7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Việc chấp hành pháp luật của thanh niên thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
trong giai đoạn hiện nay
Những năm qua, cùng với sự chuyển biến nhanh chóng về ý thức xã hội của đại đa số người dân thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh nền kinh tế xã hội thành phố đang bước vào giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự biến đổi về nhận thức pháp luật của người dân nói chung và thanh niên Đà Nẵng nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định:
Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thử pháp luật của nhân dân...Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân [11, tr.90-92].
Cùng với mục đích chung đó, Đảng uỷ, chính quyền thành phố cùng với Thành đoàn Đà Nẵng đã có những động thái tích cực, nỗ lực cố gắng trong mục tiêu bồi dưỡng YTPL cho thanh niên và đã đạt được những kết quả khả quan đáng ghi nhận đáp ứng với đòi hỏi của thời kỳ mới. Thực hiện Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên giai đoạn 2011 – 2015”. UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các sở, ban ngành, phối hợp cùng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố tiến hành quán triệt và tổ chức thực hiện. Đến nay, Thành Đoàn, quận Đoàn và các Đoàn trực thuộc đã tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên thông qua nhiều hình thức như lồng ghép vào các chương trình, kế hoạc cụ thể của từng cơ sở,
đơn vị; phối hợp thực hiện đồng thời ban hành các chương trình, kế hoạch liên tịch giữa các sở, ban, ngành với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố nhằm thực hiện tốt công tác phổ biến GDPL đã đề ra; xây dựng cơ chế, chính sách, dự án, đề án, tạo điều kiện phát triển thanh niên; quán triệt tuyên truyền bằng văn bản thông qua các hội nghị, các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng...Công tác giáo dục thanh thiếu niên ý thức chấp hành pháp luật, tuyên truyền pháp luật được triển khai dưới nhiều hình thức, trong đó chú trọng việc hướng dẫn cho thanh niên nghiên cứu và tổ chức tuyên truyền luật, kết hợp với các cuộc thi viết, vẽ tranh tìm hiểu pháp luật, các hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên trẻ vè pháp luật. Hoạt động của các Câu lạc bộ 09, Câu lạc bộ sau cai nghiện, các mô hình trợ giúp pháp lý, thanh niên tình nguyện tư vấn pháp luật là nét mới trong công tác giáo dục pháp luật. Toàn thành phố đã có trên 95% đoàn viên thanh niên được học tập, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật và đạt 100% chỉ tiêu đề ra. Tổ chức 1.400 cuộc tập huấn, hội thảo, hội nghị, sinh hoạt câu lạc bộ, tọa đàm...với các nội dung về công tác PBGDPL như: Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân gia đinh, Luật thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, Luật an toàn giao thông đường thủy, đường bộ; Tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, tư vấn sức khỏe sinh sản với sự tham gia nhiệt tình của 15.375 đoàn viên thanh niên. Hưởng ứng cuộc vận động của Thành đoàn Đà Nẵng,thanh niên thành phố đã đóng góp, xây dựng và quản lý hơn 357 tủ sách pháp luật với số lượng 2.005 đầu sách pháp luật và hơn 10.000 đoàn viên thanh niên tham gia tìm hiểu tại các quận, phường, tổ dân phố, các trường học, cơ quan ... với đa dạng các loại tài liệu như: Luật thanh niên. Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật dân quân tự vệ, Luật cán bộ công chức, Thuế thu nhập cá nhân...Tại đây, mỗi cơ sở, chi đoàn đặc biệt là các chi đoàn thanh niên công chức, viên chức; thanh niên học sinh-sinh viên đều đã có ý thức tự giác, chủ động trong việc quản lý đầu sách, đóng góp và nghiên cứu tài liệu thường xuyên.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, Đoàn các cấp cũng tăng cường các hoạt động tuyên truyền cho thanh niên về nhiệm vụ quốc phòng an ninh, nâng cao tin thần cảnh giác cách mạng, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thông qua các Diễn đàn thanh niên, cuộc vận động “ Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, Hội trại “ Quân với dân một ý chí”, “ Hành quân dã ngoại làm công tác dân vận”...Cụ thể, 100% thanh niên đã nghiêm chỉnh chấp hành tốt nghĩa vụ quân sự, đảm bảo đúng chỉ tiêu giao quân hàng năm, Đoàn khối thanh niên công an, quân sự, biên phòng tiếp tục thực hiện tốt phong trào “ Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng danh bộ đội cụ Hồ”, Tuổi trẻ lực lượng vũ trang thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy. Thanh niên công an đã thể hiện rõ tính xung kích, nhiệt huyết tuổi trẻ và tin thần gương mẫu của người chiến sĩ trong việc gìn giữ trật tự an toàn xã hội với nhiều cách làm sáng tạo, đảm bảo an ninh thành phố, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình “5 không” của thành phố. Đây cũng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ an ninh trật tự trị an trên địa bàn trong cuộc thi Bắn pháo hoa quốc tế, phòng chống tội phạm cướp giật ma túy, nhiều cá nhân được nhân danh hiệu “ Tuổi trẻ dũng cảm” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng. Ngoài ra trên địa bàn các quận, huyện, các đơn vị trường học đã thành lập các đội xung kích an ninh, ra mắt các mô hình chi đoàn dân quân tự vệ thường xuyên tiến hành tuần tra, cảnh giác, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn đặc biệt là trong dịp Bầu Cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố đã thành lập được 52 tổ xung kích an ninh, 56 mô hình Chi đoàn dân quân tự vệ với hơn 2000 đoàn viên thanh niên tham gia.Trong công tác tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, có 58 Đội thanh niên xung kích an minh hoạt động tại cơ sở; hàng trăm cán bộ và tuyên truyền viên của Đoàn được tập huấn công tác phòng chống tội phạm. Đoàn các cấp còn tổ chức tốt việc ra quân tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông và phòng chống đua xe trái phép, tổ chức nhiều diễn đàn, hội thi, nhiều buổi tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông. Là đô thị loại một của quốc gia, Đà Nẵng được biết đến với hệ thống giao thông phát triển và hiện đại, đáp ứng cho nhu cầu lưu thông và mậu dịch của thành phố cũng như khu vực, do đó cũng đồng nghĩa với việc
các tệ nạn, hanh vi vi phạm an toàn giao thông ngày một tăng, cho nên việc phòng chống tệ nạn giao thông và giảm thiểu tai nạn được xem là vấn đề cấp bách của thành phố giai đoạn hiện nay. Trong tháng 5/2012, hưởng ứng “ Thập kỷ vì an toan toàn giao thông đường bộ” do Liên hiệp quốc phát động, Thành đoàn phối hợp với Ban an toàn giao thông thành phố tổ chức hoạt động đạp xe hưởng ứng tuyên truyền pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và được đông đảo các thành phần thanh thiếu niên tham gia với hơn 100 người đi xe đạp đội mũ bảo hiểm, nội dung trọng tâm là phòng chống lạm dụng rượu, bia và chất có cồn khi tham gia giao thông; đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Thanh niên thành phố Đà Nẵng còn tích cực tham gia vào nhiều chương trình hiểu quả khác mà Thành đoàn và Ban an toàn giao thông thành phố phát động như: “Vì cổng trường bình yên”, cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” tại các ngã tư...Những hoạt động này góp phần tuyên truyền có hiệu quả và làm giảm đáng kể các vụ vi phạm và tai nạn giao thông. Hầu hết học sinh trên tất cả các cấp học còn tham gia đầy đủ vào việc đăng ký cam kết thực hiện “ Không đi xe máy đến trường”, “ Không vi phạm pháp luật về An toàn giao thông” do Sở giáo dục – đào tạo phối hợp cùng Thành đoàn Đà Nẵng thực hiện.
Thành đoàn thành phố còn tiếp tục duy trì tổ chức tốt hoạt động 22 đội tình nguyện tuyên truyền và giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn trong đó thành lập mới năm 2011 là 5 đội với tổng số 350 tình nguyện viên tham gia thường xuyên ra quân vào những tháng cao điểmvề an toàn giao thông và sẵn sàng ra quân tình nguyện khi có yêu cầu. Phát huy kết quả đạt được từ những năm trước, năm 2011 tiếp tục triển khai chương trình “Vì cổng trường bình yên”, “Vì cổng trường mùa thi”. Kết quả: Trong tháng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM, đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng đã huy động được 600 lượt đoàn viên thanh niên tham gia điều hành trật tự trong giờ tan trường tại các cổng trường trong đô thị, tại các hội đồng thi trên địa bàn thành phố. Số lượng các vụ vi phạm an toàn giao thông và tai nạn có chiều hướng giảm, những tệ nạn như tham gia giao thông trong tình trạng say xỉn, lạng lách, đánh võng, đua xe.v.v... cũng có phần giảm thiểu về lượng (theo báo cáo của Đoàn khối Công an
thành phố Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm 2011so với năm 2010, số vụ tai nạn và vi phạm an toàn giao thông ở tuổi thanh niên đã giảm từ 138 vụ xuống còn 97 vụ). Tại các đơn vị trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố cũng như tại các quận, huyện ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên ngày một tăng lên rõ rệt một phần nhờ vào việc số lượng thanh niên có tinh thần tự giác tham gia vào các hoạt động, chương trình tìm hiểu pháp luật ngày càng tăng như tại các trường Đại học Đà Nẵng, Đại học thể dục thể thao, Đại học kiến trúc, Cao đẳng giao thông vận tải...thường xuyên tổ chức hiệu quả chương trình Ngày hội sinh viên với văn hóa giao thông, Sinh viên nói không với tệ nạn ma túy HIV...đã được đông đảo sinh viên trong trường hưởng ứng nhiệt tình. Thanh niên trên địa bàn dân cư cũng hăng hái tham gia vào các buổi tuyên truyển pháp luật lưu động từ đó cung cấp cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết, tự giác điều chỉnh hành vi hoạt động của mình sao cho phù hợp với các quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo của Thành ủy Đà Nẵng về việc giúp đỡ cảm hóa đối tượng thanh niên chậm tiến trên đại bàn thành phố, Ban thường vụ Thanh đoàn đã phối hợp cùng Công an thành phố thường xuyên có các hoạt động giúp đỡ cảm hóa để hướng những đối tượng này quay trở về con đường làm một công dân tốt. Thành Đoàn còn kết hợp cùng Sở GD - ĐT thành phố và Sở LĐTB&XH chỉ đạo trong công tác kèm cặp, giúp đỡ các em bỏ học quay lại trường cũng như tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm miễn phí cho các em có nguyện vọng học nghề. Kết quả đạt được có 294 em nhận được sự giúp đỡ đã tham gia học nghề hoặc được giáo dục tại các trung tâm giáo dưỡng, trong đó có 156 em có nguyện vọng học nghề đã được UBND thành phố ra quyết định cấp kinh phí mua phương tiện đi lại, giúp đỡ các em học nghề. Qua đó, hầu hết các em được đưa vào đối tượng đến nay đã có biểu hiện tích cực, biết vươn lên trong cuộc sống, nhiều em nhận được sự giúp đỡ đã tìm được việc làm ổn định giúp đỡ gia đình, nhiều em đã trở lại trường học tập nghiêm túc được thầy cô, bạn bè kèm cặp tiến bộ và không còn tụ tập với đối tượng xấu, nhiều em đã nhận thức đúng và chọn ngành nghề học phù hợp với năng lực của bản thân. Cụ thể: Quận Cẩm Lệ có 27 em đã có 24 em có biểu hiện tiến bộ, 12 em đi làm ổn định, 4 em
học nghề, 4 e ở lại trường; Quận Sơn Trà có 60 em đã có 45 em có biểu hiện tiến bộ, có 2 em đi làm và 17 em học nghề; Quận Liên Chiểu có 46 em đã có 24 em tiến bộ rõ rệt; Quận Thanh Khê có 40 em trong đó có 35 em tiến bộ và 12 em tiến bộ rất tốt; Quận Ngũ Hành Sơn có 30 em trong đó có 28 em có biểu hiện tiến bộ; Quận Hải Châu có 58 em trong đó có 30 em có biểu hiện tiến bộ; Huyện Hòa Vang có 33 em trong đó có 32 em tiến bộ rõ rệt và 3 em đi học trở lại, tổng hợp cả thành phố có 290 em trong độ tuổi thanh thiếu niên là đối tượng chậm tiến, trong đó có 56 em nhận được hỗ trợ và 190 em có biểu hiện tiến bộ [36].
Chỉ thị 16/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ về phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em luôn được Ban Thường vụ Thành đoàn Đà Nẵng quan tâm chỉ đạo thực hiện. Luật phòng chống bạo lực gia đình và triển khai thực hiện bình đẳng trong các cấp bộ Đoàn đã từng bước tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của thanh niên, đặc biệt là đối tượng thanh niên nữ về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện bình đẳng giới. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 53 Câu lạc bộ pháp luật thường xuyên hoạt động, trong năm các cấp bộ đoàn đã tổ chức 169 lớp tập huấn, bồi dưỡng phổ cập pháp luật; kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên đặc biệt là thanh niên nữ.Tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho thanh niên thu hút 23282 lượt đoàn viên thanh niên tham gia, đã phối hợp tổ chức 2 đợt tập huấn về kiến thức sinh sản vị thành niên, kiến thức về gia đình, bình đẳng giới, thu hút 500 bạn trẻ đang ở ngưỡng của sắp bước vào cuộc sống gia đình. Tính đến tháng 5/2011, đã có hơn 11150 nữ thanh niên tham gia vào 15 khóa học nghề và hầu hết trong số đó đều đã tìm được việc làm phù hợp, ổn định sau khóa đào tạo ngắn hạn. Thanh niên Đà Nẵng và đặt biệt là thanh niên nữ đã tự giác tích cực tham gia vào các chương trình do Thành đoàn, Hội liên hiệp thanh niên thành phố mở ra về vấn đề bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình như: “Câu lạc bộ gia đình trẻ”, “Câu lạc bộ tiền hôn nhân”, “Câu lạc bộ giới và gia đình”, “Câu lại bộ bạn gái”...Tại các địa bàn cơ sở, sinh viên tại các trường đại học tích cực tham gia và duy trì 8 Câu lạc bộ tại các trường đại học cao đẳng về hoạt động tuyên tryền về bình đẳng giới và kiến thức kỹ năng cho thanh niên, qua đó các bạn trẻ có cơ hội tiếp nhận những kiến thức về
quyền lợi của mình, giải đáp những thắc mắc, chia sẻ những vấn đề về gia đình và về thực trạng của tình hình bạo lực gia đình hiện tại. Theo báo cáo của Đoàn khối Công an thành phố Đà Nẵng, năm 2011, số vụ vi phạm pháp luật của nữ thanh niên bao gồm: trộm cắp, nghiện hút, mại dâm...đã có chiều hướng giảm còn 42% so với 55% vào năm 2010 trên tổng số các vụ vi phạm pháp luật của thanh niên. Các hình thức vi phạm pháp luật khác như đánh nhau gây hấn; buôn bán tàng trữ những mặt hàng cấm và nguy hiểm; tiêm chích, nghiện hút, cá độ bóng đá, sử dụng các chất kích thích như