2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.3.2.3. Độc tính của Cadimi
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã xếp cadimi và hợp chất của nó vào nhóm 2A theo thứ tự sắp xếp về mức độ độc hại của các nguyên tố trong ngành y tế. Lượng cadimi đưa vào cơ thể hàng tuần cơ thể có thể chịu đựng được là 7µg/kg thể trọng.
Nhiễm độc cadimi gây nên chứng bệnh giòn xương, ở nồng độ cao, cadimi gây ra chứng đau thận, thiếu máu và phá hủy tủy xương.
Phần lớn cadimi thâm nhập vào cơ thể con người được giữ lại ở thận và được đào thải, còn một phần ít (khoảng 1%) được giữ lại trong thận, do cadimi liên kết với protein tạo thành metallotionein có ở trong thận. Phần còn lại được giữ lại trong cơ thể và dần dần được tích lũy cùng với tuổi tác.
Khi lượng cadimi được tích trữ lớn, nó có thể thế chỗ ion Zn2+ trong các enzim quan trọng và gây ra rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh rối loạn chức năng thận, thiếu máu, tăng huyết áp và phá hủy tủy sống, gây ra ung thư [1,35].
1.3.2.4. Độc tính của asen.
Asen được quy định là chất độc bảng A, tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới IARC đã sắp xếp asen vào nhóm các chất gây ung thư cho con người. Nhiễm độc asen gây ung thư da, làm tổn thương gan, gây bệnh dạ dày, bệnh ngoài da, bệnh tim mạch....
Asen xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường:
Đường tiêu hóa: Nhận được chủ yếu thông qua thực phẩm mà nhiều nhất là trong đồ ăn biển, động vật nhiễm thể, đặc biệt là động vật nhiễm thể. Hoặc do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, thuốc, nước uống có hàm lượng As cao...
Đường hô hấp: asen lắng đọng trong không khí gây tác hại trực tiếp cho con người qua đường hô hấp. Ngoài ra, asen còn thâm nhập vào cơ thể con người qua tiếp xúc với da. Asen ở các trạng thái tồn tại khác nhau thì cũng khác nhau về độc tính đối với sức khỏe con người. Hàm lượng asen 0,01 mg/kg có thể gây chết người. Các hợp chất As(III) có độc tính mạnh nhất ( thường gọi là thạnh tím). Khi xâm nhập vào cơ thể As(III) sẽ kết hợp với các nhóm –SH ở enzim trong người làm mất hoạt tính của chúng [1, 35].