn điền đổi thửa không thể giải quyết được hết những hạn chế trong sản xuất mà nó còn phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác như điệu kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu…Ngoài ra năng suất của các loại cây trông vật nuôi chỉ đạt đến một mức nhất định trong khi mức đầu tư cho sản xuất thì càng ngày càng được mở rộng và cơ giới hóa ở tất cả mọi khâu nên nó sẽ làm tăng phần nào cho chi phí đầu tư. Tư đó ta có thể thấy được mức lợi nhuận trên một đông vôn và mức thu nhập trên một đông vốn sẽ ít có sự thay đổi.

Từ những đánh giá và so sánh tình hình sản xuất của hai loại cây trồng chính ở trên ta cũng đã thấy được phần nào hiệu quả của quá trình dồn điền đổi thửa tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhưng để có được những kết luận chính xác và có cơ sở thực tiễn hơn nên tôi đã tiến hành đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất cụ thể:

Một phần của tài liệu Đánh ghía hiệu quả sản xuất của quá trình dồn điền đổi thửa ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an (Trang 54 - 57)