Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố trong việc tổ

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 100)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố trong việc tổ

thành phố trong việc tổ chức phong trào thanh niên chấp hành pháp luật của Nhà nước

Với khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Đà Nẵng đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu đẹp và văn minh”. Tích cực chủ động việc đầu tư đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương thức giáo dục cho thanh thiếu niên. Bằng cách giáo dục qua các phong trào hành động thực tiễn, giáo dục qua hình mẫu, giáo dục qua công tác xây dựng Đoàn và bằng các phương tiện thông tin, Đoàn các cấp tập trung xây dựng hình mẫu thanh niên Đà Nẵng thời kỳ mới, đó là người

thanh niên “giàu lòng yêu nước, có tri thức và sức khỏe, có đạo đức trong sáng, có ý thức chấp hành pháp luật, có nếp sống văn minh đô thị, năng động sáng tạo, có phong cách thanh niên thành phố trẻ.”

Tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật và ý thức công dân cho thanh thiếu nhi, nhất là kiến thức về pháp luật, nâng cao năng lực tự đề kháng và tin thần đấu tranh của tuổi trẻ chống lại những hiện tượng suy thoái về đạo đức và lối sống. Củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ 09, câu lạc bộ sau cai, câu lạc bộ thắp sáng niềm tin... Đẩy mạnh việc tham gia

thực hiện mục tiêu “Có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” trong chương trình “5

không, 3 có” của thành phố. Triển khai đồng bộ và mạnh mẽ cuộc vận động “Thanh

niên Đà Nẵng gương mẫu trong tham gia giao thông, nói không với ma túy và các tệ nạn xã hội”.

- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn và công tác vận động thanh niên là yếu tố quan trọng để thúc đẩy và tăng thêm hiệu quả công tác thanh niên. Đổi mới theo phương thức nào phải được xuất phát từ tính hợp lý của mỗi công việc, mỗi đối tượng, mỗi phong trào phù hợp với tình hình, năng lực nội tại nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đối tượng công tác và vận động là thanh niên, yêu cầu đặt ra làm thế nào đổi mới hoạt động sao cho đoàn viên thanh niên thực sự trở thành nhân vật trung tâm của các hoạt động đó; đáp ứng nhu cầu và phục vụ lợi ích thanh niên, làm cho thanh niên gắn bó với tổ chức của mình. Đổi mới còn là tập trung vào việc chăm lo bồi dưỡng năng lực cống hiến của thanh niên, khơi dậy từ thanh niên lòng nhiệt tình tự nguyện tự giác vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Từ các phong trào phát động đến các buổi sinh hoạt phải tính đến tính đặc thù có sức hấp dẫn phù hợp với yếu tố tâm lý của tuổi trẻ; mặt khác đổi mới không được thoát ly tính chất, chức năng của tổ chức Đoàn và định hướng nhận thức pháp luật đối với phong trào thanh niên.

- Chỉ đạo tiến hành tổng kết các phong trào và mô hình hoạt động của Đoàn, của Hội để không ngừng bổ sung làm phong phú nội dung, hình thức phổ biến GDPL trong các phong trào thanh niên, xây dựng nhanh và nhân rộng các mô hình tiên tiến. Tiếp tục xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học về thanh niên, ưu tiên

cho các hướng nghiên cứu tình hình các đối tượng thanh niên như tội phạm thanh niên, thanh niên tôn giáo, dân tộc, nữ thanh niên. Tiến hành tổng kết việc thực hiện chủ trương Nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến các đối tượng thanh niên ở từng lĩnh vực. Có biện pháp thông tin để nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, nhận thức pháp luật của thanh niên; nghiên cứu các luận cứ để tìm ra các giải pháp đối với những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với thanh niên. Tiến hành triển khai các kết quả đã nghiên cứu để tham mưu cho Đảng ủy và Ban chấp hành Đoàn TNCS thành phố Đà Nẵng ban hành các quy định và hoạch định chương trình hành động, kế hoạch công tác thanh niên đồng thời áp dụng vào thực tiễn phong trào thanh niên trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ Đoàn, cán bộ Hội, anh chị phụ trách thiếu nhi để hình thành được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, đủ sức chỉ đạo phong trào, đồng thời tạo nguồn cung cấp cán bộ trẻ cho Đảng và chính quyền. Mặt khác tính đặc thù của cán bộ Đoàn thanh niên là chu chuyển rất nhanh, vì vậy cần chủ động tiến hành quy hoạch đội ngũ cán bộ để đào tạo theo hướng dựa trên nền kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn đã có của cán bộ tập trung bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ thanh vận là chính, giảm bớt tình trạng đưa cán bộ đi học nghiệp vụ khác ít liên quan đến công tác thanh thiếu niên. Việc trẻ hóa và quy hoạch đào tạo cán bộ phải coi trọng và xem xét cán bộ trưởng thành từ cơ sở, trải qua thực tiễn phong trào thanh thiếu niên để lựa chọn đào tạo và đề bạt.

- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kinh phí cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Trước hết đưa vào quy hoạch, đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở, các trung tâm họat động phục vụ thanh thiếu niên đã có như nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, trung tâm dạy nghề, khu vui chơi, thể dục thể thao, các tụ điểm văn hóa, bảo tàng, thư viện, công viên. Đặc biệt là trong quá trình phổ biến GDYTPL cần thiết phải có sự hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho những chiến dịch ra quân, tập hợp thanh niên, các phong trào lớn mang tầm phổ quát rộng rãi...

- Đẩy mạnh hai phong trào: “Xung kích xây dựng môi trường văn minh đô thị” và “Xung kích bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”.

Đoàn các cấp và đàn viên thanh niên tích cực thực hiện chương trình thành phố “5 không, 3 có”; tham giangăn ngừa tình trạng lang thang xin ăn biến tướng; xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, ý thức bảo vệ môi trường của thanh niên; nghiên cứu xây dựng tiêu chí thanh niên văn hóa, văn minh đô thị; xây dựng văn hóa học đường, văn minh công sở. Xây dựng và triển khai có hiệu quả đề án “Thanh niên thành phố 5 không” với các mục tiêu: Không có hộ thanh niên nghèo; không có học sinh sinh viên bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn; thanh niên Đà Nẵng không tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép các chất ma túy; không có thanh niên Đà Nẵng lang thang xin ăn; không có thanh niên Đà Nẵng giết người để cướp của. Triển khai rộng rãi trong đoàn viên thanh thiếu nhi thành phố cuộc vận động “biết chào hỏi, biết tươi cười, biết cảm ơn, biết xin lỗi” trong hành vi ứng xử của thanh niên. Cổ vũ, động viên, khuyến khích thanh niên nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và phổ biến các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại; đưa thanh niên đến gần các loại hình văn nghệ dân tộc và hiện đại lành mạnh, bổ ích. Đoàn các cấp tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho Đoàn viên thanh niên. Phát huy vai trò xung kích, gương mẫu của thanh niên lực lượng vũ trang thành phố trong thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức tốt trong thanh niên quân đội phong trào “Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; trong thanh niên công an phong trào “Học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy - Xung kích, sáng tạo, tình nguyện, lập công vì an ninh Tổ quốc”. Triển khai tốt công tác động viên thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự hàng năm. Thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” thiết thực, hiệu quả hơn. Tiếp tục tham gia tích cực việc thực hiện 2 mục tiêu của thành phố 5 không: “không có người nghiện ma túy tại cộng đồng, không có giết người để cướp của”. Phát huy vai trò của chi Đoàn khu phố, thôn, Đoàn phường, xã tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tiếp tục thành lập và duy trì hoạt động các tổ, đội thanh niên xung kích, đội công tác xã hội tình nguyện, hoạt động của các Câu lạc bộ tuổi trẻ phòng chống tội phạm, câu lạc bộ sau cai.... Thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch 03

giữa Đoàn Thanh niên và Ngành Công an về tăng cường phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên.

Kết luận chương 2

Đà Nẵng là một đô thị trẻ và có tốc độ phát triển thuộc loại nhanh nhất cả nước. Hơn 25 năm đổi mới và phát triển, thành phố Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó xứng đáng với sự kỳ vọng của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân thành phố Đà Nẵng nói riêng, xứng đáng với vị trí là thành phố trung tâm của dải đất hẹp miền Trung.

Thành phố Đà Nẵng đã và đang mang lại một môi trường sống hiện đại, một tư duy mới mẻ, văn minh, đáp ứng với nhu cầu học tập, lao động và giải trí ngày càng cao của thanh niên, tác động tiêu cực tới nhận thức, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ mà ở đây chính là nhận thức và việc chấp hành pháp luật trong thanh niên. Vấn đề đặt ra ở đây là từ thực trạng việc ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên thành phố Đà Nẵng đặt ra yêu cầu phải có sự tăng cường bồi dưỡng YTPL cho đối tượng này. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có sự quan tâm của hệ thống chính trị các cấp ở địa phương,

đặc biệt là vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Đà Nẵng trong việc định hướng, đồng hành và dẫn dắt thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp. Đồng thời phải có sự kết hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường – xã hội và sự nỗ lực của từng cá nhân thanh niên.

Trong việc bồi dưỡng ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật của thanh niên cần chú ý tới biện pháp cơ bản như việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách pháp luật về thanh niên, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát triển và giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của thanh niên. Tăng cường đổi mới giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên và xu hướng kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho thanh niên, đồng thời chú trọng đổi mới, tăng cường các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong tình hình mới.

KẾT LUẬN

Bồi dưỡng ý thức pháp luật của thanh niên đang trở thành một nhu cầu cấp bách hiện nay và là yêu cầu khách quan phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng; phù hợp với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật, tăng cường pháp chế. Bồi dưỡng để nâng cao ý thức pháp luật của thanh niên sẽ góp phần quan trọng để thực hiện “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật”; mọi người “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Hiê ̣n nay, thành phố Đà Nẵng đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào quá trình xây dư ̣ng Nhà nước pháp quyền xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam và hô ̣i nhâ ̣p quốc tế. Những biến đổi của tình hình trong nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng với bối cảnh quốc tế biến động và phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức có tác động mạnh mẽ đến thanh niên.

Thanh niên Đà Nẵng đang có những biến đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư tưởng chính trị, tâm lý, lối sống v.v... Những biến đổi này diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những yếu tố tích cực cơ bản còn có là những hạn chế nhất định, nhất là về ý thức pháp luật.

Trong những năm gần đây, đối tượng phạm pháp trong thanh niên có chiều hướng ngày càng tăng. Số lượng thanh niên vi phạm pháp luật ở Đà Nẵng vẫn chiếm tỷ lệ cao so với các lứa tuổi khác và có chiều hướng gia tăng…Vì vậy, cần có những chính sách, giải pháp thích hợp để tạo điều kiện cho thanh niên nhận thức và hành động phù hợp với các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta.

Từ thực trạng việc nhận thức và chấp hành pháp luật của thanh niên, luận văn đã nêu các giải pháp chủ yếu nhằm bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

Việc giáo dục bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của xã hội, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng và gia đình cho công tác quan trọng này, trong đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định thắng lợi của công tác thanh niên nói chung, trong đó có việc nâng cao ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên nói riêng; xây dựng, củng cố mối quan hê ̣ thường xuyên, bền chă ̣t giữa gia đình, nhà trường và xã hô ̣i trong viê ̣c nâng cao ý thức pháp luâ ̣t của thanh niên; xây dựng và thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội cho sự hình thành ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên; xây dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển của thanh, thiếu niên; thực hiện chính sách và chế độ đối với thanh, thiếu niên; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh niên nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành, phát triển của thanh niên; tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên theo hướng kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho họ; phát huy vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tổ chức phong trào thanh niên chấp hành pháp luật.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần bồi dưỡng ý thức pháp luật của thanh niên nói chung và thanh niên Đà Nẵng nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố Đà Nẵng và góp phần vào sự nghiệp đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Đức Tuấn (1995), “Tổng thuật cơ sở lý luận và thực

tiễn trong việc tuyên truyền pháp luật”, Thông tin pháp lý, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Vụ phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp (1997), Một số vấn đề về phổ biến

giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

3. TS. Hà Chuyên (2002), Động lực phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của Việt

Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. C. Mác, Ph.Ăngghen (1969), Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. C.Mác và P.Ăngghen (1987), Tuyển tập, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Tuyển tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. C.Mác và Ph. Ăngghen (2002), Tuyển tập, tập XVI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 89 - 100)