Đặc điểm về các lớp từ ngữ trong thơ Lê Anh Xuân

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ lê anh xuân (Trang 68)

VI. Cấu trúc của luận văn

3.1. Đặc điểm về các lớp từ ngữ trong thơ Lê Anh Xuân

Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, đợc dùng làm tên riêng của một địa hình tự nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính hoặc các vùng lãnh thổ. Lớp từ này có trong 43 bài thơ của Lê Anh Xuân (71,7%) với 322 lần đợc nhắc tới. Đó là những tên đất, tên làng, tên sông, tên núi gắn với quê hơng, tuổi thơ anh; là những nơi anh từng đến, đã sống và đã đi qua; đó còn là những vùng đất, miền quê gắn với từng sự kiện của cuộc chiến tranh khốc liệt mà anh đã sống và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng Trong số đó có rất nhiều…

địa danh đã thành tiêu đề cho những bài thơ nh: Lên Bắc Sơn, Về Bến Tre, Qua

ấp Bắc, Anh đứng giữa Tháp Mời, Không ở đâu nh ở miền Nam, Gởi miền Bắc, Nhìn về An Đức, Dáng đứng Việt Nam, Chào Hà Nội, chào Thăng Long…Thơ Lê Anh Xuân có những địa danh sau:

3.1.1.1.Địa danh hai miền

a. Miền Nam

Miền Nam là địa danh đợc nhắc tới 43 lần, chiếm tần số khá cao. Đây tr- ớc hết là mảnh đất quê hơng, là nơi gắn với bao kỷ niệm thời thơ ấu, là nơi mà dù đi đến đâu anh cũng nhớ về và là nơi anh "yêu quí nhất"

Không ở đâu ta yêu quí nhất Nh miền Nam mảnh đất quê ta Nắng chói chang vàng tơi lúa hát Những con ngời mặt đẹp nh hoa

(Không ở đâu nh ở miền Nam)

Miền Nam là vùng đất trù phú với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, nơi có vẻ đẹp rất bình dị với "những bông súng dới ao nở xoè cánh quạt", với

"những rặng trâm bầu", "những hàng binh bát", với "những đám mạ xanh", "những liếp mía vàng"…Nhà thơ đã có hẳn hai bài thơ ca ngợi mảnh đất miền Nam là Không ở đâu nh ở miền Nam và Đất miền Nam

Miền Nam ơi miền Nam Đất chín vàng màu lúa Đất ngọt nớc dừa xiêm Đất sớm mai có mùi vú sữa Đất tra nồng có vị sầu riêng

(Đất miền Nam)

Miền Nam còn nổi tiếng là quê hơng cách mạng, quê hơng của những phong trào đồng khởi. Đó là mảnh đất kiên cờng, anh dũng, miền đất không những "biết mọc lúa vàng" mà còn biết "mọc rừng chông"

Em ơi! Miền Nam đó miền Nam Đất nén đau thơng thành thuốc súng Đất gài hờn căm thành những rừng chông Đất thành đồng đã hai lần đánh giặc

(Đất miền Nam)

Khi chiến tranh đã lùi xa trên đất Bắc, khi miền Bắc đang bắt đầu một cuộc đời mới với những thay đổi trên con đờng xây dựng CNXH thì miền Nam vẫn còn trong khói lửa của kẻ thù. Đất miền Nam, ngời miền Nam đang đồng sức, đồng lòng đứng lên đánh giặc giữ làng

Ôi miền Nam kiên cờng bất khuất Là quê hơng của mọi quê hơng Đang cầm súng đứng lên cứu nớc Có miền Nam đuốc sáng dẫn đờng

(Không ở đâu nh ở miền Nam)

Nhng ngay cả trong đau thơng, trong cuộc chiến không cân sức thì nơi đây vẫn mang trong mình một sức mạnh diệu kì

Miền Nam đấy hồng hào sức trẻ Mỗi bớc đi nở một mầm xuân

(Em đi trớc)

Với nhà thơ Lê Anh Xuân thì tình cảm với miền Nam là tuyệt đối. So với những cây bút cùng thời, xuất hiện vào những năm chiến tranh, có thể nói Lê Anh Xuân là ngời làm thơ về miền Nam nhiều hơn cả. Bởi vậy, khi xuất bản tuyển tập thơ những năm kháng chiến "Có đâu nh ở miền Nam" (NXB Thanh niên, Hà Nội, 1968) một điều khá dễ hiểu là các nhà biên tập đã chọn tác phẩm của anh với hai nhà thơ nữa là Chim Trắng và Viễn Phơng. Trong 29 bài thơ ở tuyển tâp này riêng thơ của Lê Anh Xuân đợc đa vào là 14 bài. Nếu nh những bài thơ viết về miền Nam của những nhà thơ khác nh Tố Hữu, Thanh Hải, Viễn

Phơng th… ờng mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp, gắn với thời sự nhng cũng rất thơ thì những bài thơ viết về miền Nam của Lê Anh Xuân thờng đợc bắt đầu, đ- ợc khơi gợi từ những hiện tợng tự nhiên, cụ thể diễn ra một cách thờng tình trong cuộc sống

b. Miền Bắc

Có một điều đáng chú ý là tuy yêu, tuy nhớ miền Nam đến da diết, bồn chồn và giành rất nhiều tình cảm cho miền Nam nh vậy nhng với miền Bắc nhà thơ không hề có thái độ lạnh nhạt, hững hờ. Bởi miền Bắc là nơi anh đã sống, đã gắn bó suốt 10 năm, nơi anh xem nh là quê hơng thứ hai của mình.Với miền Bắc anh cũng có những lời chân thành sâu sắc

Miền Bắc ơi! Sao tôi yêu quá! Nh yêu Em, yêu Má, yêu Ba Xa quê hơng miền Bắc là nhà

Tôi nh lá xanh chen trong cành biếc (Mời năm)

Những năm tháng đã sống và chứng kiến bao đổi thay của miền Bắc trên con đờng đi lên CNXH anh đã viết về miền Bắc với một niềm phấn chấn, tự hào

Đêm Uông Bí buổi đầu anh đến Nhà máy mới xây lớp lớp sáng bừng Ôi có phải anh ngỡ ngàng ánh điện Hay vì đâu mà mắt bỗng rng rng

(Đêm Uông Bí)

Hình ảnh miền Bắc cũng rất đẹp trong thơ anh. Đó là vẻ đẹp của một nửa đất nớc đang thay da đổi thịt hàng ngày, hàng giờ

Tôi trở về đây Việt Bắc ơi Rừng cây thắp sáng cả hồn tôi

Thái Nguyên bừng nở khu gang thép Việt Trì khói trắng nh mây trôi

(Mời năm)

Hai nửa Tổ quốc bị chia cắt, mỗi miền gánh vác một nhiệm vụ riêng nh- ng cả hai miền đều hớng về nhau để cùng sẻ chia những khó khăn, thử thách.

Đó là những hình ảnh rất đẹp và ý nghĩa trong thơ Lê Anh Xuân. Miền Nam đang tập trung vào cuộc kháng chiến chống Mỹ nhng vẫn luôn sẵn sàng góp sức khi miền Bắc cần

Từng tảng đất miền Nam phá lộ Đang chuyển ra miền Bắc sửa đờng Còn gửi cả tinh thần đấu tranh cùng niềm thuỷ chung son sắt

Gởi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu

(Gởi miền Bắc)

Ngợc lại dù đã trải qua chiến tranh nhng miền Bắc vẫn luôn hớng về Nam, hớng về bên kia giới tuyến

Có mời bảy triệu tình miền Bắc

Đang ngày đêm sớt máu cho miền Nam (Mặt trời thân yêu)

Điều khiến cho thơ Lê Anh Xuân khác với thơ của những nhà thơ khác là mặc dù anh có những tình cảm khác nhau đối với mỗi miền nhng anh cũng nhận thức rất rõ rằng yêu miền Nam là yêu đất nớc mình, yêu miền Bắc cũng là yêu đất nớc mình cho nên trong tình cảm đó không có gì mâu thuẫn mà là sự thống nhất - tình yêu đất nớc. Anh yêu đất nớc và yêu sự nghiệp cách mạng ở cả hai miền Nam - Bắc. Nhận thức ấy ở anh nh đã ngấm vào máu thịt. Bởi vậy ta dễ dàng nhận ra trong thơ anh hình ảnh cả hai miền hoà vào một, cả hai miền đều chung một sự nghiệp, một kẻ thù. Đất nớc tạm thời chia cắt nhng nổi đau ý chí là một

Cả hai miền cùng một ngôi sao đỏ

Cùng ánh trăng soi sáng ngọn súng trờng Hố bom trong này giống hố bom ngoài đó Cả hai miền cùng một kẻ thù chung

(Gởi miền Bắc)

Sự đồng sức, đồng lòng của cả hai miền đã tạo thành một Việt Nam với một sức mạnh không gì lay chuyển

Cả hai miền đang xốc tới

Lng dựa vào lịch sử bốn ngàn năm Không có kẻ thù nào thắng nổi

(Việt Nam! Ôi Việt Nam)

3.1.1.2. Các địa danh khác trong thơ Lê Anh Xuân

Trong thơ Lê Anh Xuân ngoài những địa danh chỉ hai mien, địa danh Bến Tre còn có rất nhiều địa danh khác. Đó là những nơi tác giả đã đến và đi qua nh: Bắc Sơn, Vĩnh Phú, bản Mờng, Sài Gòn, Trờng Sơn, Hiền Lơng, Cà Mau,Quảng Trị, Tây Ninh, Ba Vì, Tam Đảo…

Đó là những địa danh mang dấu ấn của những kỉ niệm sâu lắng luôn khắc khoải trong nổi nhớ của nhà thơ

Bản Mờng ơi chiều xuống rồi nhẹ nắng Mà lúa vàng trĩu nặng cả đồng ta

Đàn bò mộng đờng về ngang suối vắng Suối bỗng vàng nh chở nắng chiều xa

(Nắng chiều)

Địa danh trong thơ Lê Anh Xuân còn gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên Đà Lạt quê em anh nhớ mãi

Đờng mùa xuân hoa rải cánh vàng Thung xanh thơm ngát mùi hoa dại Đồi cao thông đứng nắng mịn màng

(Em đẹp nhất)

Đặc biệt rất nhiều địa danh là nơi chứng kiến tội ác và sự tàn phá của kẻ thù Đâu chỉ một kho xăng Tam kì bốc lửa

Hàng trăm máy bay Tân Sơn Nhứt nát tan Mà còn hơn thế nữa

(Chào Hà Nội, chào Thăng Long) Và là hình ảnh biểu trng cho cuộc chiến gian khổ của bộ đội ta

Chân qua vạn dặm đờng dai

Trờng Sơn đã trải, Đồng Nai đã từng Khi leo dốc, khi lội bng

Sình lầy Đồng Tháp, núi rừng Trờng Sơn (Việt Nam! Ôi Việt Nam!) Các địa danh còn là nơi chứng kiến những chiến thắng nối dài

Biên Hoà, Nhà Đỏ, Bông Trang

Đèo Nhông, sông Bé, Bàu Bàng, An Khê Tin về cha dứt Plây-me

Đã nghe chiến thắng Nhà Bè, Long An

(Chào các anh những ngời chiến thắng)) 3.1.2. Lớp từ chỉ Tổ quốc, quê hơng

Đây là lớp từ xuất hiện khá nhiều trong thơ Lê Anh Xuân. Trong 60 bài thơ lớp từ chỉ Tổ quốc, đất nớc đợc nhắc tới 26 lần, còn lớp từ chỉ quê hơng đợc nhắc với một tần số cao, 83 lần.

a. Lớp từ chỉ Tổ quốc, đất nớc

Trớc Lê Anh Xuân đã có rất nhiều nhà thơ viết về Tổ quốc. Đây là đề tài bao quát, trung tâm của thơ giai đoạn chống Mỹ cứu nớc và ngày càng đợc khai thác ở nhiều khía cạnh. Lê Anh Xuân góp thêm tiếng thơ về đất nớc với một cảm xúc chân thành nồng nhiệt làm cho hình tợng Tổ quốc đất nớc đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Tổ quốc hiện lên thật đẹp.

` Việt Nam! Ôi Việt Nam! Một dải giang sơn ta đó

Nắng chan hoà bốn mùa rực rỡ Đất xanh một sắc với da trời

(Việt Nam! Ôi Việt Nam!)

Nhng với Lê Anh Xuân vẻ đẹp của Tổ quốc không chỉ nằm ở phơng diện phong cảnh thiên nhiên mà còn ở khí phách tài hoa của dân tộc. Đó là một tổ quốc có bề dày lịch sử và chiều cao hiện tại, có những truyền thống vinh quang của nhân dân và sự tích anh hùng cách mạng. Lê Anh Xuân đã rất tự hào về một Tổ quốc với bốn nghìn năm dựng xây và chiến đấu

Việt Nam! Ôi Việt Nam

Tiếng súng, tiếng gơm không bao giờ dứt Bởi Tổ quốc ta không bao giờ chịu nhục

Dân tộc ta không chịu cúi đầu

(Việt Nam! Ôi Việt Nam)

Tổ quốc trong thơ Lê Anh Xuân thờng gắn với những điều cụ thể. Đó là quê hơng, là ngôi nhà, là mảnh vờn, dòng sông, thửa ruộng, là truyền thống hôm qua và hôm nay, là những con ngời luôn sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc

Tay các anh - tay anh Mai Thanh Thế Khi Tổ quốc cần đã chặt cả hai tay Ngực các anh - ngực anh Trừ Văn Thố Khi Tổ quốc cần đã bịt lỗ châu mai

(Chào các anh những ngời chiến thắng) Trong bài Dáng đứng Việt Nam từ cái chết cụ thể của ngời chiến sĩ giải phóng quân Lê Anh Xuân đã liên tởng tới một dáng đứng Việt Nam và Tổ quốc đã trở thành một biểu tợng thiêng liêng

Tên anh đã thành tên đất nớc Ơi anh giải phóng quân!

Từ dáng đứng của anh trên đờng băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

(Dáng đứng Việt Nam) b. Lớp từ chỉ quê hơng

Quê hơng trong thơ Lê Anh Xuân gắn bó sâu sắc với cuộc đời anh, với những kỷ niệm thủa thiếu thời. Nơi đó có con sông Cá Sấu với những chiếc thuyền mo cau, tàu chuối bẹ dừa, căn chòi bé đã từ lâu đi vào kí ức của anh

Ơi cơn ma quê hơng Đã ru hát hồn ta thủa bé

Đã thắm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé (Nhớ ma quê hơng)

Bởi yêu quê hơng, nhớ quê hơng nên khi xa quê bất cứ cái gì cũng làm anh liên tởng tới quê hơng

Anh không nằm mơ anh đang thức đấy Cớ làm sao nghe tiếng gà vọng gáy Bỗng tìm em tay chạm phải vách tờng

Cứ ngỡ là vách lá quê hơng (Nhớ ma quê hơng) Chỉ một đêm ma nơi đất Bắc cũng làm anh trăn trở

Ma ào ào trút nớc

Gió đang đập cửa phòng Quê hơng có ma không

(Đêm ma)

Tâm hồn anh luôn gắn bó, dõi theo từng biến cố xảy ra trên quê hơng. Dù ở nơi xa anh Gởi Bến Tre lòng khao khát đợc Trở về quê nội

Ôi ta thèm đợc tay cầm khẩu súng Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè Nằm chờ giặc trên quê hơng anh dũng Ta say nồng nghe lá rụng bờ tre

(Gởi Bến Tre)

Khi đã trở về giữa miền Nam ruột thịt, tình yêu quê hơng của anh đã phát triển lên một tầm độ mới, một sắc điệu mới. Quê hơng không còn trong hoài niệm xa cách, không còn trong khao khát nhớ mong mà giờ đây anh đã trực tiếp cầm súng chiến đấu giữa lòng quê hơng. Cũng là lúc anh chứng kiến quê hơng trong cảnh bom đạn. Bắt đầu từ tập "Hoa dừa" tiếng nói quê hơng ở anh nóng bỏng lửa khói cuộc đời hơn, phơi phới hơn và mang nặng cảm hứng lịch sử hơn.

Trong khi viết về quê hơng Lê Anh Xuân nhắc tới khá nhiều về miền quê yêu dấu của anh, đó là Bến Tre

Đây là nhóm địa danh chiếm số lợng nhiều trong thơ Lê Anh Xuân trong đó địa danh Bến Tre đợc nhắc tới 51 lần nh Ba Tri, Nam Kì, An Đức, An Hội, Đa Phớc Hội, Tân Thành Bình, An Hoá, Cổ Chiên, Hội Thành…

Năm 1954 khi theo gia đình tập kết ra Bắc, không lúc nào anh không nhớ đến nơi anh đã cất tiếng khóc chào đời

Tiếng khóc đầu tiên tôi chào đất nớc Năm bốn mơi cờ đỏ rợp Nam Kì

Từ đó quê hơng luôn in dấu trong anh. Với anh Bến Tre thật bình dị, giản đơn và gần gũi. Bến Tre là nơi có con sông Cổ Chiên sóng vỗ ru êm bốn mùa

Bến Tre là địa danh của phong trào Đồng khởi, là cái nôi cách mạng. Nơi đây mỗi con ngời, mỗi làng, mỗi xóm đều góp phần tạo nên không khí hào hùng cho những cuộc đấu tranh

Mỗi ngời là một chiến công Mỗi làng là một hầm chông pháo đài

(Về Bến Tre)

Không những thế Bến Tre còn là quê hơng của những con ngời thuỷ chung, kiên định. ở đó có bà mẹ từng "hy sinh gan góc - hai mơi năm giữ đất,

giữ làng", những em giao liên "trên sông An Hoá ngày đêm đa đò", những em

gái du kích đi "qua cầu tre lắt lẻo" mà trông "dịu dàng nh những nàng tiên", có chị Mời Lí, chị út Tịch và em út Tiết.

Vần công lấy bót Kinh Ngang Chân em đi khắp Hội An, Hội Thành Khiến cho

Bót Lò Heo, bót Vĩnh Bình

Nghe tên em giặc khiếp kinh trăm thằng (Cô "xã đội")

Có thể nói con ngời Bến Tre đã làm đẹp thêm cho mảnh đất Bến Tre kiên cờng, bất khuất. Đó chính là biểu tợng của cả dân tộc - một dân tộc với hai bàn tay chai sạn đã nhào nặn bùn lầy thành đồng lúa vàng thơm, đã cầm giáo, cầm

gơm, cầm súng, đã chuyền tay nhau gìn giữ đất quê hơng.

3.1.3. Lớp từ chỉ kháng chiến

a. Lớp từ chỉ con ngời kháng chiến

Lớp từ chỉ con ngời kháng chiến trong thơ Lê Anh Xuân bao gồm nhiều thế hệ với nhiều tên gọi khác nhau. Nhóm danh từ chung và riêng này có trong 35 bài thơ với tần số lặp đi lặp lại 95 lần. Đó là những ngời đảng viên, cộng sản, chiến sĩ, giải phóng quân, ngòi chỉ huy, cán bộ, ngời lính, chị dân công, em giao liên, liên lạc, ông lão du kích

Có ngời đảng viên chờ nghe gà gáy Em liên lạc nào tuổi mới đang xuân Nghe tiếng gà giục giã đôi chân

(Tiếng gà gáy)

Nếu nh các nhà thơ cùng thời viết về những con ngời kháng chiến một cách khái quát với những tên gọi chung nh đồng chí, chiến sĩ thì trong thơ…

Lê Anh Xuân rất nhiều nguyên mẫu ngoài đời đợc anh đa vào thơ. Đó là những anh hùng với những tên gọi cụ thể. Một điều rất may mắn cho Lê Anh Xuân là

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ lê anh xuân (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w