2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng
2.4.1. Quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng th−ơng mại ở Việt
Nam
2.4.1.1. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng th−ơng mại cổ phần ngoài quốc doanh (VPBank)
Tr−ớc đây, VPBank là một trong số các ngân hàng th−ơng mại hoạt động yếu kém, hiệu quả, quy mô nhỏ. Đặc biệt là hoạt động tín dụng rơi vào tình trạng xấu, có dấu hiệu rủi ro cao, nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém và trong vòng kiểm soát đặc biệt của NHNN. D−ới sự giúp đỡ của NHNN và Ban lmnh đạo, VPBank đm cải tổ, sắp xếp lại toàn bộ hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Sau hai năm, hoạt động của VPBank đm có nhiều khởi sắc, dần dần đi vào hiệu quả, quy mô đ−ợc mở rộng, trị giá cổ phiếu tăng gấp nhiều lần, có cổ đông lớn ở n−ớc ngoài là OCBC (Overseas Banking Corporation). V−ợt kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu giảm, thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của ngân hàng nhà n−ớc. Để đạt đ−ợc kết quả đó, VPBank đm tích cực trong công tác rà soát, giải quyết triệt để nợ xấu, hoạt động tín dụng đ−ợc tăng c−ờng đặc biệt là nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng, thể hiện ở những điểm sau:
* Sổ tay tín dụng
Văn bản tín dụng của VPBank đ−ợc hệ thống và tập hợp thống nhất thành một tập văn bản. Đây là cuốn cẩm nang cho cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Điều này giúp cho công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đ−ợc tăng c−ờng.
Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ cho vay có trách nhiệm th−ờng xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn; sử dụng vốn vay và trả nợ; kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vốn vay, đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm, đảm bảo hoạt động tín dụng hoạt động an toàn và hiệu quả. Việc thực hiện kiểm tra, giám sát tr−ớc, trong và sau khi cho vay phù hợp với VPBank, đặc điểm kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng.
* Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro
Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng ở VPBank đ−ợc quy định trong từng cấp tham gia hoạt động tín dụng.
- Cán bộ tín dụng có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc đ−ợc phân công phụ trách.
- Nhân viên thẩm định tài sản có tinh thần trách nhiệm cao đối với các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm và thực hiện công tác báo cáo.
- Nhân viên phòng Kế toán kiểm tra số tiền, điều kiện giải ngân, hình thức giải ngân và hạch toán theo đúng quy định hiện hành.
- Nhân viên phòng Thanh toán quốc tế kiểm tra hồ sơ liên quan trong tr−ờng hợp cho vay xuất nhập khẩu.
- Các lmnh đạo phòng ban liên quan, giám đốc chi nhánh có trách nhiệm đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy trình này của nhân viên, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay.
- Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng là bộ phận quyết định cho vay trên cơ sở thẩm định độc lập của cán bộ tín dụng về các ph−ơng án, dự án xin vay và hoàn trả nợ vay của khách hàng. Trên cơ sở thẩm định tài bảo đảm của phòng thẩm định tài sản đảm bảo, Hội đồng tín dụng là cơ quan xét duyệt cao nhất về
quyết định các vấn đề cho vay trong phạm vi quyền phán quyết. Cả hai bộ phận này có nhiệm vụ xem xét quyết định cho vay, kiến nghị hội đồng quản trị thay đổi chính sách tín dụng và các vấn đề khác có liên quan đến tín dụng.
* Hệ thống xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng của VPBank đ−ợc xây dựng cho đối t−ợng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Hệ thống xếp hạng doanh nghiệp đ−ợc chia thành ba phần.
Phần một: Chấm điểm rủi ro tín dụng
Cán bộ tín dụng sẽ xác định khách hàng thuộc nhóm cụ thể, sử dụng các bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản tín dụng. Trong mỗi bảng xếp hạng có các yếu tố chấm điểm khác nhau, điểm cao nhất là 100, thấp nhất là 20, trong một số tr−ờng hợp điểm số có thể là d−ới không. Tuỳ vào kết quả chấm điểm, khách hàng đ−ợc chia thành sáu mức độ rủi ro tín dụng: thấp, thấp, trung bình, trung bình, cao, cao t−ơng ứng với sáu mức đánh giá: xuất sắc, tốt, trung bình, d−ới trung bình, rủi ro không thu hồi cao, rủi ro không thu hồi rất cao và t−ơng ứng với sáu loại : A+, A, B+, B, C+, C với mức điểm từ 0 đến 100 điểm.
Phần hai: Đánh giá tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo đ−ợc đánh giá theo ba mức: mạnh, trung bình, yếu. Tuỳ vào từng loại tài sản theo bảng phân loại mà đ−a ra mức cho vay t−ơng ứng.
Phần ba: Đánh giá tín dụng kết hợp
Đánh giá tín dụng kết hợp là việc đánh giá dựa trên mức xếp hạng rủi ro và xếp hạng tài sản đảm bảo theo mô hình ma trận. Kết quả đánh giá là kết quả nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi ro và mức mức xếp hạng tài sản đảm bảo.
2.4.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Việt Nam (BIDV)
BIDV là ngân hàng thuộc khối ngân hàng th−ơng mại Nhà n−ớc đ−ợc thành lập năm 1957, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cho vay đầu t− phát triển. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của BIDV đ−ợc đánh giá tốt thể hiện ở những điểm chính sau:
* Chất l−ợng tín dụng
Quán triệt tinh thần của Ngân hàng Nhà n−ớc, BIDV thực hiện cuộc cách mạng rà soát và kiểm tra tín dụng toàn bộ hệ thống ngân hàng, từ đó có biện pháp tích cực và triệt để trong việc xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi.
* Phân loại khách hàng
BIDV phân loại khách hàng dựa trên hai nhóm chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Dựa trên điểm số khách hàng mà chia thành bẩy nhóm: A+, A, B, C, D, E, F.
* Phân loại các khoản vay
Với hai yếu tố định l−ợng và định tính, khoản vay đ−ợc chia thành bẩy nhóm: chất l−ợng cao, chất l−ợng tốt, chất l−ợng đạt yêu cầu, cần theo dõi, kém chất l−ợng, khó đòi, mất vốn và t−ng ứng với từng nhóm khách hàng nêu trên.
Từ việc phân loại khách hàng và phân loại khoản vay, BIDV áp dụng chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng cụ thể, đ−a ra mức cho vay tối đa, tài sản đảm bảo, lộ trình thu nợ,… Ngoài ra, BIDV phân chia nợ thành năm nhóm theo quy định: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ d−ới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.