Nguyên nhân gây bệnh bạc lá lúa

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của tập đoàn các giống lúa nếp ở địa phương (Trang 25 - 26)

Lúc ñầu các nhà khoa học cho rằng ñây là một bệnh sinh lý, sau ñó Takaishi (1908), Bokura (1911) ñã phân lập ñược vi khuẩn ký sinh trên lá bệnh và kết luận ñây là bệnh vi khuẩn, không phải bệnh sinh lý [58].

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa ñược gọi tên là Xathomonas oryzae pv. oryzae. Ngoài ra trước ñây, vi khuẩn này còn ñược gọi bằng rất nhiều tên khác như: Bacillus oryzae Hori et Boruka (Boruka, 1911), Pseudomonas oryzae Ueda et Ishiyama (Ishiyama, 1922), Xathomonas oryzae (Uyeda et Ishiyama) Dowson (Dowson,1948)...[4].

Năm 1922, Ishitama ñã chỉ ra rằng vi khuẩn gây bệnh bạc lá có hình gậy ngắn, hai ñầu hơi tròn, kích thước từ 1 – 2 x 0,5 – 0,9µm, có một tiêm mao dài 6 – 8µm. Vi khuẩn nhuộm gram âm, không hình thành bào tử, các tế bào vi khuẩn có màng nhầy bao bọc và ñược nối với nhau thành một khối vững chắc.

Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bằng hình thức xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn của lá và ăn dọc theo hệ thống mạch dẫn nhờ thẩm thấu các chất dinh dưỡng trong dung dịch qua vách tế bào. Những chất dinh dưỡng ở dạng phức tạp sẽ ñược chuyển thành dạng ñơn giản, nhờ hệ thống men của vi khuẩn trước khi ñược hấp thụ [8].

Con ñường xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn Xathomonas oryzae pv. oryzae là qua các vết thương, vết xây xát ở trên lá do mưa bão gây ra. Ngoài ra vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua lỗ thuỷ khổng ở mép lá, ñầu mút lá [8], [10]. Khi tiếp xúc với bề mặt lá lúa có màng nước ướt vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các lỗ thuỷ khổng phân bố ở ñầu mút lá và 2 bên mép lá. Sau khi xâm nhập vào lỗ thuỷ khổng, vi khuẩn nhân nhanh trong biểu mô, là nơi thông với hệ thống mạch dẫn lá. Khi ñó, một số vi khuẩn xâm nhập vào hệ

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………17

thống này, còn một số khác thoát ra ngoài lỗ thuỷ khổng (Taoei và Muko,1960) [12].

Ở một số nước nhiệt ñới, do thói quen xén ñầu lá mạ trước khi cấy vô tình ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây hại [20]. Ngoài con ñường xâm nhập qua lá, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào hệ thống mạch nhựa ở rễ qua phần rễ bị ñứt trong quá trình nhổ mạ cấy. Khi vi khuẩn xâm nhập qua rễ, cây lúa thường biểu hiện triệu chứng Kresek, làm lá và toàn bộ cây bị héo rũ [7].

Sự sinh sản ñộc tố của vi khuẩn Xathomonas oryzae pv. oryzae:

Theo Egawa và cộng tác viên, năm 1996 lần ñầu tiên ñã tách chiết ñược Phenylacetic axit thô trên môi trường Wakimoto nuôi cấy vi khuẩn sau ñó sử

dụng dịch chiết ñể xử lí mạ. Kết quả cho thấy Phenylacetic axit có khả năng gây héo mạ non, ức chế sự phát triển của cây mạ sau 3 ngày xử lí.

Puruthosaman và Prasad, 1972 ñã tách chiết ñược phenolic trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn Xathomonas oryzae pv. oryzae sau ñó xử lí lá lúa non và cho kết quả lá bị héo rất nhanh chỉ sau 12 giờ, trong khi ñó, ñối chứng xử lí bằng nước cât vô trùng sau 4 ngày lá lúa mới bắt ñầu vàng úa nhưng không có hiện tượng héo như khi xử lí dịch chiết vi khuẩn Xathomonas oryzae pv. oryzae [22].

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của tập đoàn các giống lúa nếp ở địa phương (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)