Các giải pháp chủ yếu bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên Thành phố Đà Nẵng gia

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.Các giải pháp chủ yếu bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên Thành phố Đà Nẵng gia

2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dư ̣ng, hoàn thiê ̣n hê ̣ thống pháp luâ ̣t và chính sách đối với thanh, thiếu niên để tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành, phát triển ý thức pháp luật của thanh niên

Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:

Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân...Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân [11, tr.90-92].

Với mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng một hệ thống chính sách pháp luật bên cạnh hệ thống pháp luật để thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc sử dụng pháp luật để quản lý xã hội.

Chính sách pháp luật được hiểu là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc sử dụng pháp luật với tính cách là công cụ quan trọng để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Chính sách pháp luật vừa mục tiêu vừa là cơ sở, là điều kiện cho việc xây dựng và phát triển pháp luật. Đồng thời, nó cũng là nguyên tắc, phương hướng của việc áp dụng pháp luật và hình thành YTPL cho mọi người dân [23, tr.20]. Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước ban hành[23, tr.21]. Chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật là một bộ phận của đời sống pháp luật nên nó là đối tượng được phản ánh, được nhận thức và trở thành YTPL của con người do đó giữa hai bộ phận này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, đồng thời chúng là tiền đề cho việc hình thành YTPL của con người. Sự tác động của hai yếu tố này lên quá trình hình thành YTPL theo những xu hướng khác nhau: nếu chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật ra đời nhằm bảo vệ con người và mang lại lợi ích cho cơn người thì sẽ được họ tiếp nhận môt cách tự nguyện, nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao YTPL của thanh niên. Ngược lại, nếu chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật phản khoa học, nhân văn nhằm chống lại lợi ích và hạnh phúc của con người thì sẽ bị con

người xa lánh, căm ghét, tìm cách luồn lách hoặc luôn vi phạm pháp luật, tác động tiêu cực tới tình cảm, thái độ đối với pháp luật.

Do đó, nhằm mục đích nâng cao YTPL cho thanh niên thành phố Đà Nẵng thì trước hết vai trò của các cấp ủy Đảng chính quyền phải luôn luôn tăng cường, hoàn thiện chất lượng các chính sách pháp luật và hệ thông pháp luật về thanh niên trên cơ sở phát huy dân chủ, thu hút sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đông đảo các thành phần thanh niên trên địa bàn thành phố. Với những đòi hỏi được đặt ra:

- Chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, phản ánh nhiều nhất nhu cầu và lợi ích của thanh niên trên các địa bàn khác nhau.

- Chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật phải xuất phát từ mục tiêu vì con người

- Chính sách pháp luật phải quán xuyến được nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống pháp luật. Hệ thống pháp luật phải đảm bảo tính khoa học, tính toàn diện, tính đồng bộ và cân đối. Các quy phạm pháp luật phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện.

- Chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật phải thích ứng với sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là truyền thống của dân tộc. Đồng thời, phải phù hợp với thông lệ quốc tế và kế thừa giá trị pháp luật tiến bộ trên thế giới.

Môi trường pháp lý thuận lợi được hiểu theo ý nghĩa, về phía Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, văn bản pháp quy đồng bộ, phù hợp và kịp thời nhằm định hướng, điều chính quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật của thanh, thiếu niên. Trước hết, đó là sự đảm bảo về mặt pháp luật để nhân dân nói chung và thanh, thiếu niên nói riêng được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát những công việc, những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chính họ và đối với công việc chung của đất nước, của xã hội.

Nghiên cứu soạn thảo một số văn bản pháp luâ ̣t mới đồng thời với việc chỉ đạo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở các cấp trong quá trình xây dựng những

chính sách, chương trình, đề án của Nhà nước cần có sự lồng ghép đến đối tượng thanh niên, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thanh niên phát triển toàn diện, tạo điều kiện cho thanh niên cống hiến, trưởng thành. Mở rô ̣ng đối tượng điều chỉnh của pháp luâ ̣t cho các đối tượng thanh thiếu niên đă ̣c thù vùng huyện lị, vùng ngoại thành; nhóm thanh thiếu niên yếu thế trong cơ hội phát triển (thanh niên khuyết tật, tàn tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo) hoặc là có tính tiên tiến, tích cực, có khả năng cống hiến (thanh niên xung phong, thanh niên có tài năng… cần quy định thêm một số chính sách nhằm để hỗ trợ cho nhóm yếu thế này và phát huy nhóm thanh niên tích cực, tạo cơ hội bình đẳng về phát triển cho mọi đối tượng thanh niên.

Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; kịp thời cụ thể hóa các chế định pháp luật phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của lứa tuổi thanh niên, làm cơ sở chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các quyền của thanh niên. Bảo đảm cho thanh niên Đà Nẵng thực hiện đầy đủ quyền và bổn phận của mình… Nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiê ̣n hê ̣ thống pháp luâ ̣t về xử lý thanh niên vi pha ̣m pháp luâ ̣t hiê ̣n hành theo hướng quy đi ̣nh rõ hơn nữa quy trình xử lý hành chính và xử lý hình sự. Hoàn thiê ̣n hê ̣ thống pháp luâ ̣t hình sự đối với thanh niên pha ̣m tô ̣i.

2.2.2. Tăng cường giáo du ̣c pháp luâ ̣t, kết hợp giữa giáo du ̣c pháp luâ ̣t với giáo du ̣c đa ̣o đức và kỹ năng sống cho thanh niên

Giáo dục pháp luật có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng. Vai trò của giáo du ̣c pháp luật bắt nguồn từ giá trị xã hội của pháp luật, từ sự hiểu biết và thực hiện nghiêm túc của các chủ thể pháp luật. Nếu là pháp luật là công cụ rất quan trọng để Nhà nước quản lý đất nước, quản lý xã hội, là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì giáo dục pháp luật giúp cho Nhà nước và công dân biết sử dụng đúng đắn phương tiện đó. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật” [17, tr.135].

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật của một bộ phận thanh niên còn hết sức hạn chế. Trong thời gian qua, việc tuyên truyền pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện khác đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu nâng cao trình độ, ý thức pháp luật cho thanh niên thì những kết quả đó vẫn chưa tương xứng. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức pháp luật cho thanh niên theo yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay là vấn đề cấp thiết.

* Nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp

-Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động của Hội đồng, đặc biệt là giao nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong từng năm và cung cấp kinh phí đầy đủ, đảm bảo cho Hội đồng triển khai và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Số lượng các văn bản do Trung ương và địa phương ban hành quá nhiều, do vậy Hội đồng các cấp cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương tổ chức hoạt động thường xuyên để chuyển tải kịp thời các văn bản đến với thanh niên. Việc xây dựng tổ chuyên viên có đầy đủ năng lực về pháp luật để tham mưu cho Hội đồng và trực tiếp triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đặt ra là hết sức cần thiết.

* Tổ chức điều tra, khảo sát để biết được tình hình trong thực tế về trình độ hiểu biết pháp luật của thanh niên

Sự hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân khác nhau, sự hiểu biết đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nghề nghiệp, khu vực sống, trình độ văn hóa, giới tính... Vì vậy, khảo sát, điều tra thực trạng trình độ hiểu biết pháp luật căn cứ vào các yếu tố như vậy mới có thể xác định được nhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng thanh niên, từ đó đề ra cách thức, mức độ tuyên truyền như thế nào là phù hợp và nâng dần trình độ hiểu biết pháp luật của họ. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở thực tế để Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật các cấp lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp và đảm bảo đạt được kết quả cao.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiện nay rất rộng: thông tin về pháp luật, thông tin về thực hiện pháp luật, về tình hình phạm pháp... Đối tượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật là toàn bộ các thành phần thanh niên, trình độ hiểu biết pháp luật chưa cao và mục tiêu của tuyên truyền, phổ biến pháp luật là làm cho cá nhân thanh niên hiểu mình là ai, mình làm gì và làm như thế nào, thanh niên hiểu và nắm được các quy định của pháp luật để giải quyết công việc, để bảo vệ quyền lợi của mình trước các cơ quan Nhà nước. Do vậy nội dung tuyên truyền cần được giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản, càng dễ hiểu bao nhiêu càng tốt để tiếp cận được mọi đối tượng một cách hiệu quả, đặc biệt là các nội dung liên quan đến kiến thức pháp luật cơ bản, các khái niệm, các quy phạm pháp luật...

*Triển khai đồng bộ các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Hiện nay hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng rất đa dạng: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, toạn đàm; tuyên truyền thông qua công tác hoà giải ở cơ sở, qua công tác xét xử của Tòa án, qua tủ sách pháp luật, qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, qua các hội thi... Bên cạnh việc phát huy ngày càng hiệu quả các hình thức này, đối với các vùng ngoại ô, vùng huyện lỵ cần lựa chọn những hình thức thích hợp như: phát sách hướng dẫn thực hiện pháp luật; tổ chức tuyên truyền lưu động thường xuyên về pháp luật ở các tụ điểm dân cư; tăng cường các hình thức phát sóng đa dạng, liên tục, hấp dẫn trên hệ thống đài truyền thanh huyện và xã.... nhằm cung cấp cho người dân ở những vùng ven đô, những nơi mà phương tiện giao thông đi lại hạn chế. Trong đó, tập trung vào các quy định của pháp luật liên quan thiết thực đến quyền và lợi ích của người dân như: Một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật đất đai; Luật khiếu nại, tố cáo; Luật bình đẳng giới....

*Kết hợp hài hòa giữa việc giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng cuộc sống

Ý thức pháp luật và ý thức đạo đức là hai trong số những hình thái của ý thức xã hội cho nên giữa chúng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Bởi vì chúng

cùng phản ánh và chịu sự quy định của tồn tại xã hội, nhất là sự chi phối của chế độ kinh tế. Ý thức pháp luật và ý thức đạo đức đều cùng hướng vào việc điều chỉnh hành vi con người nên chúng chịu ảnh hưởng và hỗ trợ nhau rất lớn, một ý thức pháp luật đúng đắn chỉ nảy sinh và tồn tại trên nền tảng những giá trị đạo đức tốt và ngược lại. Do đó, trong thực tiễn hiện nay, khi mà xã hội bị chi phối mạnh mẽ của nền KTTT, thì những giá trị đạo đức đang dần biến đổi theo đồng nghĩa với việc ý thức pháp luật cũng thay đổi, chính vì sự chi phối mạnh mẽ này mà trước những tác động xấu của cơ chế mới, buộc việc kết hợp song song giữa giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cùng các kỹ năng xã hội là việc làm cần thiết để trang bị cho thanh niên những hành trang cần thiết trước ngưỡng cửa cuộc đời, điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời những tệ nạn ẩn chứa có nguy cơ bùng phát trong cuộc sống của thanh niên. Nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên về pháp luật theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền cơ bản của công dân; về sự cần thiết và quyền được biết thông tin pháp luật. Giáo dục pháp luật gắn tuyên truyền với giải thích, giúp họ nhận thức được tính hợp lý cũng như bản chất tiến bộ và nhân đạo của luật pháp của chúng ta, tạo cơ sở cho họ chủ động, tự do và tự giác trong mọi hoạt động. Điều này cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong công tác phổ biến GDPL. Đưa công tác phổ biến GDPL vào trường học để có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của thanh niên.

2.2.3 Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhthành phố trong việc tổ chức phong trào thanh niên chấp hành pháp luật của thành phố trong việc tổ chức phong trào thanh niên chấp hành pháp luật của Nhà nước

Với khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Đà Nẵng đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu đẹp và văn minh”. Tích cực chủ động việc đầu tư đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương thức giáo dục cho thanh thiếu niên. Bằng cách giáo dục qua các phong trào hành động thực tiễn, giáo dục qua hình mẫu, giáo dục qua công tác xây dựng Đoàn và bằng các phương tiện thông tin, Đoàn các cấp tập trung xây dựng hình mẫu thanh niên Đà Nẵng thời kỳ mới, đó là người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thanh niên “giàu lòng yêu nước, có tri thức và sức khỏe, có đạo đức trong sáng, có ý thức chấp hành pháp luật, có nếp sống văn minh đô thị, năng động sáng tạo, có phong cách thanh niên thành phố trẻ.”

Tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật và ý thức công dân cho thanh thiếu nhi, nhất là kiến thức về pháp luật, nâng cao năng lực tự đề kháng và tin thần đấu tranh của tuổi trẻ chống lại những hiện tượng suy thoái về đạo đức và lối sống. Củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của câu lạc

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên thành phố đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 83)