2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.5.2. Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và đất đai của vùng trồng rau Đà
Lạt[65]
1.5.2.1. Vị trí địa lý.
Đà Lạt ở trong khoảng từ 11º52' -12º04' vĩ độ Bắc và 108º20' - 108º35' kinh độ Đông, được giới hạn bởi ngọn Langbian cao 2.167m ở phía bắc, dãy núi Voi cao 1.756m bao quanh phía tây và phía nam, ngọn Lap-Bé Nord cao 1.732m phía đông bắc và ngọn Dan-se-na cao 1.600m ở phía đông.
Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng. Nằm trên cao nguyên Lang Bian nên Đà Lạt có độ cao 1.520m so với mặt nước biển. Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Từ năm 1990 đến nay, dân số thành phố Đà Lạt tăng khá nhanh. Năm 2004 Đà Lạt có 188. 467 người với 96% là người Kinh. Trong đó, dân số sống ở khu vực thành thị là 88.94%, sống ở các khu vực nông thôn là 11.06%, mật độ dân số là 480 người/km2.
1.5.2.2. Đặc thù về khí hậu.
Do ở độ cao trung bình 1.520 m và được bao quanh bởi những dãy núi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Đà Lạt mang những nét riêng của vùng cao. Đà Lạt có được một khí hậu mát mẻ, dễ chịu của vùng ôn đới với nhiệt độ trung bình trong ngày thấp nhất là 15oC và cao nhất là 24oC. Mặc dù có hai mùa : mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa nắng từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau nhưng quanh năm Đà Lạt đều có nắng. Các điều kiện khí hậu này đã cho phép Đà Lạt sản xuất các loại rau củ, hoa, và các trái cây đặc sản và nhiều loại cây trồng á nhiệt đới
1.5.2.3. Đặc thù về đất đai.
Theo Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích đất tự nhiên của Tp Đà Lạt là 39.106 ha. Do rừng, đồi hoang chiếm với diện tích lớn nên đất dành cho nông nghiệp ở Đà Lạt không nhiều, chỉ khoảng 10.000 ha, chia ra đất chuyên nông nghiệp 5.300 ha, đất xen canh 4.678 ha. Ðất sản xuất nông nghiệp chia làm 2 nhóm chính: nhóm feralit vàng đỏ chiếm tỷ lệ cao, nhưng độ phì từ thấp đến trung bình, tuy nhiên lượng lân dễ tiêu và một số nguyên tố vi lượng thích hợp cho cây rau, hoa và cây ăn quả. Nhóm còn lại là feralit nâu đỏ trên đá bazan có độ phì cao hơn, thích hợp cho việc canh tác loại rau có củ.
Đất đại Đà Lạt được phong hóa từ nhiều nguồn khác nhau như đá macma, đá trầm tích, đá biến chất.. Các loại đất thường gặp ở Đà Lạt là: Đất feralit đỏ vàng (Fs), đất feralit vàng đỏ ( Fa), đất mùn vàng xám (Fha), đất feralit nâu vàng (Fha), đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Fk), đất feralit nâu tím phát triển trên đá biến chất (Ft), đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fj), đất phù sa (P), đất dốc tụ (Dt). Nhìn chung, độ phì nhiêu đất đai ở Đà Lạt tương đối khá, diện tích đất bị thoái hóa không đáng kể, tầng dầy đất khá sâu. Mặt hạn chế là đất có độ dốc lớn nên dễ bị rửa trôi và sói mòn trong mùa mưa. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng không cao[16].
1.6. Các phương pháp nghiên cứu.
1.6.1. Các phương pháp chung.
Công nghệ ngày càng phát triển, trong các ngành nghiên cứu rất có nhiều phương pháp phân tích hóa lí được ứng dụng trong nghiên cứu phân tích đất, ngoài các phương pháp cổ điển còn có các phương pháp hiện đại
như: Phương pháp khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS), phương pháp cực phổ, phương pháp phân tích kích hoạt notron, phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, phương pháp cực phổ chọn lọc ion, phương pháp quang kế ngọn lửa, phương pháp so màu quang điện. Đối với mỗi phương pháp chúng đều có ưu nhược điểm riêng. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chọn các phương pháp sau:
- Phương pháp cực phổ.
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
- Phương pháp quang phổ plasma ghép nối khối phổ (ICP – MS).
1.6.2. Phương pháp cực phổ[15].
1.6.2.1. Cở sở lý thuyết.
Phương pháp cực phổ là phương pháp phân tích điện hóa. Phương pháp này do một nhà bác học người Tiệp Khắc phát minh vào năm 1922.
*Nguyên tắc của phương pháp
Phương pháp cực phổ dựa trên việc nghiên cứu và sử dụng các đường dòng thế được ghi trong các điều kiện đặc biệt. Trong đó các chất điện phân có nồng độ khá nhỏ từ 10-3 đến n.10-6 M còn chất điện ly trơ có nồng độ lớn, gấp hơn 100 lần. Do đó, chất điện phân chỉ vận chuyển đến điện cực bằng con đường khuếch tán.
Điện cực làm việc (còn gọi là điện cực chỉ thị) là điện cực phân cực có bề mặt rất nhỏ, khoảng một vài mm2. Trong cực phổ cổ điển người ta dùng điện cực chỉ thị là điện cực giọt thủy ngân. Điện cực so sánh là điện cực không phân cực. Đầu tiên người ta dùng điện cực đáy thủy ngân có diện tích bề mặt tương đối lớn, sau đó thay bằng điện cực Calomen hay điện cực Ag/AgCl. Đặt vào điện cực làm việc điện thế một chiều biến thiên liên tục nhưng tương đối chậm để có thể coi là không đổi trong quá trình đo dòng I.
Cực phổ hiện đại bao gồm cực phổ sóng vuông, cực phổ xung và cực phổ xung vi phân đã đạt tới độ nhạy 10-5-5.10-7 M.
1.6.2.2. Phương pháp cực phổ.
*Ưu điểm của phương pháp
Trang thiết bị tương đối đơn giản, tốn ít hóa chất mà có thể phân tích nhanh với độ nhạy và độ chính xác khá cao. Trong nhiều trường hợp có thể xác định hỗn hợp các chất vô cơ và hữu cơ mà không cần tách riêng chúng ra. Do đó phương pháp này phù hợp để phân tích hàm lượng các chất trong mẫu sinh học.