2. Mục tiêu nghiên cứu
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Việc tính toán hiệu quả kinh tế của nông hộ rất phức tạp. Để tính được thu nhập trước và sau dồn điền đổi thửa tôi xác định trước tiên sự thay đổi của quy mô ruộng đất, sự thay đổi các mô hình sản xuất mới, sự thay đổi của cơ cấu ruộng đất (ví dụ: diện tích lúa chuyển sang ao, vườn). Ngoài ra để có thể hoạch toán được hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất thì tôi sử dụng một mức giá thị trường năm 2008 để có thể đánh giá được một cách chính xác và có cơ sở thực tiễn hiệu quả kinh tế của các loại hình khác nhau bởi vì giá cả thị trường của các mặt hàng thì luôn biến động theo thời gian do vậy để có thể so sánh được một cách chính xác và công bằng nên tôi tiến hành sử dụng mức giá bình quân năm 2008 cho mọi loại sản phẩm ( xem phần phụ lục ).
Với những đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của Nam Đàn có thể nói rằng chuyển đổi ruộng đất là một xu hướng phát triển. Thực tế cho thấy sau khi thực hiện quá trình chuyển đổi thì hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mang lại cao hơn so với trước. Để đánh giá một cách chính xác hơn về kết quả và hiệu quả sản xuất trước và sau quá trình dồn điền đổi thửa. Tôi đã tiến hành điều tra, so sánh sự thay đổi về hiệu quả kinh tế trước và sau chuyển đổi của 2 loại cây trông chính là lúa và ngô. Ngoài ra để có tính chính xác và thực tiễn hơn tôi còn đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình sản xuất lúa cá, mô hình trang trại sau chuyển đổi với mô hình sản xuất lúa trước chuyển đổi.
4.2.1. Canh tác lúa trước và sau DĐĐT a) Sự thay đổi quy mô sản xuất lúa
Cũng như đất nông nghiệp nói chung, diện tích đất lúa cũng có xu thế giảm so với trước DĐĐT, diện tích này đặc biệt giảm rất mạnh tại các xã có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả hơn như chuyển sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, làm trang trại. Bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi về diện tích lúa tại các xã điều tra trước và sau DĐĐT.
Bảng 4.6: Diện tích lúa bình quân/khẩu tại các xã trước và sau DĐĐT
Xã Trước DĐĐT (m2) Sau DĐĐT (m2) So sánh% tăng (+) giảm (-)
Nam Lộc 610,87 493,05 - 19,28
Kim Liên 755,55 621,79 - 17,7
Nam Cát 768,42 659,1 - 14,23
(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2009)
Từ bảng 4.6 cho thấy, các xã như Nam Lộc và Kim Liên diện tích lúa bình quân/khẩu đã giảm so với trước và thay vào đó là diện tích làm trang trại và nuôi trồng thuỷ sản...Tại các xã này, phần diện tích đất lúa không hiệu quả sẽ được chuyển đổi toàn bộ sang sản xuất các loại cây con khác, được thể hiện cụ thể qua bảng 4.4 và bảng 4.5. Còn Nam Cát thì ta thấy mức giảm về diện tích lúa bình quân/khâu không lớn như các xã khác. Nhưng trong thời gian sắp tới thì Nam Cát sẽ là một trong các xã đứng đầu về phương diện này vì Nam Cát là một vùng trũng của huyện nên sẽ thuận lợi cho việc chuyển đổi từ trồng lúa sang làm trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng nên sẽ ngày càng làm giảm đáng kể về bình quân diện tích lúa/khẩu.
b) Sự thay đổi chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa
Bảng dưới đây so sánh sự tăng giảm các khoản đầu tư chi phí và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa trước và sau dồn điền đổi thửa tại xã.
Bảng 4.7: Mức chi phí bình quân cho 1 ha lúa/năm trước và sau DĐĐT ở Nam Đàn
Hạng mục ĐVT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Tỷ lệ tăng giảm
% 1. Chi phí vật chất Triệu đồng 10,968 10,8 - 1,53 - Giống Triệu đồng 2,8 2 - 28,57 - Phân bón Triệu 5,968 7,2 + 20,64
đồng - Thuốc BVTV Triệu đồng 1,2 0,8 - 33,33 - Chi phí khác Triệu đồng 1 0,8 - 20 2. Chi phí dịch vụ Triệu đồng 2,6 1,6 - 38,46
3. Công lao động Triệu
đồng 400 240 - 40
- Chi phí thuê Triệu
đồng 1,2 2,8 + 133,33
4. Tổng chi phí Triệu
đồng 14,768 15,2 + 2,93
(Nguồn: Điều tra hộ nông dân-2009)
Qua bảng trên cho thấy:
- Tổng chi phí vật chất cho 1 ha sản xuất lúa so sánh trước và sau dồn điền đổi thửa giảm 1,53%. Tỷ lệ giảm này là do mức đầu tư về giống, thuốc BVTV và các khoản chi phí khác ở thời điểm sau DĐĐT giảm đáng kể so với trước. Các khoản chi phí đầu tư về giống, thuốc BVTV và các khoản chi phí khác giảm là do tác động trực tiếp của quá trình DĐĐT cụ thể đó là :
+ Chi phí Giống phục vụ sản xuất giảm 28,57% so với trước đó là do tác động của quá trình DĐĐT nên tạo thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa những giống mới cho năng suất và chất lượng cao vào sản xuất nhưng không đòi hỏi đầu tư lượng giống lớn như trước nên đã tiết kiệm được chi phí so với trước.
+Thuốc BVTV phục vụ phòng và trừ sâu bênh đã giảm đáng kể (giảm 33,33%) so với trước đó là do dồn điền đổi thửa nên đã tác động làm tiết kiệm thuốc BVTV trên một đơn vị diện tích ngoài ra còn có một lý do quan trọng hơn đó là việc sử dụng những thuốc mơi có hiệu quả, sử dụng những loại giống kháng sâu bệnh tốt và việc tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp phòng trừ tổng hợp nên đã làm giảm chi phí đáng kể trong khâu này.
+ Các khoản chi phí khác cũng có xu hướng giảm đó là do sau dồn điền đổi thửa đã tiết kiệm được chi phí của một số khâu và công đoạn mà trước dồn điền đổi thửa phải thực hiện.
- Chi phí dịch vụ hợp tác xã: sau dồn đổi làm cho dịch vụ ở các hợp tác xã giảm 38,46% lý do làm cho dịch vụ của hợp tác xã giảm đó là do sự tác động phần nào của dồn điền đổi thửa làm cho hệ thống kệnh mương được quy hoạch nên tạo thuận lợi cho qúa trình phục vụ sản xuất nên cơ chế thu thủy lợi phí của người dân được giảm một phần nên nó góp phần giảm mức chi phí hợp tác xã cho người dân. - Công lao động: dồn điền đổi thửa đã làm giảm đáng kể về công lao động/1ha lúa với mức giảm 40%. Để đạt được như vậy là do sau dồn đổi thì mức chi bình quân về chi phí thuê (bao gồm thuê làm đất, chăm sóc, thu hoạch...) tăng tới 133,33% so với trước. Mức tăng này theo ý kiến của hộ nông dân là do tác động trực tiếp của DĐĐT như:
+ Thuê gặt, cấy, chăm sóc: So với trước thì việc gặt, cấy đã thuận tiện hơn. Lý do là vì ruộng to nên hầu hết các hộ đều tiến hành nhờ hoặc thuê người làm giúp (chủ yếu là làm đổi công cho nhau), sử dụng máy gặt. Ruộng tập trung cũng làm giảm rất nhiều công vận chuyển đi lại trong đồng góp phần không nhỏ đến tăng năng suất lao động
+ Thuê làm đất: Trước kia mảnh ruộng nhỏ nên phương thức làm đất là cày bừa bằng sức kéo của trâu, bò là chính. Hiện nay, kích thước mảnh ruộng đã to hơn hầu hết các hộ nông dân đều thuê máy cày, máy kéo để làm đất mặc dù tăng chi phí do thuê máy (khoảng 35-40 ngìn đồng/sào) nhưng làm giảm công lao động. Qua bảng cho thấy, công lao động giảm tới 40% so với trước DĐĐT cho tất cả các khâu như: Làm đất, chăm sóc, thu hoạch...
Qua bảng 4.7 trên ta có thể thấy được sự thay đổi mức đầu tư chi phi sản xuất cho 1 ha lúa trước và sau DĐĐT. Từ sự thay đổi đó ta có thể thấy được phần nào sự tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến tình hình sản xuất của các loại cây trồng. Nhưng sự thay đổi đó cũng chưa phải là một cơ sở để có được những kết luận chính xác về sự tác động của DĐĐT đến hiệu quả kinh tế của cây lúa nói riêng và các loại cây trồng nói chung.
Vậy nên để có được một đánh giá chính xác về hiệu quả kinh tế của cây lúa từ đó làm cơ sở để có những kết luận mang tính khoa học và thực tiễn về hiệu quả sản xuất của quá trình dồn điền đổi thửa. Tôi đã tiến hành đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế binh quân 1 ha lúa/năm trước và sau DĐĐT. Cụ thể ta xem ở bảng 4.8 dưới đây :
Bảng 4.8: So sánh hiêu quả kinh tế binh quân 1 ha lúa/năm trước và sau DĐĐT ở Huyện Nam Đàn
Chỉ tiêu ĐVT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Tỷ lệ tăng giảm
% 1. Tổng GTSX Triệu đồng 39,36 43,2 + 9,76 2. TổngChi phí Triệu đồng 14,768 15,2 + 2,93 3. Thu nhập Triệu đồng 24,592 28 + 13,86 4. Công lao động GĐ Công 400 240 + 40 5. GTSX/1 đông CP Lần 2,665 2,842 + 6,64 6. TN/1 đồng CP Lần 1,665 1,842 + 10,63 7. TN/công LĐ 1000đ 61,48 116,67 + 89,77
Xét về hiệu quả kinh tế thu được trên cùng một đơn vị diện tích (1 ha) cho thấy rằng :
- Mức tăng về giá trị sản xuất tương đối lớn 9,76% so với trước chuyển đổi. - Lãi thu được tăng hơn so với trước (tăng +13,86%).
- Thu nhập/lao động tăng một cách vượt bậc 89,77%
- Ngoài ra dồn điền đổi thửa còn tiết kiệm được một số lượng tương đối lớn về công lao động (tiết kiệm được 40%) của gia đình từ đó sẽ tạo nhiều điều kiện tăng thêm thu nhập cho nông hộ nhờ việc đầu tư công lao động tiết kiệm được vào các ngành nghề sản xuất khác.
- Mức tăng của lợi nhuận trên một đồng chi phi không đáng kể so với trước ( tăng + 10,63%).
- Mức tăng GTSX/chi phí cũng có xu hướng tăng so với trước nhưng vẫn còn thấp ( + 6,64%).
Qua hoạch toán kính tế của sản xuất 1ha lúa/năm ta có thể thấy được phần nào đó sự tác động của dồn điền đổi thửa, đó là nó đã làm tăng một cách đáng kể về thu nhập cho người dân trong quá trình sản xuất và tiết kiệm được một lượng công lao động khá lớn từ đó góp phần tạo điều kiện cho người dân có một thời gian rãnh để có thể làm thêm những công việc mới làm tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Để có thể thấy rõ hơn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất ta có thể xem ở bảng 4.9 ở dưới đây để có thể thấy được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
4.2.2. Cây Ngô đông trước và sau DĐĐT
Ngô là cây trồng vụ đông chính của xã Nam Lộc và Kim Liên nói riêng và toàn huyện Nam Đàn nói chung (ngoài ra có đậu, khoai tây, khoai lang, rau… nhưng tỷ lệ thấp). Làm một so sánh tương tự như cây lúa tôi có kết quả ở dưới bảng sau:
Bảng 4.9: So sánh chi phí và HQSX 1 ha Ngô/năm trước và sau DĐĐT ở huyện Nam Đàn Chỉ tiêu ĐVT Trước DĐĐT Sau DĐĐT Tỷ lệ tăng giảm % 1. Tổng GTSX Triệu đồng 26,72 30,080 + 12,57 2. TổngChi phí Triệu đồng 10,28 11,548 + 12,335
3. Thu nhập Triệu đồng 16,44 18,532 + 12,725 4. Công lao động GĐ công 300 200 - 33,33 5. GTSX/1 đông CP lần 2,6 2,6 0 6. TN/1 đồng CP lần 1,6 1,6 0 7. TN/công LĐ 1000đ 54,8 92,66 + 69,087
(Nguồn: phiếu điều tra nông hộ 2009)
Qua bảng cho thấy: Mức đầu tư chi phí cho 1 ha ngô sau dồn điền đổi thửa có xu hướng tăng hơn so với trước cụ thể:
- Về tổng chi phí sản xuất cho 1 ha ngô sau dồn điền đổi thửa tăng đáng kể (tăng 12,335% ) so với trước. Mức tăng này có thể giải thích được đó là do dồn điền đổi thửa đã giải quyết được phần nào về sự manh mún ruộng đất nên đã làm cho nông dân mở rộng đầu tư và tăng chi phí đầu tư ở tất cả các khâu. Ngoài ra nhờ diện tích được mở rộng nên có thể áp dụng được cơ giới hóa ở nhiều khâu nên nó làm tăng mức chi phí cho sản xuất trong khi đó trước kia việc áp dụng cơ giới là rất khó khăn.
- Về công lao động phục vụ sản xuất 1 ha ngô sau chuyển đổi giảm tương đối lớn so với trước chuyển đổi ( giảm 33,33%), để có mức giảm đó không phải lý do nào khác đó là do tác động của quá trình dồn điền đổi thửa nên việc áp dụng cơ giới hóa, đưa máy móc vào sản xuất được dễ dàng và phổ biến hơn nên đã làm giảm đi một lượng công lao động lớn so với trước. Ngoài ra việc dồn đổi còn tiết kiệm được một lượng lớn công vận chuyển sản phẩm, công di chuyển từ thửa này qua thửa khác trong quá trình sản xuất và mọi yếu tố khác phục vụ sản xuất.
Từ đó có thể thấy được rằng mức tăng chi phí phục vụ sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa tương đối lớn nhưng công lao động gia đình lại giảm một cách đáng kể.
Xét về hiệu quả kinh tế thu được trên cùng một đơn vị diện tích ta có thể rút ra được một số mặt sau:
- Về hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng lên so với trước (GTSX/ha tăng 12,57%), đây là một trong những tác động của qúa trình dồn điền đổi thửa vì dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên đã tạo ra những bước ngoặt lớn về năng suất và sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho sản xuất trên một đơn vị diện tích.
- Về thu nhập/ha của ngô cũng tương tự như cây lúa tăng đáng kể so với trước chuyển đổi với mức tăng + 12,725%. Để có được mức tăng như vây đó là kết quả của quá trình đầu tư thâm canh và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.
- Không những thu nhập/ha tăng mà còn cả thu nhập/lao động gia định cũng tăng một cách vượt bậc so với trước dồn điền đổi thửa (với mức tăng 69,087%). Như tôi đã phân tích ở trên thì mức tăng này đó là do công lao động của sản xuất được giảm đáng kể nên nó đã làm cho hiệu quả kinh tế của sản xuất ngày càng được nâng lên.
- Nhưng bên cạnh đó mức lợi nhuận đồng vốn không có sự thay đổi so với trước DĐĐT. Điều này có thể giải thích được là do dồn điền đổi thửa không thể giải quyết được hết những hạn chế trong sản xuất mà nó còn phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác như điệu kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu…Ngoài ra năng suất của các loại cây trông vật nuôi chỉ đạt đến một mức nhất định trong khi mức đầu tư cho sản xuất thì càng ngày càng được mở rộng và cơ giới hóa ở tất cả mọi khâu nên nó sẽ làm tăng phần nào cho chi phí đầu tư. Tư đó ta có thể thấy được mức lợi nhuận trên một đông vôn và mức thu nhập trên một đông vốn sẽ ít có sự thay đổi.
Từ những đánh giá và so sánh tình hình sản xuất của hai loại cây trồng chính ở trên ta cũng đã thấy được phần nào hiệu quả của quá trình dồn điền đổi thửa tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhưng để có được những kết luận chính xác và có cơ sở thực tiễn hơn nên tôi đã tiến hành đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất cụ thể:
4.2.3. Đánh giá hiệu quả một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây con ở địađiểm nghiên cứu điểm nghiên cứu
Như đã nhận xét ở trên, dồn điền đổi thửa không những làm thay đổi về số mảnh bình quân/hộ, giảm diện tích đất sản xuất lúa, tăng diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đất chuyên dùng cho giao thông thuỷ lợi mà còn thúc đẩy thâm canh, đa dạng hoá nông nghiệp. Đó là thay thế các diện tích sản xuất nông nghiệp không đem lại hiệu quả hay đất hoang hóa cho năng suất thấp và căn cứ vào chủ