Ảnh hưởng của thiết chế làng xã đến việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Ảnh hưởng của thiết chế làng xã đến việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật

ý thức pháp luật của thanh niên

Việt Nam nằm trong vùng văn minh nông nghiệp lúa nước, do đó phần lớn dân cư đều là nông dân sinh sống quần tụ với nhau trong một mô hình khép kín gọi là làng, xã. Từ thời xa xưa, làng xã là đơn vị hành chính cơ sở của quốc gia. Trải qua các thời kỳ, làng xã luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, đây là trung tâm của mọi sinh hoạt dân chúng, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, làng xã là “cái nôi” hình thành ý thức, lối sống, tâm lý của cộng đồng cũng như tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành YTPL của người dân nói chung và thanh niên nói riêng. Cho nên, khi tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển YTPL của thanh niên trong giai đoạn hiện nay thì việc xem xét đến sự tác động của đặc điểm kinh tế, cấu trúc, thiết chế làng xã trong lịch sử là một việc cần thiết.

Thứ nhất, làng xã ở Việt Nam nói chung là một cộng đồng khép kín dựa trên cơ sở là quan hệ dòng tộc, họ hàng, nên quan hệ giữa các cá nhân rất khăng khít, gắn bó. Cùng với chế độ công hữu về ruộng đất và hình thức sản xuất tự cung tự cấp, các hộ nông dân hầu như đều thu mình trong vỏ bọc của lệ làng một cách thụ động, ý thức cá nhân không được phát triển. Đây là rào cản rất lớn cho việc tiếp nhận pháp luật, hình thành YTPL và lối sống theo pháp luật.

Xét về mặt lịch sử, làng xã ở Việt Nam là những làng lâu đời, được hình thành trên nền tảng là một xã hội công xã thị tộc cổ xưa. Ở đó, yếu tố huyết thống dòng họ rất được coi trọng, dân gian còn gọi là “ba họ chín đời”. Vì vậy, làng xã Việt Nam nói chung và trong đó có miền trung mang đậm tính kết dính, có bề dày hội tụ truyền thống. Mối liên kết chặt chẽ giữa người với người chủ yếu là tình nghĩa họ hàng, anh em, giữa các chi, các nhánh của nhiều dòng họ khác nhau và can thiệp sâu vào đời sống của cá nhân, gia đình, làng xã.

Làng ở đây đóng chức năng phân chia ruộng đất cho các thành viên cũng như giữ vai trò quyết định hay điều chỉnh, quản lý việc sử dụng nước của mọi thành viên trong cộng đồng. Điều này được hiện thực hóa thông qua một hệ thống bộ máy hành chính cai trị chặt chẽ, bao gồm ba cơ quan: cơ quan nghị quyết, cơ quan chấp hành,

và cơ quan trị an. Thời nhà Lê thì Hội đồng kỳ hào là cơ quan nghị quyết, có Hương trưởng (sau gọi là tiên chỉ) đứng đầu. Hương mục nhận trách nhiệm trông coi tài sản công tư của xã. Trị an, tự vệ thì giao cho Trùm trưởng (sau gọi là tuần đinh). Hương mục và trùm trưởng cũng là thành viên của hội đồng kỳ hào. Hội đồng kỳ hào thường là các hương hào danh tiếng có phẩm hàm, học thức, hoặc là hưu quan trong xã, điều kiện vào hội đồng không có quy chuẩn nhất định mà tùy theo hương ước của làng. Có làng xét ngôi thứ trong hội đồng theo “thiên tước" tức là ai cao tuổi nhất thì là tiên chỉ. Các việc cấp xã gồm quyết định chi thu các ngạch thuế đinh, tiền cheo, tiền vạ cùng những việc tế tự. Hội đồng kỳ hào còn có quyền xét xử những vụ hình luật nhỏ. Chấp hành là xã trưởng do dân bầu ra để thi hành những nghị quyết của hội đồng kỳ hào cùng là đại biểu của xã khi liên lạc với triều đình như các quan từ cấp huyện trở lên khi Nhà nước thu thuế, mộ lính, hay bắt dân làm tạp dịch.

Với sự bao trùm của hệ thống cai trị này, rất khó để cho người dân có thể hình thành ý thức tự chủ, tự do và quan hệ bình đẳng trong xã hội, ý thức cá nhân chỉ xếp ở hàng thứ yếu so với ý thức cộng đồng, hương ước và lệ làng, cùng với chế độ công hữu về đất đai và nền sản xuất hàng hóa chậm phát triển thì đây cũng chính là một trở ngại trong việc tiếp nhận pháp luật, hình thành thái độ tình cảm của mỗi người đối với pháp luật. Ý thức cộng đồng phát triển, chiếm thế thượng phong nhưng không có nghĩa ý thức cá nhân hoàn toàn bị vùi lấp, bởi lẽ sâu thẳm trong nhận thức của mỗi người vẫn hình thành một ý chí, khao khát vươn lên, thoát khỏi cảnh bất công và gánh nặng xiềng xích của bộ máy cai trị quá đỗi cồng kềnh và bảo thủ trên nền tảng là đức tính yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa quan hệ họ hàng, láng giềng trong từng thôn, xóm.

Tóm lại, cộng đồng làng xã Việt Nam nói chung và miền trung nói riêng được gắn kết chặt chẽ với nhau bởi tông pháp, lệ làng, hương ước. Làng, xã được xem là một cộng đồng khép kín mà ở đó sự liên kết giữa các thành viên vô cùng chặt chẽ, chất tự do, độ tự chủ cũng như nhân cách cá nhân không có điều kiện để tồn tại. Do đó, định hướng nhân cách theo ý thức cá nhân và ứng xử trong cộng đồng luôn được bảo đảm phải phù hợp với quy tắc, luật lệ đã được áp đặt sẵn.

Chúng ta biết rằng ý thức cá nhân, nhân cách cá thể là tiền đề của tự do và dân chủ, là cách để đấu tranh bảo bệ quyền lợi và lợi ích của mình. Và chỉ trên cơ sở mỗi công dân, ý thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình thì lối sống theo pháp luật mới thực sự trở thành tự giác. Nếu như cá nhân bị phụ thuộc vào cộng đồng, buộc phải ẩn mình vào cộng đồng, không nhận ra vai trò cá thể thì đó là hành động hùa theo đám đông. Theo tác giả Trần Đình Hượu, thì: “có nhân cách độc lập mới có con người tự trọng. Có tự trọng mới hình thành con người đáng giá để có quan hệ với người khác, với đất nước, với nhân loại” [17, tr.616 ].

Như vậy, “cái tôi” cá nhân được xem là một khái niệm mang tính xa vời đối với người dân sinh sống trong từng đơn vị làng, xã phong kiến. Đến thời kỳ Pháp thuộc, với chính sách đô hộ và vơ vét tài nguyên để phục vụ mục đích làm giàu cho chính quốc, nhân dân ta lại gồng mình sống với cảnh “một cổ, hai tròng” khi Việt Nam biến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong một xã hội rối loạn và phức tạp như vậy, “cái tôi” của người dân càng được chôn sâu dưới đáy của bất công và áp bức. Do đó, lối sống và tư duy thụ động, an phận với hoàn cảnh, nép mình vào với quy tắc của lệ làng truyền thống và chế độ bảo hộ nửa vời của thực dân Pháp cùng với chính quyền tay sai đã trở thành đặc tính chung của người Việt lúc bấy giờ. Đây được xem là rảo cản lớn nhất để hình thành nên YTPL và lối sống theo pháp luật trong các giai đoạn chuyển tiếp của xã hội sau này.

Thứ hai, làng xã Việt Nam luôn trải qua một bề dày lịch sử của sự biến động về kinh tế, chính trị dẫn tới sự phân hóa và phân cực cao, hình thành sự thích nghi của con người với hoàn cảnh và sự nhạy cảm với các định chế pháp luật. Như đã nói, làng xã Việt vốn được hình thành từ sự tan rã của công xã nông thôn, trải qua bao đời trị vì của các triều đại phong kiến và sự đô hộ của các thế lực xâm lăng bên ngoài cộng với chính sách chia để trị, lấy giai cấp địa chủ, cường hào làm chỗ dựa cho mình, bên cạnh đó vào thế kỷ XVII – XVIII xã hội Việt Nam có nhiều sự biến động khi hình thành mầm mống của tiểu thương và sản xuất hàng hóa, mậu dịch phát triển. Nông thôn Việt Nam lúc đó diễn ra sự phân hóa mạnh mẽ, ruộng đất tập trung hầu hết vào tay quan lại, địa chủ, cường hào, đa số nông dân trắng tay phải bán sức lao động của mình trên các thửa ruộng khoán của địa chủ để lấy tiền công nuôi sống bản thân.

Đến thời kỳ Pháp thuộc, với âm mưu vơ vét và khai thác thuộc địa, thực dân Pháp chủ trương hình thành tầng lớp đại địa chủ, càng đẩy nông dân thành kẻ trắng tay, bị bóc lột tàn bạo làm cho sự phân cực đó càng gay gắt. Do đó, với sự thay đổi về bộ máy cai trị này thực ra chỉ là một hình thức “rượu cũ bình mới”, thực dân Pháp dựa trên cơ sở chính quyền phong kiến cũ để áp đặt một cách khôn khéo cách thức bóc lột của mình.

Đến giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trước thời kỳ trước đổi mới, hầu hết ruộng đất và các hình thức sản xuất vật chất đều được mô hình hợp tác xã và tập đoàn sản xuất thâu tóm, thì sự phân hóa mới được ngăn chặn. Song, sự phân hóa vẫn diễn ra dưới hình thức biến dạng, bởi đặc quyền, đặc lợi và “kinh tế ngầm”, “kinh tế tự do” phát triển vượt khỏi các chế định pháp luật, đặc biệt là ở miền Nam.

Như vậy, sự phân hóa, phân cực sâu sắc làm cho cơ cấu giai cấp trong xã hội ít nhiều cũng biến đổi, những biến động đó làm cho người Việt trở nên thích nghi cao với hoàn cảnh, nhưng lại bị bó hẹp trong lối tư duy cũ kỹ của lệ làng cho nên lại mang nặng tâm lý thụ động, phụ thuộc vào vào những chính sách áp đặt mà chính quyền đại phương đưa ra, điều đó đã trở thành một “ bức tường rào” ngăn cản, tác động tiêu cực tới đến việc nhận thức pháp luật và hình thành tình cảm thái độ của người dân đối với pháp luật.

Thứ ba, bộ máy quản lý làng xã được duy trì bởi một cơ cấu tự quản, điều chỉnh quan hệ cộng đồng làng xã thông qua hương ước. Vì vậy, người dân tiếp cận với pháp luật phải qua khâu trung gian là làng xã. Khác với làng xã ở đồng bằng sông Cửu Long được hình thành khá muộn thông qua chính sách khai phá của chúa Nguyễn từ thế kỷ XVII mang đặc tính ít chất kết dính, lỏng lẻo, các thiết chế ít ràng buộc, không có tính cố kết chặt chẽ thì làng ở Bắc và Trung bộ lại là một xã hội truyền thống với nhiều quan hệ chồng chéo ràng buộc, ứng với nó là hệ thống các thiết chế tạo ra một cộng đồng bền vững và chặt chẽ. Thiết chế được nói ở đây chính là phe, giáp, họ hàng can thiệp sâu vào đời sống của cá nhân, gia đình và làng xã, vai trò tự chủ của gia đình hầu như không còn mà bị chi phối bởi hương ước và lệ làng.

Có thể so sánh rằng, làng xã Việt thời kỳ phong kiến được ví như lãnh địa ở Châu Âu thời kỳ trung cổ, khi mà mỗi lãnh địa được cai quản bởi một lãnh chúa và hoạt động theo mô hình vòng tròn tự cung, tự cấp, các luật lệ trong lãnh địa được quy định bởi

chính lãnh chúa của lãnh địa đó. Thì làng xã Việt cũng tương tự như vậy với quan hệ gần như là tự quản, tự trị, yếu tố lãnh đạo của chính quyền Trung ương tỏ ra yếu ớt, hầu hết mỗi làng đều lập nên một hương ước khác nhau và coi đó là nguyên tắc chung cho mọi thành viên trong làng, bởi vậy mới có câu nói truyền miệng trong dân gian: “phép vua thua lệ làng” chính là nói đến đặc điểm này.

Như phần trước đã đề cập, bộ máy quản lý làng xã bao gồm hai bộ phận chính là kỳ mục và kỳ dịch. Kỳ mục còn gọi là hội đồng kỳ mục, là cơ quan chỉ có chức năng nêu kiến nghị. Kỳ dịch là bộ phận hành chính của xã, là cơ quan trung gian giữa xã và chính quyền cấp trên, đại diện cho pháp luật của nhà nước Trung ương, gồm có tiên chỉ, thứ chỉ. Với cơ cấu tổ chức trên thì hội đồng kỳ mục thường không có thế lực mạnh và phải dựa vào kỳ dịch. Hội đồng kỳ mục trong một chừng mực nhất định chỉ có vai trò quản lý về tín ngưỡng, còn lại tất cả các hoạt động chính trị, xã hội đều rơi vào tay kỳ dịch, cho nên hầu như vai trò của bộ phận kỳ dịch luôn chiếm thế độc tôn, có quyền hành rât lớn, nhiều khi quyết định không cần phải thông qua hội đồng kỳ mục. Hình thức này được duy trì xuyên suốt trong cả thời kỳ Pháp thuộc và kết thúc vào thời kỳ thiết lập thể chế nhà nước dân chủ mới. Sau đó, làng xã Việt lại chịu sự tác động mạnh mẽ của hợp tác xã và tập đoàn sản xuất khi hầu hết ruộng đất và các hình thức sản xuất vật chất đều được đưa và các mô hình mang nặng tính tập thể, cùng làm, cùng hưởng hay khoán sản phẩm .v.v...

Như vậy, làng xã Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng được quản lý chủ yếu bằng lệ làng, hương ước. Đây cũng chính là sợi dây kết nối giữa các thành viên với cộng đồng. Pháp luật của Nhà nước để đến với người dân phải thông qua khâu trung gian đó là làng xã, vì vậy, những chính sách, thay đổi của pháp luật đên với người dân thường rất muộn, điều này có tác động tiêu cực đến sự nhận thức, tình cảm, thái độ của họ đối với pháp luật, làm chậm quá trình hình thành ý thức sống theo pháp luật.

Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi theo hướng hiện đại và văn minh. Với hệ thống chính trị và cơ chế vận hành Nhà nước khoa học, hiệu quả, vai trò độc quyền của bộ máy cai trị làng xã cũng như vai trò của hương ước, lệ làng ngày càng lùi vào dĩ vãng. Trên hình thức, các giá trị của nó bị xóa bỏ hoàn toàn,

người dân nói chung và thanh niên nói riêng được tự do thể hiện “cái tôi”, tự do thể hiện những tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu pháp luật trong đời sống của mình. Tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà tư tưởng lệ làng vẫn ăn sâu trong tiềm thức của thanh niên Việt Nam, đặc biệt là bộ phận thanh niên sống ở nông thôn. Do đó, vai trò của việc giáo dục, phổ biến pháp luật hết sức quan trọng trong việc cải tạo nhận thức của thanh niên, định hướng cho thanh niên cách thức để đến gần hơn với pháp luật, đưa pháp luật vào chính cuộc sống của họ.

1.2.2. Ảnh hưởng của tính đa dạng về sắc tộc và tín ngưỡng đến việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật của thanh niên

Là một đất nước có bề dày văn hóa truyền thống, lại nằm trong vùng được xem là cái nôi văn minh của loài người. Do đó, ở Việt Nam hình thành nhiều cộng đồng sắc tộc rất phong phú và đa dạng.Cả nước hiện có 54 sắc tộc anh em. Trong số 54 sắc tộc, có những tộc người vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có những tộc người từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Việt Nam cũng là quốc gia có đặc tính đa tín ngưỡng, đa tôn giáo, mỗi tôn giáo được gắn liền với nhiều tộc người khác nhau trải dài trên toàn bộ lãnh thổ. Tuy sống phân bố rải rác nhưngcác tộc người vẫn coi nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Tính đa dạng về sắc tộc và tôn giáo này cũng là một đặc điểm quan trọng tác động đến quá trình hình thành YTPL.

Thứ nhất, tính tự trị tương đối của từng tộc người và những yếu tố khách quan là rào cản làm giảm đi sự hòa hợp giữa các sắc tộc ở Việt Nam, đồng thời cũng là nhân tố cản trở sự hình thành và phát triển YTPL.

Nằm trong vùng vành đai nhiệt đới, lãnh thổ Việt Nam là nơi đổ về biển của

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 45)