Thực trạng ý thức pháp luật của thanh niên Thành Phố Đà Nẵng hiện nay

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.Thực trạng ý thức pháp luật của thanh niên Thành Phố Đà Nẵng hiện nay

2.1.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và những đặc điểm chính của thanh niên thành phố Đà Nẵng hiện nay

Nhắc đến Đà Nẵng, người ta thường nghĩ ngay đến một thành phố phát triển, hiện đại, nằm bên dòng sông Hàn thơ mộng, một thành phố trực thuộc Trung ương và là niềm tự hào của dải đất hẹp miền Trung gió Lào, cát trắng. Từ điểm xuất phát chỉ là một cảng thị nhỏ bé, hoang sơ nép mình bên ánh hào quang rực rỡ của phố cổ Hội An, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Đà Nẵng đã biến đổi từng ngày và vươn mình với nội lực tràn trề của một thành phố trẻ. Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung, Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỷ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn hiện hữu, và trong dư ba của lịch sử, đây là một địa danh quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm với hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam.

Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2. Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng

từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Mặt khác, vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.

Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài thuỷ hải sản... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại. Với vị trí cửa sông, cửa biển, nơi có những con sông đổ ra biển, có vịnh kín gió và hàng chục kilômét bờ biển nên giao thông đường thủy rất thuận lợi; Cảng Sông Hàn, cảng Tiên Sa đều nằm không xa thành phố và có độ mớm nước sâu đáp ứng được các tàu có trọng tải lớn cập cảng, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến các nơi trong nước và trên thế giới. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt...

Tổng dân số TP Đà Nẵng năm 2005 là 761590 người, đến năm 2010 tăng lên 795670 người cho thấy mật độ dân số tăng nhanh rõ rệt theo đà phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trong đó, lực lượng thanh niên chiếm 33,5% dân số thành phố, điều này cho thấy Đà Nẵng là một thành phố có dân số trẻ, cho nên, việc huy động và sử dụng nguồn lực con người là một điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 thì Đà Nẵng là địa phương có tỉ lệ cư dân sống ở thành thị cao nhất cả nước, qua đó cũng phản ánh được mặt bằng chung của sự phát triển đa dạng và nhanh chóng của đô thị trẻ này.

Đánh giá sự phát triển của một đô thị thì không thể không nói đến cơ sở hạ tầng của đô thị đó. Đối với Đà Nẵng, mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố đa dạng với hệ thống đường hàng không, đường thủy, đường sắt và đường bộ phát triển đồng bộ. Sân bay Đà Nẵng là một trong 3 sân bay ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, các loại máy bay hiện đại như : B747, B767, A320...đều có khả năng cất và hạ cánh an toàn. Hệ thống đường bộ ở thành phố phát triển nhất miền Trung và ngày càng được đầu tư mở rộng để hoàn chỉnh hơn, trong đó có nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành như cầu Sông Hàn, cầu Cẩm Lệ, đường Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Phạm Văn Đồng, Bạch Đằng, cầu Tuyên Sơn, cầu Liên Chiểu -Thuận Phước, đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc...

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua thành phố và ga Đà Nẵng được trang bị khá hiện đại, là một trong những ga chính của miền Trung và cả nước. Hệ thống thông tin liên lạc được hiện đại hóa và phát triển mạnh, đảm bảo nhu cầu trong nước và quốc tế, là trung tâm thông tin lớn của cả nước cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các hạng mục công trình văn hóa giải trí cũng được đầu tư phát triển như công viên, rạp chiếu phim, nhà hát, khách sạn, các dịch vụ giải trí hiện đại của giới trẻ.v.v… Bên cạnh đó, việc cho phép đầu tư bất động sản và các tập đoàn kinh tế lớn vào thành phố với việc xây dựng các cao ốc cũng làm tăng mỹ quan cho nội thị. Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng… Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20% /năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam, trở thành thành phố

công nghiệp trước năm 2020. Các khu công nghiệp Đà Nẵng, Hòa Khánh, Liên Chiểu

đã được xây dựng tương đối đồng bộ, hạ tầng phát triển; thành phố đang xây dựng thêm khu công nghiệp Hòa Cầm, khu công nghiệp dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng (Thọ Quang) và các cụm công nghiệp nhỏ ở các quận, huyện.

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch, thành phố của những di tích và của những danh lam thắng cảnh. Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả…Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng. Có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, khỏe khoắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất, những đường vòng của đèo cao; có cái mơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc.v.v… Đến Đà Nẵng, du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bãi biển; có thể tận hưởng hưởng những dịch vụ lưu trú với chất lượng quốc tế tại các khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế như Furama, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa…hay những khu du lịch sinh thái trong lành như Suối Lương, Bà Nà, Sơn Trà, Non Nước…

Cùng với Quảng Nam, Đà Nẵng nằm trong vùng đất được tôn vinh là "Ngũ phụng tề phi" gắn liền với truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo. Người Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, điều xấu.Trải qua diễn trình lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến, là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước, dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi nhưng người Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển đô thị. Ngày nay, người Đà Nẵng đang có mặt trên các vùng miền của đất nước và cả nước ngoài.Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế trong quá khứ cũng như hiện tại chắc chắn sẽ tạo nên cơ hội quý để người Đà Nẵng thêm tự tin khẳng định bản thân và cống hiến cho xã hội.

Lật lại quá khứ, với lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc cùng với tính cách gan dạ, thẳng thắn, mạnh mẽ đặc trưng của người dân nơi đây. Đà Nẵng đã cùng với toàn quân toàn dân mọi miền tổ quốc đứng lên đánh giặc giữ nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh vì hòa bình, mảnh đất thiêng này đã

sản sinh ra rất nhiều những danh nhân kiệt xuất văn võ song toàn cống hiến cho đất nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ông Ích Khiêm, Trần Cao Vân, Nguyễn Văn Trỗi.v.v… Những con người với phí phách anh hùng bất khuất mang trong mình dòng máu Việt và lòng tự hào quê hương xứ sở đã dâng hiến tài năng trí tuệ và cả xương máu của mình cho tổ quốc thân yêu. Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh, người dân Đà Nẵng càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và ra sức bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt được nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. Hơn hai mươi năm đổi mới và phát triển, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đât nước trong bối cảnh Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức kinh tế - thương mại thế giới (WTO) và bằng cơ chế lãnh đạo hiệu quả, mới mẻ, Đà Nẵng đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, đi trước đón đầu những thành tựu tiên tiến của thế giới dựa trên những quyền lợi của mình, áp dụng vào đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, biến một thành phố đổ nát trong chiến tranh, lạc hậu thời bao cấp trở thành một trong những thành phố chủ lực, đi đầu của cả nước về phát triển kinh tế xã hội, một điểm thu hút đầu tư và thương mại của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới và thách thức mới khi gia nhập WTO, đất nước đang đứng trước cơ hội vươn ra biển lớn. Đà Nẵng từ xưa đến nay là một cửa biển lớn, cửa biển hiểu theo nhiều nghĩa, là cảng thị và cũng là vùng đất mở, vùng đất của hội nhập, phát triển. Con đường phía trước đòi hỏi phải vượt qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng Đà Nẵng sẽ phát triển vì sự sống còn của mình, và cũng để xứng đáng với vị thế của mình là thành phố động lực phát triển cho cả miền Trung và Tây Nguyên, xứng đáng với vai trò mà cả nước giao phó.

Thanh niên chiếm số lượng lớn trong cơ cấu dân số Viê ̣t Nam và là lực lượng xã hô ̣i to lớn, là lớp người giàu tiềm năng và trí tuệ sáng tạo, giữ vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Họ luôn là lực lượng xung phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng và thi đua yêu nước, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không nằm

ngoài mục đích chung đó, với khẩu hiệu hành động cho năm 2012 “Tuổi trẻ Đà Nẵng đoàn kết, sáng tạo, xung kích tình nguyện xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu đẹp và văn minh”, thanh niên Thành phố Đà Nẵng đang từng ngày nỗ lực lao động, sáng tạo, ra sức trau dồi tri thức và lý tưởng cách mạng để cống hiến tuổi trẻ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng thành phố.

Thanh niên Đà Nẵng (độ tuổi từ 15 đến 35) hiện có khoảng 265.000 người, chiếm 33,5 % dân số thành phố. Đây là lực lượng đông đảo có sức khỏe, có trình độ học vấn cao, nhạy bén tiếp thu cái mới đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố.

Thanh niên thành phố Đà Nẵng gồm nhiều bộ phận tùy thuộc vào đặc điểm nghề nghiệp và địa bàn cư trú như: thanh niên công chức viên chức, thanh niên học sinh – sinh viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang, thanh niên trong các doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn dân cư.

Thanh niên công chức, viên chức có 4. 255 người, chiếm 1,6% tổng số thanh niên. Đây là đội ngũ có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ cao, năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, tính tích cực chính trị còn hạn chế, tinh thần đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực còn thấp, một số còn còn băn khoăn về việc làm, thu nhập, năng lực bản thân chưa được đánh giá và phát huy đúng mức.

Thanh niên học sinh – sinh viên có 127.068 người, chiếm 47,95% tổng số thanh niên. Hầu hết học sinh – sinh viên đều có thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức rèn luyện đạo đức, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa xác định động cơ học tập đúng đắn, chạy theo lối sống thực dụng, một bộ phận khác gặp khó khăn về điều kiện học tập, sinh hoạt, năng lực thực hành sau đào tạo chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Mong muốn của học sinh, sinh viên là có điều kiện học tập tốt, tìm được việc làm phù hợp sau khi ra trường.

Thanh niên trong các doanh nghiệp có 45. 078 người, chiếm 17% tổng số thanh niên. Trong xu thế phát triển của thành phố, tỉ lệ này ngày càng tăng, đặc biệt là thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đa số thanh niên công nhân

hăng say lao động sản xuất, chịu khó học hỏi tiếp thu công nghệ mới, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Một bộ phận thanh niên công nhân gặp khó khăn về việc làm và thu nhập, cường độ lao động cao, đời sống vật chất tinh thần còn thiếu thốn.

Thanh niên trong các lực lượng vũ trang có 5. 650 người, chiếm 2,13% tổng số thanh niên. Đây là lực lượng có nhận thức chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, hăng say học tập, rèn luyện, hoạt động giúp dân, có tinh thần trách nhiệm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cấp cơ sở. Thanh niên lực lượng vũ trang mong muốn được học thêm văn hóa, học nghề trong thời gian tại ngũ để vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vừa trau dồi kiến thức, có nghề nghiệp để lập thân, lập nghiệp sau khi xuất ngũ.

Thanh niên trên địa bàn dân cư (thanh niên nông thôn và đô thị) có 83,010 người, chiếm 31,32% tổng số thanh niên. Phần lớn họ có nhận thức, thái độ chính trị tốt, định hướng giá trị phù hợp với xu thế phát triển của thành phố, họ ngày càng

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 49)