Trên mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện hậu lộc lãnh đạo nhân dân trong thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 57 - 64)

Đến cuối tháng 3 năm 1973, quân dân miền Nam thực hiện cuộc tấn công chiến lợc làm rung chuyển tất cả các hệ thống phòng ngự vững chắc nhất của chúng ở Trị - Thiên, Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Cuộc tiến công chiến lợc của quân ta đã gây cho địch những thiệt hại to lớn và ngày càng lâm vào thế bị động lúng túng.

Nhằm cứu nguy cho quân nguỵ khỏi sụp đổ ở miền Nam, ngày 6 tháng 4 năm 1972 đế quốc Mỹ đã điên cuồng cho nhiều tốp máy bay, kể cả máy máy bay chiến lợc B52 của chúng đánh phá ác liệt vào Quảng Bình, Vĩnh Linh, Nghệ An và đến đêm ngày 16/4/1972, máy bay của chúng đã đánh phá hầu hết các tỉnh và đồng bằng Bắc Bộ. Đánh phá giã man vào thành phố cảng Hải Phòng và thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai bằng không quân và hải quân rất ác liệt đối với miền Bắc nớc ta.

Đối với Thanh Hoá, ngay từ đêm 13/4/1972, máy bay của đế quốc Mỹ có cả B52 đã đánh phá ác liệt vào khu vực thị xã Hàm Rồng, Đò Lèn và các mục tiêu giao thông quan trọng khác. Chúng đã tập trung một lực lợng rất lớn bao gồm nhiều máy bay hiện đại mới đợc cải tiến, đánh phá ồ ạt xuống cầu Hàm Rồng, đánh sập và cắt đứt ngay từ đầu hệ thống đầu mối giao thông quan trọng này.

Trớc tình hình đó, Đảng bộ huyện Hậu Lộc đã nhanh chóng chỉ đạo cho nhân dân chuyển hớng hoạt động và sinh hoạt từ thời bình sang thời chiến, sẵn

sàng chiến đấu. Hầm hào lai đợc đào lên. Dân quân, tự vệ đợc củng cố lại. Những năm 1969 - 1971 các đơn vị chiến đấu của các xã vẫn thờng trực chiến đấu, giờ đây trong t thế sẵn sàng. Các tổ xung kích chiến đấu, phục vụ chiến đấu đợc thành lập. Năm 1972, toàn huyện đào đợc 75.000 hầm, 112 km hào, có 7 trung đội dân quân trực chiến đợc trang bị súng 12.7 ly và 14,5 ly, 60 tiểu đội trực chiến chiến đấu đợc trang bị súng AK, CKC, trung liên. 126 tổ xung kích chiến đấu và phục vụ chiến đấu nh: cứu thơng, tải thơng, tải đạn, công binh làm đờng, chữa cháy, cứu sập hầm, cứu vớt hàng hoá... đợc thành lập. Tổng số ngời tham gia chiến đấu là 2.400 ngời. Hậu cần nhân dân đợc thành lập từ huyện đến xã. Cùng với bộ đội phòng không, hải quân và dân quân tự vệ, nhân dân Hậu Lộc đã tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân, chiến đấu bảo đảm giao thông, bảo vệ quê hơng, bảo vệ hàng hoá. . .

Phong trào chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp cùng bộ đội hoặc độc lập chiến đấu bắn rơi máy bay Mỹ phát triển. Ngày 30/6/1972, một tốp máy bay Mỹ vào đánh phá khu vực lèn. Nhân dân Hậu Lộc và Hà Trung đã phối hợp cùng với tiểu đoàn 7 cao xạ bảo vệ Lèn chiến đấu bắn rơi một chiếc A6. Tiếp đó ngày 11/9/1972 nhân dân hai huyện Hậu Lộc, Hà Trung phối hợp với bộ đội bắn rơi một máy bay Mỹ.

Ngày 30/7/1972, hai chiếc E4 từ biển lao vào định đánh lừa các cô gái dân quân xã Hoa Lộc, chúng đi lệch hớng khác bất ngờ ngoặt lại, chiếc thứ nhất đâm đầu lao xuống, đúng hớng lực lợng dân quân xã Phú Lộc, Minh Lộc nổ súng. Bị đánh phủ đầu, nó quăng bom bừa bãi và tháo chạy. Chiếc thứ hai đổi h- ớng và cũng cầu De lao xuống, mục tiêu chính diện với trận địa của trung đội gái dân quân xã Hoa Lộc. Với lới lửa tầm thấp, giăng sẵn chờ chúng đến, trung đội gái dân quân xã Hoa Lộc cùng với hai đơn vị Phú Lộc và Minh Lộc kết thúc đời một máy bay Mĩ, lúc 8h5’ ngày 30/7/1972.

Đây là chiến công của tinh thần cảnh giác bằng súng bộ binh với lới lửa tầm thấp của dân quân Hậu Lộc, ngời súng sẵn sàng, sản xuất tốt, chiến đấu giỏi. Các đơn vị nữ dân quân Hoa Lộc, Phú Lộc, Minh Lộc lập chiến công mới vẻ vang vào lúc Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ 10 mới ra

đời. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Hậu Lộc đang ra sức phấn đấu thực hiện Nghị quyết đó. Mặt khác đây cũng là chiến công của đờng lối chiến tranh nhân dân của Đảng, của những ngời con gái trung hậu đảm đang, toàn dân già trẻ, trai gái cảnh giác cao, sẵn sàng chiến đấu đánh thắng giặc Mỹ trong mọi tình huống.

Ngày 1/12/1972, 3 máy bay Mỹ vào đến Lạch Trờng, trung đội dân quân xã Hoa Lộc đã chiến đấu kiên cờng, bắn trả quyết liệt. Trung đội trởng Phạm Thị Thuộc chỉ huy trung đội, chiến đấu dũng cảm bắn rơi một máy bay Mỹ. Trung đội trởng Phạm Thị Thuộc đã anh dũng hy sinh ngay tại trận địa [10, 286].

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần này (30/6/1970 - 1/12/1972), phong trào bắn máy bay tầm thấp của dân quân, tự vệ Hậu Lộc đã giành đợc một số chiến công to lớn làm rạng rỡ cho các lực lợng vũ trang nhân dân và quần chúng nhân dân trong huyện. Phong trào bắn máy bay của dân quân, tự vệ đã góp phần làm phá sản hoàn toàn những âm mu, thủ đoạn đánh phá dã man của địch, nhất là việc sử dụng chiến thuật dùng máy bay bay thấp, từng tốp nhỏ để bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu của ta. Dân quân và nhân dân Hậu Lộc đã chiến đấu dũng cảm, chỉ trong vòng 8 tháng của năm 1972, nhân dân Hậu Lộc đã phối hợp với bộ đội chiến đấu gần 300 trận, bắn rơi 5 máy bay Mỹ trên bầu trời Hậu Lộc, trong đó các đơn vị dân quân Hậu Lộc đã độc lập chiến đấu 42 trận, bắn rơi 2 máy bay Mỹ, bảo vệ quê hơng góp phần cùng với toàn dân đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

3.3.2. Trên mặt trận giao thông vận tải

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, cùng với chiến đấu, phục vụ chiến đấu Đảng bộ rất coi trọng công tác giáo thông vận tải. Nhận thấy đợc Hậu Lộc có vị trí giao thông quan trọng, nằm trên trục đờng chính của giao lu Bắc - Nam, có 8km đờng quốc lộ 1A và đờng sắt đi từ Lèn tới ga Nghĩa Trang cộng với hệ thống đờng thủy rất thuận lợi để chi viện cho chiến trờng miền Nam. Nên ngay từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai địch đã tập trung đánh phá

quyết liệt vào hệ thống giao thông đờng sắt, phong toả đờng sông, chúng dùng nhiều loại bom mìn, mới cải tiến để đánh phả và thả vào các cửa sông, cửa lạch, bến vợt. Trong điều kiện đó, năm 1972 yêu cầu vận chuyển cho chiến trờng khối lợng hàng hoá lớn hơn, đòi hỏi công tác đảm bảo giao thông phải cao hơn, tổ chức phải chặt chẽ hơn.

Trớc tình hình đó, Huyện uỷ đã ra chỉ thị: Phải tăng cờng hơn nữa công tác giao thông vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống, phục vụ tiền tuyến, phục vụ sản xuất kịp thời. Trớc hết là phải cải thiện xây dựng cầu đờng, phát triển phơng tiện vận chuyển, kể cả thuỷ, bộ. Quản lý phân phối nguồn hàng, hạ cớc phí lu thông, quản lý sử dụng tốt phơng tiện nh- : xe trâu, thuyền và xe đạp thồ. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác thuỷ lợi và giao thông nông thôn, tiến tới giải quyết đôi vai cho ngời lao động, nâng cao năng suất lao động, tăng khối lợng vận chuyển và bảo quản tốt phơng tiện vật t hàng hoá ” [23].

Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy phong trào quần chúng tham gia bảo đảm giao thông phát triển rộng khắp với tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến lớn miền Nam”. Huyện uỷ đề ra những biện pháp giải quyết cụ thể, kết hợp chặt chẽ 3 khâu: đánh - bảo đảm phơng tiện - rà phá bom đạn khắc phục hậu quả đã giúp cho trật tự giao thông đợc lập lại nhanh chóng sau mỗi lần bom đạn địch đánh phá. ở nhiều xã nhân dân tự động phá nhà mình, chặt tre, đắn gỗ để phục vụ cho việc sửa chữa cầu đờng. Nhân dân Hậu Lộc đã đóng góp hàng chục nghìn ngày công tham gia làm đờng, vận chuyển hàng hoá, đạn dợc . .. Nhờ vậy, công tác giao thông vận tải trong và sau những đợt đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ và tàu chiến Mỹ đợc giải quyết kịp thời. Nhân dân Hậu Lộc thực hiện tốt lời căn dặn của Đảng: “Dù có phải hy sinh vài ngàn ngời, Thanh Hoá cũng phải đảm bảo vận chuyển hàng hoá, dù phải ăn bữa cơm, bữa cháo, chúng ta cũng phải chịu

đựng để miền Nam đánh thắng” [14, 104].

Ngày 20/5/1972, Tỉnh uỷ và UBHC tỉnh chỉ thị cho các cấp các ngành:

Dù địch đánh phá ác liệt đến đâu hay có thiên tai nặng, Đảng bộ và quân

quốc lộ 1A, đờng 15A, đờng 217 và các hợp điểm giao thông quan trọng” [11, 262].

Lực lợng dân quân tự vệ cùng với nhân dân trong huyện đã đào đắp 8.000 m3 đất đá làm ụ pháo, làm công sự cho bộ đội, sửa đờng, đắp đờng mới, làm bến phà, xây dựng và tăng cờng phòng tuyến sông Lèn và quốc lộ 1A, xây dựng các vọng giác ở 3 điểm sông Hiếu: Lạch Trờng, Lạch Sung và Bến Thắm .v v...Phá 160 bom nổ chậm, bom từ trờng, thuỷ lôi ở đờng bộ cũng nh trên sông, trên biển. Cứu vớt 185 tấn hàng hoá [10, 286].

Đế quốc Mỹ tăng cờng ngày đêm đánh phá, nhiều đoạn đờng giao thông bị cắt đứt làm ách tắc giao thông. Huyện đã huy động lực lợng thanh niên, dân quân hàng ngàn ngày công lấp hố bom, thông đờng cho đoàn xe đi qua. Nhân dân các xã trong huyện đã tổ chức chặt tre làm cầu, nhà kho, hầm trú ẩn chứa hàng hoá lơng thực, thực phẩm, đạn dợc trên dọc quốc lộ 1A, đờng làng và bảo vệ tuyệt đối an toàn cho giao thông vận tải.

Nhờ đó những đoạn đờng bị địch đánh phá đợc san lấp kịp thời. Hàng hoá, đạn dợc đợc chở ra tiền tuyến liên tục ngày càng nhiều. Đờng vẫn thông cho từng đoàn ngời đoàn xe hối hả ra trận.

3.3.3. Trên mặt trận sản xuất

Trong chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hậu Lộc vẫn có bớc phát triển mạnh mẽ. Đã xây dựng đợc một số công trình thuỷ lợi mới, làm đợc một số thủy lợi nhỏ. Giải quyết đợc một số khó khăn về hạn, úng nên đã mở rộng diện tích tới tiêu chủ động, du nhập thêm giống mới có năng suất cao, tăng cờng đợc một số cơ sở vật chất kỹ thuật. Một số HTX đạt 5 tấn thóc/ha. Hầu hết cánh đồng 5 tấn của thanh niên đều đạt từ 5 - 8 tấn/ha. Năm 1972, diện tích lúa 20.026 mẫu, năng suất đạt 92 cân/sào. Sản l- ợng đạt 18.446 tấn. Diện tích mầu 2.225 mẫu trong đó diện tích khoai lang 1.730 mẫu, năng suất 293 cân/sào; diện tích ngô 428 mẫu, năng suất 59 cân/sào; diện tích sắn 53 mẫu, năng suất 300 cân/sào; diện tích kê 25 mẫu. Diện tích cây công nghiệp 1.261 mẫu. Tổng diện tích gieo trồng 23.523 mẫu. Tổng sản lợng quy ra thóc đạt 20.844 tấn [23].

Năm 1972, huyện thành lập trại lợn giống tại cồn Cát Mèo (Thịnh Lộc). Trại có 90 ô chuồng với 40 lợn giống móng cái nền và 100 lợn bột. Trại lợn giống của huyện ra đời đã cung cấp một phần giống lợn cho nhân dân và kích thích chăn nuôi trong huyện phát triển. Năm 1972 toàn huyện có 24.000 con lợn, 8.350 con trâu, bò [23].

Cùng với nông nghiệp thì ng nghiệp và diêm nghiệp cũng phát triển. Ngành đánh cá biển là ngành kinh tế quan trọng của Hậu Lộc. Bờ biển của huyện dài 14 km lại ở giữa hai cửa lạch: Lạch Sung và Lạch Trờng. Lao động nghề cá của huyện vừa dồi dào vừa có nhiều kinh nghiệm và sử dụng đợc nhiều nghề, cộng với nguồn hải sản vô tận, tranh thủ điều kiện thuận lợi, khẩn trơng phát triển nghề biển toàn diện. Trong những năm chiến tranh, có năm huyện đã đánh bắt đợc 3.200 tấn cá [23].

Nghề muối là một ngành kinh tế quan trọng của Hậu Lộc. Hậu Lộc ra sức cải tiến kỹ thuật, đồng thời mở rộng diện tích khai hoang, phục hoá. HTX Tam Hoà, Nam Khê đào đắp đợc 1.500 m đê, mơng, tu sửa ô nại để làm muối. Năm 1971 đạt 9.500 tấn, năm 1972 đạt 10.500 tấn, đa năng suất bình quân 100 tấn/ha, 10 tấn/lao động.

Huyện uỷ cũng chủ trơng giành một bộ phận lao động ở vùng biển bổ sung làm thảm, chiếu, bao manh xuất khẩu. Huyện cho mở nhiều lò vôi, gạch ở các xã Minh Lộc, Hoa Lộc, Lộc Tân để cố gắng đa thủ công nghiệp ngày một phát triển.

Trong những năm 1972 Đảng bộ và nhân dân Hậu Lộc với tinh thần

mỗi ng

ời làm việc bằng hai , chắc tay cày, vững tay súng , vừa sản xuất” “ ” “

vừa chiến đấu ” đã tích cực lao động sản xuất, phần nào khắc phục những khó

khăn do địch gây ra và đã đạt đợc một số thành quả to lớn, ra sức chi viện cho tiền tuyến, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nớc.

3.3.4. Trên mặt trận văn hoá - giáo dục - y tế

+ Về mặt giáo dục: Trong thời gian chiến tranh phá hoại diễn ra ác liệt, các lớp học phải học trong các lán tranh nhng việc học tập vẫn đợc duy trì và

phát triển theo kế hoạch. Phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” đợc quán triệt sâu sắc trong cấp Uỷ Đảng, chính quyền nhà trờng. Tinh thần đó đợc triển khai trong đội ngũ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh để thực hiện tốt lời dạy của Bác. Nhờ vậy trong những năm chiến tranh ác liệt, phải sơ tán vào các lán học dới lùm cây nhng vẫn đảm bảo số học sinh theo học.

Năm học 1972 - 1973 học tập gơng điển hình về giáo dục toàn diện ở xã Cẩm Bình (Hà Tĩnh), phong trào bổ túc văn hoá trong huyện đợc phát động mạnh mẽ, mỗi xã có một giáo viên phụ trách. Toàn huyện có 12 trờng bổ túc ở các xã. Năm học 1972 - 1973 một bộ phận giáo viên của trờng đã tách ra thành lập trờng vừa học vừa làm, toàn huyện có 4 trờng vừa học vừa làm, trờng đợc tổ chức với 30 học viên nhằm nâng cao trình độ nhân thức cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Một số xã đã giành một số ruộng ở gần khu vực trờng cho giáo viên và học sinh lao động thực nghiệm.

Ngành học mẫu giáo cũng đợc quan tâm, 100% số cháu trong độ tuổi đợc huy động đến lớp học. Đảng bộ coi trọng việc đào tạo bồi dỡng đội ngũ giáo viên về mọi mặt: chính trị nghiệp vụ chuyên môn, về giáo dục lớp ngời mới có trình độ năng lực toàn diện, phát triển và nâng cao sự nghiệp giáo dục cho đúng đờng lối XHCN.

+ Về mặt văn hoá: các hoạt động thông tin tuyên truyền văn nghệ cũng đợc giấy lên một bớc mới, trạm truyền thanh huyện mở rộng loa xuống các xã mới nh Văn Lộc, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Lộc Tân. Riêng Phú Lộc năm 1973 hệ thống truyền thanh đợc xây dựng với 18 loa lớn đa tiếng nói bốn cấp đến mọi ngời dân trong xã đời sống vật chất và tinh thần đợc nâng lên. Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, điều đáng phấn khởi là mặc dù phải trải qua những hy sinh gian khổ “thắt lng buộc bụng” để góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lợc nhng đời sống nhân dân đã có bớc cải thiện đáng kể.

Phong trào sáng tác, biểu diễn, ca hát “tiếng hát át tiếng bom” đợc dấy lên với khí thế mới nh phong trào tự biên tự diễn, câu lạc bộ, nhà truyền thống,

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện hậu lộc lãnh đạo nhân dân trong thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 1973) (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w