2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.4.4.1. Dạng tồn tại của Asen trong đất
Các dạng tồn tại của Asen trong môi trường là vấn đề đáng quan tâm bởi vì có sự khác nhau về mức độ độc giữa chúng. Trong môi trường Asen tồn tại chủ yếu ở các dạng: Arsenite As(III), arsenate As(V), Arsenious acids (H3AsO3; H2AsO3-; HAsO32-) arsenic acids (H3AsO4; H2AsO4- ; HAsO42-), Ddimethylarrsinate (DMA), mônmethylarsonate (MMA), arseobetaine (AB) và arsenocholine (AC).
As trong nước ngầm thường tập trung cao trong kiểu nước bicarbonat như bicarbonat Cl, Na, B, Si. Nước ngầm trong những vùng trầm tích núi lửa, một số khu vực quặng hóa nguồn gốc nhiệt dịch, mỏ dầu-khí, mỏ than, …thường giàu As.
1.4.4.2. Ảnh hưởng sinh lý của As.
Về mặt sinh học, As là một chất độc có thể gây một số bệnh trong đó có ung thư da và phổi, bàng quang, ruột (Đỗ Mai Ái và cs [1], Willam Hartly và cs,2005 [63]). Mặt khác As có vai trò trong trao đổi nuclein, tổng hợp protit và hemoglobin. As ảnh hưởng đến thực vật như một chất cản trao
đổi chất, làm giảm mạnh năng suất, đặc biệt trong môi trường thiếu photpho. Trong môi trường sinh thái, các dạng hợp chất As hóa trị (III) có độc tính cao hơn dạng hóa trị (V), tuy nhiên trong cơ thể As(V) có thể bị khử về As(III) ( Vũ Hữu Yêm, 2005 [39]).
Thông thường Arsen đi vào cơ thể con người trong một ngày đêm thông qua chuỗi thức ăn khoảng 1mg và được hấp thụ vào cơ thể qua đường dạ dày nhưng cũng dễ bị thải ra. Hàm lượng As trong cơ thể người khoảng 0.08-0.2 ppm, tổng lượng As có trong người bình thường khoảng 1,4 mg. As tập trung trong gan, thận, hồng cầu, homoglobin và đặc biệt tập trung trong não, xương, da, phổi, tóc.
Sự nhiễm độc As có thể phân loại thành các dạng nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc mãn tính với các biểu hiện:
• Nhiễm độc As cấp tính : khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, bí tiểu và có thể tử vong .
• Nhiễm độc As mãn tính: xuất hiện các đốm sẫm màu trên thân thể hay ở đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc sừng hóa da, có thể gây đến hoại tử, rụng dần từng đốt ngón chân... cuối cùng sẽ có thể dẫn đến ung thư, đột biến gen và tử vong.
1.5. Khái quát về thổ nhưỡng Đà Lạt.
1.5.1. Sơ lược về lịch sử xây dựng và phát triển của nghề trồng rau Đà Lạt[65]
Đà Lạt ở phía đông bắc tỉnh Lâm Đồng, không có đường địa giới hành chính chung với các tỉnh lân cận, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáp huyện Đức Trọng.
Đà Lạt không chỉ là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam mà là vùng trồng rau nổi tiếng của cả nước.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của độ cao nên Đà Lạt có nền khí hậu của vùng ôn đới. Mặc dù với diện tích không lớn (42,400 ha) nhưng được ưu đãi bởi thiên nhiên, nhờ có đặc điểm khí hậu của vùng ôn đới mà Đà Lạt có thể sản xuất được những loại rau quả ôn đới quanh năm.
Hình 1.1: Bản đồ phân bố diện tích canh tác rau các loại tại các phường xã thành phố Đà Lạt
Nghề trồng rau ở Đà Lạt đã có từ lâu và phát triển mạnh trong những năm cuối của thập kỷ 30. Những loại rau cao cấp hiện nay như bó xôi (spinach), xà lách, khoai tây hồng, lơ xanh, trắng, cải bắp xú.. đã đi vào các bữa ăn thông thường không chỉ của người dân Đà Lạt mà còn cư dân của thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và cả các nước lân cận.
Nói đến rau Đà Lạt là nói đến huyện Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt, tổng sản lượng rau của 3 vùng là này khoảng 250.000 tấn, chiếm 30% rau quả cả nước.