Lý do chọn đề tài:

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hoá giáo dục ở việt nam từ những năm cuối thế kỷ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất (Trang 82 - 83)

Tiếp theo tiếng súng xâm lợc, sau những đảo lộn dữ dội của thời kỳ xung đột vũ trang, song song với việc sử dụng quân đội để đàn áp là một cái dây lọng vô hình của thực dân Pháp nhằm xiết chặt ách thống trị, nô dịch của chúng đối với nhân dân ta hơn nữa - Dây lọng vô hình đó đợc ngụy trang bằng hình thức tổ chức tổ chức giáo dục và những chính sách về văn hoá dới những chiêu bài đẹp đẽ "Truyền bá văn minh", "Khai hoá" . Chúng hy vọng…

sẽ đem cái gọi là "Văn minh phơng Tây" để làm lung lạc tinh thần và ý chí của ngời dân thuộc địa. Nhng cũng chính trên mặt trận tởng chừng nh hòa bình, yên ả, mặt trận mà thực dân Pháp đinh ninh là chúng có thể dễ dàng thâm nhập áp đặt những chính sách thực dân thì phong trào đấu tranh của nhân dân ta dới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nớc tiến bộ diễn ra sôi nổi và không kém phần quyết liệt.

Nghiên cứu cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại ách thống trị của thực dân Pháp vào những năm cuối thế kỷ XIX đến trớc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã đợc rất nhiều học giả và các nhà khoa học quan tâm. Song, những nghiên cứu đó còn đang nghiêng về các cuộc đấu tranh chính trị, quân sự , kinh tế còn các cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục ch a đợc đề cập một cách sâu sắc mà mới ở mức khái quát.

Chính sách văn hoá - giáo dục là một bộ phận cấu tạo, gắn chặt hữu cơ đối với các chính sách quân sự, kinh tế, chính trị trong chính sách cai trị của thực dân Pháp. Do đó, việc nghiên cứu cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hoá - giáo dục từ những năm cuối thế kỷ XIX đến trớc chiến tranh thế giới thứ nhất

Luận văn tốt nghiệp

sẽ góp phần dựng lại toàn cảnh cuộc đấu tranh của nhân dân ta một cách toàn diện hơn.

Mặt khác, tìm hiểu cuộc đấu tranh trên phơng diện văn hoá - giáo dục từ những năm cuối thế kỷ XIX đến trớc chiến tranh thế giới thứ nhất còn cho thấy bản chất thống trị thực dân của Pháp áp dụng tại Việt Nam, đồng thời thông qua đó, nó sẽ giáo dục cho ngời dân Việt Nam tinh thần giữ gìn, bảo vệ và phát triển nền văn hoá dân tộc.

Là một sinh viên chuyên ngành Lịch sử, việc đi sâu và tiếp cận vấn đề này sẽ giúp cho chúng tôi có thể hiểu sâu hơn nữa và một cách có hệ thống cuộc đấu tranh của nhân dân ta vào những năm đầu thế kỷ XX. Hơn nữa nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp ích cho chúng tôi có thêm nhiều tri thức bổ ích trong việc giảng dạy ở trờng phổ thông sau này.

Với những lý do trên, chúng tôi chon đề tài:

"Cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hoá- giáo dục ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX đến trớc chiến tranh thế giới thứ nhất".

Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng trong việc tiếp cận tài liệu, thế nh- ng do thời gian không nhiều và đặc biệt, năng lực nghiên cứu của bản thân có hạn nên chắc chắn đề tài sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong đợc sự góp ý của thầy cô và các bạn để bản luận văn này đợc hòan chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hoá giáo dục ở việt nam từ những năm cuối thế kỷ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w