- Trị bệnh: Dùng một số kháng sinh trị bệnh cho ấu trùng tôm.
3. Bệnh ký sinh trùng
3.1.2. Chu kỳ sống của Gregarine trong tôm.
Phần lớn Gregarine có chu kỳ sống trực tiếp (John và ctv,1979) tuy nhiên có 1 số loài gây bệnh trên động vật giáp xác có vật chủ trung gian là thân mềm.
Khi tôm ăn thức ăn là vật nuôi trung gian đã nhiễm bào tử (spore) của Gregarine. Bào tử trong thức ăn nẩy mầm thành hạt bào tử (Sporozoite) bám vào thành và tế bào biểu mô của ruột tr−ớc. Trong giai đoạn cá thể dinh d−ỡng (Trophozoite), chúng qua 3 giai đoạn sinh tr−ởng (Trophont) sẽ hình thành một số bào tử và chúng lại phóng bào tử vào ruột và dạ dày, di chuyển về ruột sau, tiếp tục giai đoạn bào tử của ký sinh trùng. Ruột sau mỗi bào tử phát triển thành một kén giao tử (Gametocyst) gồm có các giao tử nhỏ và giao tử lớn. Khi kén giao tử vỡ ra, các giao tử trộn lẫn và hình thành các hợp tử (Zygote) đ−ợc phóng ra ngoài môi tr−ờng. Các hợp tử (Zygospore ) là thức ăn của nhuyễn thể hai vỏ và giun đốt (Polydora cirrhosa) chúng là các động vật sống ở đáy ao tôm. Ruột của nhuyễn thể hoặc giun đốt bắt đầu nhiễm
Gregarine và hình thành các bào tử trong tế bào biểu mô. Kén bào tử (Sporocyste) phóng vào phân giả của nhuyễn thể là thức ăn của tôm hoặc các giun đốt nhiễm kén bào tử là thức ăn của tôm. Tiếp tục hạt bào tử đ−ợc phóng vào ruột dạ dày của tôm và tiếp tục một chu kỳ mới của
Gregarine. Những hạt bào tử phát triển ở giai đoạn thể dinh d−ỡng trong ruột (Nematopsis spp và Paraophioidina spp) hoặc dạ dày sau (Cephalolobus spp) của tôm.
3.1.3. Dấu hiệu bệnh lý
Tôm nhiễm trùng hai tế bào c−ờng độ nhẹ không thể hiện rõ dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, th−ờng thể hiện tôm chậm lớn. Khi tôm bị bệnh nặng Nematopsis sp với c−ờng độ > 100 hạt bào tử/con, dạ dày và ruột có chuyển màu hơi vàng hoặc trắng, có các điểm tổn th−ơng ở ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập gây hoại tử thành ruột, tôm có thể thải ra phân trắng, nên ng−ời nuôi tôm gọi là bệnh phân trắng, bệnh có thể gây cho tôm chết rải rác.