Các cách mở.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của loại bài ca dao câu (Trang 48 - 52)

I. Nội dung của câu mở: 1 Chủ đề.

2.Các cách mở.

2.1: Cách mở trực tiếp.

Nguyễn Thị Thanh Hơng K

hóa luận tốt nghiệp

nghĩa thực, các yếu tố trong phần mở luôn liên kết chặt chẽ với nhau, để cùng nhau thực hiện chức năng giới thiệu, tạo tình huống cho việc phát triển các sự việc ở phần nội dung lời ca.

Thờng ở trong ca dao thì phần mở đầu chủ yếu là cách mở trực tiếp. Vì ở cách mở trực tiếp thờng ngắn gọn dễ hiểu, làm cho mỗi đối tợng tiếp xúc sẽ nhận thức đúng đợc nội dung của văn bản đó.

Khảo sát nội dung phản ánh của bài ca dao chúng tôi thấy có rất nhiều cách thức mở. Cách thức nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng cảm xúc của mình bằng việc để lại hoặc miêu tả:

Ra về mới đến cầu giằng

Thơng cha nhớ mẹ không bằng nhớ em

ở đây đã thể hiện tâm trạng bịn rịn nhớ thơng của chàng trai, dù thời gian đã khuya, ngời con trai phải ra về nhng trong tim chàng lại không muốn về, bởi nơi đây còn có em với bao nỗi nhớ dâng trào. Biết lấy gì để minh chứng cho anh lúc này, vì thế ngời con trai đã bộc lộ một nỗi nhớ thật mạnh mẽ, chân chất trái tim yêu và lòng thơng nhớ vô hạn, không có gì sánh nỗi.

Có rất nhiều cách mở trực tiếp. Ca dao đã phản ánh sự thật xuất phát từ sự gần gủi giữa thiên nhiên với đời sống con ngời.

Ai về Hà Tĩnh thì về

Mặc lụa chợ Hạ, uống nớc chè Hơng Sơn [1-tr.20]

Phần miêu tả những bức tranh thiên nhiên sinh họat, phần mở đầu trong bài ca dao tả ngay cảnh đẹp đó. Qua cảnh để bộc lộ tâm trạng, tình cảm của nhân vật .

Em là con gái Phụng Thiên

Bán rau mua bút, mua nghiên cho chồng [2-tr.105]

K

hóa luận tốt nghiệp

Cách mở trực tiếp bằng cách thức hỏi, cách thức khuyên bảo cũng xuất hiện với tần số khá nhiều. Đây thờng là những lời khuyên của nhân vật trữ tình, họ muốn răn bảo truyền kinh nghiệm sống cho nhau tạo nên cuộc sống vật chất lẫn cuộc sống tinh thần phong phú đẹp đẽ hơn.

Làm chi trong dạ ngập ngừng Đã có nơi ấy thì đừng nơi đây

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

2.2: Cách mở gián tiếp.

Mở gián tiếp là cách mở nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng cảm xúc trạng thái của mình bằng những hình ảnh, qua các thủ pháp nghệ thuật nh ẩn dụ, hoán dụ.

Trong phần mở đầu nghĩa đen các yếu tố từ ngữ, chức năng định danh của các từ đó không còn nghĩa thực mà mang một nét nghĩa khác, nghĩa tu từ.

Trúc xinh trúc đứng bờ ao Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh

(Ca dao trữ tình Việt Nam) Sông sâu bao nớc cho vừa

Yêu em đến thế cũng cha thỏa lòng [4-tr.391] Trồng tre thì chớ bẻ măng

Đã thơng em thì chớ than rằng cùng ai [4-tr-427]

Trong kiểu mở gián tiếp này, lời ca giàu hình ảnh, bóng bẩy và giàu sức t- ởng tợng. Các hình ảnh: Trúc ; Tre ; Sông“ ” “ ” “ ” …nó hoàn toàn không còn nghĩa thực trong ý nghĩa lời ca. Hình ảnh đó mang nghĩa ẩn dụ, nhờ nghĩa ẩn dụ mà sắc thái biểu cảm của lời ca sắc nét. Nội dung truyền cảm lời ca tế nhị kín đáo, nhẹ nhàng sâu sắc.

Nguyễn Thị Thanh Hơng K

hóa luận tốt nghiệp

Thờng cây trúc, cây tre tợng trng cho khí tiết, đức tính cao thợng của con ngời. ở trong ca dao tác giả tả cây trúc không theo nghĩa thực mà nói đến trúc là ngời ta ví đấy là con ngời. Và hình ảnh cây tre cũng vậy, tợng trng cho sự vững chải, đầy dũng khí. Ngời Việt Nam ta thờng dùng cây tre làm công cụ sản xuất vũ khí chiến đấu. Nó còn dùng để diễn đạt các cung bậc tình cảm, hành động trạng thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngôn ngữ trong cách thức mở giàu hình ảnh, giàu trí tởng tợng. Từ nghĩa đen và nghĩa chức năng của từ phái sinh cho một nghĩa mới, nghĩa tu từ.

Đàn bầu ai gẫy nấy nghe. Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu

[1-tr.152] Dao vàng rọc lá trầu vàng

Trầu têm cánh phợng bỏ ngang khay cừ [1-tr.145]

Đã đành canh cải nấu gừng Không ăn thì chớ xin đừng mỉa mai

[4-tr.273]

Nội dung của ca dao, của các bài ca dao rất phong phú. Nhng mỗi bài ca dao lại thể hiện một nội dung ý nghĩa nhất định. Có thể thể hiện một nội dung với nghĩa hiển ngôn hoặc hàm ngôn.

Kiểu mở gián tiếp đợc dùng nhiều trong mảng ca dao trữ tình khi nói về tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình. Ngoài ra mở gián tiếp còn dùng nhiều qua các cách thức, mỗi cách thức thể hiện một phơng diện khác nhau, nh trong cách thức hỏi thì những lời ca có kết cấu theo kiểu hỏi - đáp, thờng có hai phần, phần mở bao giờ cũng là lời để hỏi, phần kết là lời đáp lại. Các từ ngữ, hình ảnh trong phần mở và phần kết hoàn toàn mang nghĩa bóng, nghĩa ấn dụ.

Gặp đây mận mới hỏi đào Vờn hồng đã có ai vào hay cha

K

hóa luận tốt nghiệp

(Ca dao trữ tình Việt Nam)

Lời ca dao với nội dung hỏi - đáp, đào hỏi mận về “Vờn hồng” đã có ai đặt chân dạm hỏi vào hay cha. Hai vế lời ca đợc tách bạch rõ ràng, một vế hỏi một vế đáp lại. Cùng kiểu hỏi đáp tỏ tình nh trong mận – đào một số bài ca dao khác cũng có dạng hỏi đáp.

Hỏi chàng quê quán nơi đâu Mà chàng thả lới buông cau chốn này

[1-tr.235]

Câu ca có nghĩa thực nhng cũng có nghĩa bóng, tế nhị khéo léo, kín đáo. Kiểu mở bằng cách hỏi đáp này cũng tạo cho lời ca có kết cấu độc đáo, tính liên kết chặt chẽ hơn.

Cách mở gián tiếp với hình thức khuyên bảo, lời ca ở trong đó cũng dùng các từ ngữ mang tính ẩn dụ, bóng gió để khuyên bảo. Từ ngữ trong lời ca không có nghĩa thực của nó nhng lời khuyên lại nhẹ nhàng mang ý nghĩa sâu sắc thấm đợm tình cảm nghĩa tình.

- Em ơi không lấy chồng đi Em cầm duyên lại có khi bẻ bàng

[4-tr.303] - Xin ai chớ phụ hoa ngâu

Tham nơi quyền quý đi tìm mẫu đơn [1-tr.513]

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của loại bài ca dao câu (Trang 48 - 52)