Từ đơn tiết.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo từ địa phương nghệ tĩnh (Trang 44 - 48)

Cũng nh trong ngôn ngữ toàn dân từ đơn trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh th- ờng do một yếu tố - hình vị tạo nên, là từ có cấu tạo đơn giản, có số lợng 2776 từ chiếm tỷ lệ 44,9% trong tổng vốn từ phơng ngữ Nghệ Tĩnh

Đáng chú ý là, thành phần cấu tạo của từ Nghệ Tĩnh, xét trong quan hệ với vốn từ toàn dân không chỉ là các từ biến âm mà còn là các từ biến đổi ngữ nghĩa.

Vì vậy, có thể hình dung bức tranh chung về từ địa phơng Nghệ Tĩnh xét trong quan hệ với từ toàn dân về cấu tạo ngữ âm và ngữ nghĩa, sẽ có hai lớp từ lớn là từ biến đổi ngữ âm và từ chuyển nghĩa.

Nh trên đã nói chúng tôi phân từ đơn thành hai loại :

a) Từ đơn đợc tạo ra bằng phơng thức biến âm.

Từ đơn đợc tạo ra bằng phơng thức này có số lợng khá lớn, gồm 1773 từ, chiếm tỉ lệ 77,7% tổng số loại từ đợc tạo ra theo quy luật biến âm tạo từ trong phơng ngữ.

Xét trong quan hệ với từ toàn dân, có loại là từ biến âm có quan hệ tơng ứng 1/1, nh: du - dâu; lả - lửa; khót - gọt; khở - gỡ; tru - trâu... và có loại là từ biến âm có quan hệ tơng ứng 1/>1 nh: chin - chn - chân; cợn - cấn - cắn - cặn, gin - gn - gần; gấu - gú - gạo...

Số lợng từ hai tiểu loại tơng ứng1/1 và 1/>1 có quan hệ với từ toàn dân là 1431 từ.

Xét trong quan hệ nội bộ từ địa phơng thì quy luật biến âm tạo từ của từ đơn trong phơng ngữ cũng đáng chú ý, nếu không muốn nói là có ý nghĩa về nhiều mặt, không chỉ là sự phản ánh quy luật biến âm từ của từ tiếng Việt nói chung mà còn cho thấy trong nội bộ hệ thống vốn từ của một phơng ngữ, các từ có quan hệ nội bộ khăng khít với nhau, chịu sự chi phối của quy luật cấu tạo từ cũng nh quy luật hoạt động ngôn ngữ; các yếu tố đó chịu sự tác động – nằm trong những quan hệ đan xen nhiều chiều với ngôn ngữ toàn dân và trong nội bộ phơng ngữ. Vì thế mà bức tranh từ vựng phơng ngữ - chỉ xét riêng về mặt ngữ

âm cũng đã thấy đa dạng phức tạp. Tuy có quan hệ trực tiếp với những yếu tố trong nội bộ vốn từ phơng ngữ nhng bản thân yếu tố đó lại có quan hệ với các yếu tố khác nằm ngoài hệ thống này – tức, có quan hệ với cả các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân. Cho nên xét trong quan hệ với yếu tố toàn dân, cả từ biến âm trong nội bộ phơng ngữ lại có ý nghĩa về mặt lịch sử ngữ âm tiếng Việt.

Ngoài ra, trong số các từ biến âm còn phải chú ý đến một loạt từ biến âm mà hình thức của nó không có quan hệ âm với từ toàn dân, chỉ có quan hệ âm trong nội bộ từ địa phơng, nh: gi-cơi-gơi (sân); kéc-kiếc (cù); ri-rầy (ngợng); phên-vên-ven (xẻng)... loại này có số lợng là 342 từ.

Nh vậy, đối chiếu hai loại từ biến âm với nhau, ta thấy số lợng từ đơn đợc tạo ra theo phơng thức biến âm có quan hệ tơng ứng ngữ âm với từ toàn dân có số lợng nhiều gấp 4, 18 lần từ đơn đợc tạo ra theo phơng thức biến âm trong nội bộ phơng ngữ, không có quan hệ với từ toàn dân.

b) Từ đơn đợc tạo ra bằng phơng thức chuyển nghĩa.

Đây là lớp từ bao gồm các từ mà xét về âm và nghĩa, đơn vị này đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân nh (đau, ốm, nóng…) nhng khi dùng trong phơng ngữ, do có sự phát triển nghĩa trong nội bộ hệ thống phơng ngữ nên đã tạo ra sự khác nhau về nghĩa trên một nghĩa nào đó so với khi từ đợc dùng trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân. Loại khác, phần lớn là những yếu tố cổ, cũ của ngôn ngữ toàn dân đã đợc thay thế bằng từ đồng nghĩa tơng ứng nhng khi yếu tố cổ, cũ đó hoạt động trong hệ thống từ vựng phơng ngữ lại có sự chuyển nghĩa, có thêm nghĩa mới, do đó nó có một lợng nghĩa khác yếu tố toàn dân đồng nghĩa đã thay thế nó. Ví dụ (cảy so với sng, bạo so với khoẻ)...

Theo phơng thức chuyển nghĩa nh đã nói số lợng từ đơn tiết có hiện tợng chuyển nghĩa (đa nghĩa) chiếm số lợng cao nhất, với 329 từ, chiếm tỷ lệ 82,46% (329/399) tổng số từ đợc tạo ra theo phơng thức chuyển nghĩa (đa nghĩa) trong vốn từ phơng ngữ Nghệ Tĩnh.

Xét về mặt lịch sử từ đơn tiết là từ đợc ra đời sớm nhất. Trải qua thời gian sử dụng lâu dài trong lịch sử, từ có sự phát triển biến đổi về âm, nghĩa và phạm vi hoạt động. Trong lớp từ đơn của tiếng Việt, có một bộ phận biến đổi ngữ âm, dạng thức ngữ âm cũ dần dần lui về hoạt động trong một vùng dân c nào đó, có một bộ phận từ đơn khác đợc dùng trong phơng ngữ, có thêm nghĩa mới khác với khi dùng trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân.

Chính bộ phận từ vựng địa phơng đợc tạo ra do chuyển nghĩa theo quy tắc phát triển nghĩa trong từ đa nghĩa đã tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa vốn từ hai hệ thống. Cũng chính lớp từ này làm cho từ đợc dùng trong phơng ngữ có

một “cuộc sống” nhất định của nó, rất khó thay thế, nhất là từ đã trở thành quen thuộc, đợc dùng theo thói quen tự nhiên của mọi ngời trong vùng.

Dựa vào cơ cấu nghĩa của từ đa nghĩa, theo phơng thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ trong từ đa nghĩa, ta có thể hình dung sự phát triển nghĩa của bộ phận từ đơn này trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh qua một số ví dụ sau:

Ví dụ về từ đợc chuyển nghĩa theo phơng thức tơng đồng (ẩn dụ)

Bây : - Nghĩa 1: bẩn, luộm thuộm, lộn xộn (Chơi bây ra cả nhà)

- Nghĩa 2: việc làm dang dở không đâu vào đâu để lại ảnh hởng xấu (Bây việc ra đó rồi bỏ đi).

Mạy :- Nghĩa 1: nhỏ (gấu mạy) (gạo nhỏ).

- Nghĩa 2: ít, không đáng kể (Mấy mạy con, gà mấy mạy).

Ví dụ về từ đợc chuyển nghĩa theo phơng thức tơng cận (hoán dụ)

Mũi: - Nghĩa 1: bộ phận của động vật.

- Nghĩa 2: dây để dẫn, dắt trâu bò buộc từ mũi (tru đít mũi).

Nhìn chung số từ phát triển nghĩa theo phơng thức hoán dụ là rất hạn chế so với số từ phát triển nghĩa theo phơng thức ẩn dụ.

Nghĩa của từ đợc phát triển theo quy luật liên tởng ẩn dụ là dựa trên cơ sở những nét nghĩa tơng đồng giữa các sự vật, hiện tợng; các từ có sự phát triển nghĩa theo quy tắc hoán dụ lại dựa trên cơ sở của mối liên hệ gắn bó giữa các sự vật hiện tợng. Qua những số liệu về từ đa nghĩa trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh có thể thấy phải chăng trong liên tởng tạo nghĩa cho từ, ngời Nghệ Tĩnh thiên về kiểu t duy so sánh hình thức tơng đồng hơn là đi tìm mối quan hệ bên trong.

Xét nguồn gốc thành phần, từ chuyển nghĩa trong nội bộ từ địa phơng Nghệ Tĩnh rất phong phú nhng chủ yếu là những từ thuần địa phơng hoặc từ đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân nhng không có nghĩa nào đợc dùng nh vậy.

Ví dụ: Bạo: - Nghĩa 1: khoẻ (Hấn nỏ bạo).

- Nghĩa 2: khỏi bệnh (Hấn bạo rồi).

- Nghĩa 3: nhiều, mức độ cao (Hấn bạo nói). Bâu: - Nghĩa 1: túi áo.

- Nghĩa 2: bao (Bâu gạo-bao gạo). Bơi: - Nghĩa 1: bới.

- Nghĩa 2: moi móc.

Bên cạnh lớp từ này còn có lớp từ có liên quan đến nghĩa của lớp từ toàn dân, từ này có nghĩa gốc là nghĩa của từ phổ thông, các nghĩa phái sinh ở sau là do sự phát triển sử dụng ở địa phơng mà tạo ra.

Ngán : - Nghĩa 1: (nghĩa phổ thông) ngấy, chán“ăn ngán đến cổ” - Nghĩa 2: (nghĩa Nghệ Tĩnh) ngại đến mức sợ.

Cặn: - Nghĩa 1: (nghĩa phổ thông) cặn dới đáy vật đựng nớc. - Nghĩa 2: (nghĩa Nghệ Tĩnh)

+ dấu của nớc để lại ở bờ đất sau khi nớc đã rút hết.

+ dùng ngón tay để cố định lên vật khác làm dấu khi đong cân.

Ngoài ra, có một nhóm từ đa nghĩa vốn là từ đang đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân và cả trong phơng ngữ nhng nghĩa của từ đợc dùng trong phơng ngữ rộng hoặc hẹp hơn từ đợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân.

Ví dụ: Dì: - Nghĩa 1: em hoặc chị gái của mẹ(ngôn ngữ toàn dân: chỉ em gái của mẹ).

- Nghĩa 2: từ anh rể dùng để gọi em vợ đã lớn tuổi hoặc trân trọng.

- Nghĩa 3: vợ lẽ của cha.

- Nghĩa 4: gọi ngời phụ nữ mà mình mến tạo không khí thân mật đối với những ngời cùng tuổi hoặc sàn tuổi nh mẹ hoặc vợ mình.

Hoặc từ đợc xem là từ cũ trong ngôn ngữ toàn dân nhng Nghệ Tĩnh lại đang dùng với tất cả nghĩa của nó

Ví dụ:ả: - Nghĩa 1: chị gái hoặc ngời phụ nữ thuộc hàng trên trong họ tộc. - Nghĩa 2: chị, cô.

- Nghĩa 3: từ dùng với hàm ý coi khinh.

Qua thống kê, phân tích nghĩa, chúng tôi nhận thấy số lợng từ đơn tạo theo phơng thức này là rất lớn. Và đó là một hiện tợng hoàn toàn hợp với quy luật phát triển biến đổi chung của từ trong ngôn ngữ.

Trong hai con đờng phát triển, biến đổi ngữ âm và ngữ nghĩa của tiếng Việt, từ đơn Nghệ Tĩnh đợc tạo ra theo phơng thức biến âm có số lợng nhiều gấp 5,39 lần số lợng từ đơn đợc tạo ra theo phơng thức chuyển nghĩa.

Một lần nữa có thể khẳng định trong cấu tạo nghĩa mới thì từ đơn có một u thế đáng kể trong các loại từ. Cũng cần phải nhắc lại, ngoài hai loại từ đơn đáng lu ý trên đây, từ đơn trong phơng ngữ (nh ta đã thấy phần nào trong khi xét các yếu tố tạo từ), còn là những từ có nguồn gốc vay mợn đợc dùng khác cách dùng toàn dân, là các từ cổ, cũ, các từ không có quan hệ âm nhng tơng

đồng về nghĩa…Nhng vì các từ này không tập hợp thành một lớp từ có quan hệ với nhau nên chúng tôi đã không xét đến ở đây.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo từ địa phương nghệ tĩnh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w