Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống mía với gà mái f1 (Trang 28 - 29)

Sức kháng (khả năng chống bệnh) là tính không cảm thụ ñối với bệnh của cơ thể sống cũng như khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. sức kháng có thể là bẩm sinh hoặc do tập nhiễm (Johanson, 1972)[11].

Sức kháng bệnh là tính trạng do nhiều gen kiểm soát và chịu ảnh hưởng của ñiều kiện môi trường (ðặng Hữu Lanh và công sự 1999)[17]; sức ñề

kháng với bệnh bạch lỵ ở gà là do gen trội trong Autoxon (Jonhanson, 1972)[11]; các gen ñề kháng với các loại virus ñược nằm rải rác trong nhiễm sắc thể thường (Nguyễn Ân, 1983)[58].

Theo Hutt (1969) dẫn theo Nguyễn Ân (1983)[58]: nhiễm sắc thể giới tính mang các gen quyết ñịnh sức ñề kháng khác nhau, có trường hợp nhiễm sắc thể giới tính Z (ở gà trống) mang gen ñề kháng với bệnh nhưng nhiễm sắc thể W (ở gà mái) lại có gen cảm nhiễm với bệnh.

Loại khả năng kháng bệnh không di truyền ñược gọi là miễn dịch tập nhiễm. Nó ñược thu nhận từ mẹ sang con qua máu theo con ñường chuyển kháng nguyên (miễn dịch chủ ñộng), hay kháng thể (miễn dịch thụ ñộng), hoặc thu nhận qua tiêm chủng (Nguyễn Ân, 1983)[58].

Trần Long (1994)[19] cho biết: sức sống của gà ñược tính tỷ lệ nuôi sống sau một thời gian. Tính trạng này có hệ số di truyền thấp (h2 là 0.01); nên sưc sống của gà còn phụ thuộc chủ yếu vào ñiều kiện ngoại cảnh.

Sức ñề kháng ở các loài, giống, dòng, thậm chí giữa các cá thể là khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình (1998), Nguyễn Văn Thiện và Cộng Sự (1995)[35], Lê Thị Nga và cộng sự (1999)[32]: ở giai

ñoạn 1 – 16 tuần tuổi; tỷ lệ nuôi sống của gà Ri là 96.5 – 100% ; của gà Ác là 88.28%; của gà Mía là 92.33 – 93.9%.

Con trống có sưc ñề kháng mạnh hơn con mái do có sự tác ñộng khác nhau của hormone. Vì vậy, sức kháng khác nhau từ 8 tuần tuổi sau ñó giảm dần theo tuổi.

Như vậy, sức sống và khả năng kháng bệnh của ñàn gia cầm phụ thuộc vàp hai yếu tố chính là di truyền và ngoại cảnh, trong ñó ngoại cảnh giữ vai trò quan trọng. Vì thế, trong chăn nuôi ñể nâng cao tỷ lệ sống; sức ñề kháng bệnh cũng như giảm tổn thất do bệnh tật cần tiến hành các biện pháp thú y và chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp với từng ñối tượng và ñộ tuổi của vật nuôi.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống mía với gà mái f1 (Trang 28 - 29)